/chong_trao_khi_nau_chao_1669d33352.jpg)
/qewe_3e81233f10.png)
/qewe_3e81233f10.png)
Mẹo chống trào khi nấu cháo giúp cháo mềm mịn, thơm ngon hơn, không dính nồi
Chống trào khi nấu cháo là một trong những kỹ năng cần thiết mà bất kỳ người nội trợ nào cũng cần nắm vững. Không chỉ giúp giữ gìn vệ sinh nhà bếp, mẹo chống trào khi nấu cháo còn giúp bạn nấu được những nồi cháo ngon, đặc sánh đúng điệu. Xem chi tiết hơn qua bài viết dưới đây của FPT Shop nhé!
Cháo là món ăn bổ dưỡng, dễ tiêu hóa, phù hợp cho nhiều đối tượng, từ trẻ nhỏ đến người già. Tuy nhiên, việc nấu cháo không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Nồi cháo trào ra bếp không chỉ gây mất vệ sinh, tốn công sức dọn dẹp mà còn làm hao hụt chất dinh dưỡng của món ăn. Vậy làm thế nào để chống trào khi nấu cháo? Nếu bạn cũng đang băn khoăn về vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của FPT Shop nhé!
Nguyên nhân khi nấu cháo dễ bị trào ra ngoài
Cháo dễ trào ra ngoài khi sôi vì cháo được nấu từ gạo, mà theo hóa học, gạo chứa tinh bột không tan trong nước lạnh. Khi gặp nước nóng, tinh bột tan ra nhiều hơn và tạo thành dung dịch keo gọi là hồ tinh bột. Khi cháo sôi, hơi nước bốc lên nhưng do bị lớp keo tinh bột ngăn lại, hơi nước không thể thoát ra dễ dàng. Áp lực từ hơi nước này sẽ đẩy lớp hồ tinh bột lên cao và nếu nhiệt độ sôi càng mạnh, lớp hồ tinh bột sẽ bị đẩy lên và trào ra ngoài nắp nồi, dẫn đến tình trạng cháo trào ra ngoài.

Mẹo chống trào khi nấu cháo
Dưới đây là một số mẹo đơn giản giúp bạn chống trào khi nấu cháo:
Đặt đũa hoặc thìa gỗ lên miệng nồi cháo
Để chống trào khi nấu cháo, một mẹo đơn giản mà bạn có thể áp dụng là đặt đũa hoặc thìa gỗ lên miệng nồi. Theo kinh nghiệm dân gian, khi nấu cháo, bạn có thể mở vung nồi và đặt đôi đũa hoặc thìa gỗ ngang miệng nồi giúp chống trào bọt ra ngoài.
Lý do là khi nhiệt độ càng cao, bọt nước (màng bong bóng cháo) càng thoát ra nhiều và nổi lên bề mặt nồi. Nếu nấu cháo lâu, bọt nước sẽ tích tụ và có thể gây trào. Khi dùng thìa hoặc đũa gỗ, chúng không hấp thu nước, do đó bọt không thể bám vào và sẽ dễ vỡ ra. Hơn nữa, nhiệt độ của thìa gỗ thấp hơn 100 độ C, giúp làm ngưng tụ bọt nước và chuyển chúng thành chất lỏng, ngăn chặn hiện tượng trào. Cần chú ý không dùng thìa hoặc muỗng kim loại vì chúng dẫn nhiệt nhanh, khiến bọt nước dễ trào ra ngoài hơn.

Cho chút dầu vừng vào nồi cháo
Một mẹo đơn giản để chống trào khi nấu cháo là cho một chút dầu vừng vào nồi cháo. Theo cuốn ''Sách 800 mẹo vặt trong cuộc sống hàng ngày'' của Nhà xuất bản Thanh niên 2000, việc cho vài giọt dầu vừng vào nồi cháo và hạ lửa nhỏ khi cháo sôi có thể giúp cháo không bị trào ra ngoài.
Giải thích từ góc độ vật lý, dầu vừng có khối lượng riêng và sức căng bề mặt thấp hơn nước. Hơn nữa, do tính kỵ nhau giữa dầu và nước (nước là phân tử phân cực, còn dầu có cấu trúc phân tử không phân cực), dầu vừng không hòa tan vào nước mà tạo thành một lớp dầu nổi lên trên bề mặt cháo. Lớp dầu này sẽ hạn chế bọt khí trong cháo nổi lên, từ đó ngăn chặn tình trạng cháo trào ra ngoài khi sôi.

Cho gạo vào nấu từ lúc nước ấm
Một mẹo hay để chống trào khi nấu cháo là cho gạo vào nấu từ lúc nước ấm. Đầu tiên, bạn nên đãi sạch gạo và đun nồi nước ở nhiệt độ khoảng 50 - 60 độ C, sau đó mới cho gạo vào. Khi nấu cháo, nhớ mở vung và để lửa nhỏ. Cách này sẽ giúp hạn chế cháo trào ra ngoài khi sôi.
Tục ngữ xưa có câu: "Cơm sôi nhỏ lửa thì ngon. Cháo sôi to lửa thì còn nồi không", nhấn mạnh tầm quan trọng của việc điều chỉnh nhiệt độ khi nấu. Theo tác giả Alice Waters trong cuốn ''Mặn béo chua nóng'', nước sủi tăm nhẹ nhàng hơn nước sôi, hạn chế chèn ép thức ăn quá mức, tránh làm vỡ vụn các thành phần trong món ăn. Nguồn nhiệt thấp giúp hạt gạo từ từ mềm và nở ra, tinh bột sẽ hấp thu chất lỏng để cháo nhanh chóng trở nên mềm nhừ, không bị trào ra ngoài.
Nấu cháo bằng nồi cơm điện
Nấu cháo bằng nồi cơm điện là một phương pháp nhanh chóng và tiện lợi, rất được các bà nội trợ hiện đại ưa chuộng. Để nấu cháo, bạn chỉ cần vo gạo sạch, ngâm gạo tối thiểu 30 phút rồi cho vào nồi cơm điện, thêm nước ấm khoảng 40 - 50 độ C cùng các nguyên liệu nấu kèm như sườn hoặc móng giò, rồi đậy nắp nồi lại, bật nút "Cook" để nấu cháo.
Khi nước trong nồi sôi (sau khoảng 15 - 20 phút), bạn chuyển sang chế độ giữ ấm "Warm". Đậy kín nồi và ủ trong khoảng 30 - 45 phút, cháo sẽ trở nên mềm nhừ, thơm ngon như mong muốn mà không cần phải canh lửa hay lo ngại cháo bị trào ra ngoài.

Thêm một chút muối vào từ đầu
Một mẹo nhỏ nhưng hiệu quả giúp chống trào khi nấu cháo là thêm một chút muối vào từ đầu. Cách này không chỉ giúp kiểm soát nhiệt độ sôi của nước mà còn hạn chế hiện tượng bọt cháo sủi lên quá cao, giúp cháo không bị trào ra ngoài. Muối còn có tác dụng làm suy yếu phân tử pectin trong ngũ cốc, giúp gạo nhanh mềm nhừ hơn, rút ngắn thời gian nấu cháo.
Dùng cơm nguội để nấu cháo
Dùng cơm nguội để nấu cháo là một mẹo tiện lợi giúp bạn tiết kiệm thời gian và công sức. Cơm nguội khi nấu cháo sẽ giúp cháo nhanh nhừ mà không lo bị trào khi sôi. Quá trình nấu cháo bằng cơm nguội cũng đơn giản hơn rất nhiều so với việc nấu cháo từ gạo, vì cơm đã nấu chín sẵn, bạn chỉ cần thêm nước và nguyên liệu kèm theo.
Nếu bạn lo lắng cháo bị cháy dưới đáy nồi khi dùng cơm nguội, một mẹo nhỏ là dùng nước lạnh tráng qua cơm trước khi nấu. Cách này giúp hạt cơm tơi hơn và giảm khả năng bị cháy, đồng thời giúp cháo có độ mềm mịn hơn.

Lời kết
Với những mẹo đơn giản mà hiệu quả mà FPT Shop vừa chia sẻ như đặt đũa gỗ lên miệng nồi, thêm dầu vừng, cho gạo vào khi nước ấm, nấu bằng nồi cơm điện hay sử dụng cơm nguội, bạn sẽ dễ dàng hạn chế tình trạng cháo trào khi nấu. Những mẹo chống trào khi nấu cháo này không chỉ giúp bạn giữ gìn vệ sinh nhà bếp mà còn mang lại những nồi cháo thơm ngon, mềm mịn hơn.
Và nếu bạn đang muốn tìm mua chiếc nồi nấu cơm điện để nấu cháo nhanh chóng và tiện lợi thì đừng quên liên hệ ngay với FPT Shop để hỗ trợ chi tiết, giúp bạn nhanh chóng lựa chọn được mẫu nồi ưng ý nhé.
Xem thêm: