Camera IP là gì? Đánh giá ưu nhược điểm và có nên mua camera IP không?
Hiểu đơn giản thì camera IP là một loại camera được điều khiển và sử dụng từ xa qua mạng và có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong. Camera IP được thương mại hóa lần đầu bởi hãng Axis Communications vào năm 1996.
Camera IP là gì?
Camera IP (còn gọi là Camera wifi) là một loại camera được điều khiển và sử dụng từ xa qua mạng internet và có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong. Mỗi camera được có một địa chỉ IP có thể hoạt động độc lập hoặc kết hợp thành một hệ thống mà không bị giới hạn về số lượng camera.
"IP" là viết tắt của Internet Protocol, một giao thức truyền dữ liệu qua mạng. Một camera IP (hoặc network camera) là một máy ảnh được cắm trực tiếp vào mạng của bạn thông qua router và nó cũng không phụ thuộc vào một máy tính để làm việc. Dữ liệu từ camera IP được truyền qua mạng để bạn có thể quan sát mọi thứ từ xa.
Xem thêm: RTSP là gì? Tìm hiểu cách giao thức RTSP hoạt động trên camera an ninh
Cách hoạt động của camera IP
Thay vì truyền video qua cáp tới màn hình hoặc DVR, camera IP truyền video kỹ thuật số qua các kết nối như ethernet, USB, WiFi... Các phần cứng cần thiết để truyền dữ liệu hình ảnh qua mạng đều được tích hợp sẵn bên trong camera IP. Tùy thuộc từng mẫu, chúng có thể kết nối với thiết bị khác trên mạng để lưu trữ hoặc phát trực tuyến video đã quay lên internet.
Một camera IP cũng có khả năng quay video như bất kỳ máy ảnh kỹ thuật số nào. Điều làm cho loại thiết bị này đặc biệt hơn là khả năng nén dữ liệu và truyền chúng qua mạng. Do đó, điều duy nhất mà bạn cần để sử dụng camera IP chính là một hệ thống mạng (nội bộ hoặc Internet).
Nếu sử dụng nhiều hơn một camera IP, bạn vẫn có thể theo dõi toàn bộ chúng dễ dàng vì mỗi camera đều có giao diện điều khiển cũng như phương thức lưu trữ riêng được tích hợp sẵn. Trong trường hợp này, bạn cũng nên sử dụng NVR (Network Video Recorder hay còn được gọi là đầu ghi hình camera IP) để quản lý tập trung tất cả các camera hiện có.
NVR là một chương trình có thể lưu trữ video từ các camera IP và cho phép xem nhiều camera cùng một lúc. Tương tự như DVR (Digital Video Recorder), NVR sẽ mã hóa và lưu trữ video của tất cả camera IP để cho phép bạn xem mọi thứ từ xa. Phần mềm NVR có thể được cài đặt trên thiết bị chuyên dụng hoặc máy tính.
Xem thêm: IoT là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của IoT trong thực tiễn
Camera IP sử dụng loại mạng nào?
Có ba loại mạng được sử dụng phổ biến cho các camera IP, bao gồm:
- Mạng có dây sẽ kết nối với modem hoặc bộ định tuyến băng thông rộng thông qua cáp ethernet (RJ45, CAT5, CAT6). Đây là cách nhanh nhất và an toàn nhất để kết nối camera IP nhằm loại bỏ nguy cơ bị gây nhiễu tín hiệu và đánh cắp thông tin.
- Mạng không dây sử dụng bộ định tuyến WiFi để truyền dữ liệu đến và đi từ modem có dây. Chúng truyền dữ liệu với tốc độ chậm hơn so với mạng có dây và có nguy cơ bị truy cập trái phép cao hơn. Các nguy cơ bảo mật có thể được giảm thiểu thông qua việc sử dụng mã hóa an toàn hơn. Mức độ bảo mật chủ yếu dựa vào thiết lập và tùy chỉnh của mạng không dây.
- Mạng di động có xu hướng truyền dữ liệu chậm nhất trong ba loại nhưng nó lại an toàn hơn kết nối WiFi. Nếu bản thân các camera IP được trang bị bộ thu phát sóng di động, chúng thậm chí sẽ không yêu cầu phải có mạng LAN và bạn gần như không cần cài đặt để sử dụng. Tuy nhiên, những loại camera này khá đắt tiền.
Xem thêm: Aptomat là gì? Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và nguyên lý làm việc của Aptomat
Camera IP có ưu nhược điểm gì?
Giống như mọi thiết bị công nghệ khác, camera IP cũng có những ưu nhược điểm so với camera giám sát truyền thống.
Ưu điểm của camera IP
- Đơn giản hóa việc lắp đặt và sử dụng.
- Tiết kiệm chi phí vận hành.
- Nhiều mẫu có khả năng xoay, cho phép người dùng điều chỉnh góc nhìn dễ dàng ngay trên điện thoại và hạn chế các điểm mù góc chết. Ví dụ: Xiaomi Mi Home Security Camera 360 1080P.
- Một số mẫu hỗ trợ âm thanh 2 chiều. Ví dụ: Xiaomi Mi 360° Home Security Camera 2K Pro.
- Một số mẫu còn hỗ trợ thẻ nhớ, cho phép người dùng lưu trữ video và hình ảnh trực tiếp trên camera.
- Tích hợp công nghệ hồng ngoại quan sát được cả ban ngày lẫn đêm. Ví dụ: Xiaomi Mi 360° 2K Pro.
- Giá thành, chi phí đầu tư khá rẻ.
Xem thêm: Chromecast là gì? 5 điều bạn cần biết trước khi mua Chromecast
Nhược điểm của camera IP
- Sử dụng thẻ nhớ nên camera IP có thể bị hạn chế về khả năng lưu trữ. Các dịch vụ đám mây cũng yêu cầu người dùng trả phí nếu không nội dung lưu trữ có thể bị xóa sau một thời hạn nhất định.
- Do truyền tải cả âm thanh và hình ảnh, camera IP sẽ phải sử dụng đường truyền internet mạnh để có thể xem được trực tuyến.
- Sử dụng kết nối mạng internet nên chất lượng mạng sẽ ảnh hưởng tới chất lượng video mà bạn xem từ xa.
- Đối với các camera IP không dây, chúng có thể hoạt động nếu nằm trong tầm phát sóng của bộ định tuyến.
- Camera IP có tính bảo mật thấp hơn, dễ bị xâm nhập.
Tham khảo: Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của contactor trong Smarthome