Sa tế dùng chế biến những món ăn nào? Cách bảo quản sa tế vài tháng không bị mốc, hỏng
Có nhiều loại sa tế phổ biến được sử dụng trong nấu ăn, mỗi loại mang đến hương vị thơm ngon, cay nồng đặc trưng, phù hợp cho các món ăn khác nhau từ nướng, lẩu, xào đến pha chế nước chấm,... Dưới đây là cách làm cũng như bảo quản sa tế tại nhà đơn giản nhất mà bạn có thể tham khảo.
Sự phong phú và đa dạng của các loại gia vị mang đến cho những món ăn hàng ngày hương vị thơm ngon, hấp dẫn và trông bắt mắt hơn. Nếu thường xuyên chế biến các món nướng hay món ăn có vị cay nồng thì sa tế là gia vị không thể thiếu trong căn bếp của gia đình bạn. Tuy nhiên, chưa chắc bạn đã biết được nguồn gốc của sa tế, những loại sa tế phổ biến cũng như cách bảo quản nguyên liệu này tại nhà.
Cùng FPT Shop tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc của sa tế
Sa tế là một loại gia vị kết hợp các nguyên liệu chính bao gồm ớt, tỏi, sả, dầu ăn và một số loại gia vị khác. Sa tế thường có màu đỏ cam với váng dầu bên trên, có mùi thơm đặc trưng và vị cay nhẹ đến cay nồng. Sa tế có thể được sử dụng như một loại gia vị để tẩm ướp các món nướng, chiên, chế biến các món xào, lẩu, hoặc dùng làm nước chấm, làm kích thích vị giác của người thưởng thức.
Nói về nguồn gốc của sa tế thì loại gia vị này bắt nguồn từ ẩm thực Trung Hoa và Ấn Độ, sau đó dần trở nên phổ biến tại nhiều nước châu Á khác, trong đó có Việt Nam. Ở mỗi quốc gia, sa tế được biến tấu chế biến theo cách khác nhau với hương vị đặc trưng riêng để phù hợp với khẩu vị địa phương.
Các loại sa tế được sử dụng phổ biến nhất
Có nhiều loại sa tế tùy thuộc vào thành phần và cách chế biến, được sử dụng ở các quốc gia khác nhau:
- Sa tế ớt: Đây là loại sa tế phổ biến nhất được làm từ ớt khô và dầu ăn, có vị cay nồng và được sử dụng nhiều trong các món lẩu và nướng.
- Sa tế sả/sa tế hành tỏi: Sả và hành tỏi cũng được sử dụng để làm loại sa tế đặc trưng có vị ít cay hơn, phù hợp cho các món ăn cần hương thơm đặc trưng của sả.
- Sa tế tôm: Loại sa tế này được biến tấu một chút từ sa tế sả với nguyên liệu đặc biệt là tôm khô, có mùi thơm đậm đà và vị ngọt tự nhiên từ tôm.
- Sa tế Thái: Ở Thái Lan, sa tế thường có vị tomyum đặc trưng với nguyên liệu chính là ớt, sả, riềng, tôm khô, thêm me, mắm tôm, lá chanh,…
- Sa tế Trung Quốc: Đặc trưng của sa tế Trung Hoa là các loại gia vị, thảo mộc như hoa hồi, thảo quả, quế, đinh hương, nguyệt quế,… Chính vì vậy có mùi thơm rất đặc biệt và dễ nhận biết.
Bạn có thể tham khảo một số cách làm sa tế đã được FPT Shop hướng dẫn chi tiết để trổ tài tự sáng tạo loại gia vị này tại nhà.
Sa tế dùng chế biến những món ăn nào?
Món lẩu
Sa tế là gia vị không thể thiếu cho các món lẩu cay như lẩu Thái, lẩu Tứ Xuyên,… Không chỉ tăng thêm vị cay tê, kích thích vị giác mà sa tế còn giúp cho nồi lẩu trông hấp dẫn hơn.
Món nướng
Chế biến các món nướng sử dụng sa tế trong quá trình ướp nguyên liệu giúp cho món ăn có hương vị đậm đà, cay nồng và màu sắc bắt mắt hơn. Màu đỏ cam cùng lớp dầu ớt như một lớp “áo” khiến cho sườn nướng, cá nướng, tôm, mực nướng,… bóng bẩy và ngon mắt.
Món xào
Sa tế cũng có thể được dùng trong các món xào để tăng thêm vị cay, đậm và tạo màu cho món ăn. Bạn hãy thêm một thìa cà phê sa tế vào bò xào, dê xào hay mực xào, thậm chí là rau xào, đảm bảo sẽ hấp dẫn hơn nhiều đấy!
Nước sốt, nước chấm
Ngoài ra, nhiều người còn thích thêm sa tế cay tê thơm nồng nàn vào các loại nước chấm bánh tráng cuốn hay chấm hải sản, chấm món nướng.
Hướng dẫn bảo quản sa tế để lâu không mốc, hỏng
Sa tế là loại gia vị khá dễ bị oxy hóa, nếu sử dụng sản phẩm kém chất lượng hoặc bảo quản không đúng cách. Khi đó, nguyên liệu này nhanh chóng bị mốc, có mùi hôi dầu khó chịu và hương vị không còn ngon như ban đầu, thậm chí dễ dẫn đến các vấn đề về sức khỏe nếu chẳng may sử dụng.
Cách bảo quản sa tế tại nhà để được lâu, giữ hương vị thơm ngon trong thời gian dài như sau:
- Sử dụng hũ đựng sạch, kín: Bảo quản sa tế trong hũ thủy tinh có nắp kín, đã được rửa sạch và tiệt trùng qua nước sôi, lau khô ráo.
- Tránh nhiệt độ cao: Đặt hũ sa tế ở nơi tránh ánh nắng mặt trời hay gần nhiệt cao như lò vi sóng, bếp điện,…
- Bảo quản trong tủ lạnh: Để sa tế có thể giữ hương vị thơm ngon dùng được trong 1 – 2 tháng, bạn hãy bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, ở vị trí lạnh sâu. Dùng thìa sạch khuấy đều và lấy sa tế mỗi lần dùng, đậy nắp ngay sau khi lấy.
Tạm kết
Bạn hoàn toàn có thể tự làm các loại sa tế ớt, sa tế sả, sa tế tôm,… tại nhà, chỉ cần lưu ý những điều trên khi bảo quản để luôn có một hũ sa tế ngon miệng, sử dụng để chế biến các món ăn yêu thích.
Vào bếp với các món nướng sa tế, không thể thiếu một chiếc nồi chiên không dầu đa năng, vừa tiện lợi, sạch sẽ vừa tiết kiệm thời gian.
Mời bạn tham khảo các sản phẩm nồi chiên không dầu chính hãng đang kinh doanh tại FPT Shop:
Xem thêm: