/2021_6_1_637581831204037690_contactor-la-gi.jpg)
/2019_5_4_636925656081349181_hinh_anh_dai_dien_bb18902095.jpg)
/2019_5_4_636925656081349181_hinh_anh_dai_dien_bb18902095.jpg)
Contactor là gì? Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của contactor trong Smarthome
Contactor là một thiết bị quan trọng của bất kỳ hệ thống điện nào. Nhiều mẫu contactor hiện đại còn cho phép bạn điều khiển các thiết bị kết nối với nó thông qua điện thoại thông minh.
Contactor là gì?
Contactor là một thiết bị để đóng nguồn điện của một thiết bị nào đó kết nối với nó. Đây là một loại rơ le đặc biệt nhưng nó có sự khác biệt cơ bản với rơ le thường. Contactor chủ yếu được sử dụng trong các thiết bị cần dòng điện cao hơn trong khi rơ le thường được sử dụng cho các thiết bị chạy dòng thấp hơn.
Hình ảnh của contactor
Có nhiều loại contactor khác nhau, do đó mỗi loại lại có tính năng, ứng dụng và khả năng riêng. Thiết bị này có thể phù hợp cho dòng điện có cường độ từ vài cho tới hàng nghìn ampe và hiệu điện thế từ 25V (vol – vôn) cho tới hàng nghìn vôn.
Ngoài ra, các contactor cũng có nhiều kích cỡ khác nhau từ kích thước nằm gọn trong lòng bàn tay cho đến hàng mét ở mỗi chiều. Contactor được sử dụng phổ biến nhất với dòng tải cao vì khả năng xử lý dòng điện trên 5000 ampe và công suất cao trên 100kW.
Xem thêm: Thermostat là gì? Thiết bị này có lợi ích gì cho nhà thông minh?
Nguyên tắc hoạt động của contactor
Nguyên tắc hoạt động của contactor khá đơn giản. Dòng điện chạy qua contactor cung cấp năng lượng cho nam châm điện. Khi đó, nam châm điện được cung cấp năng lượng sẽ tạo ra một từ trường. Điều này làm cho lõi của contactor có thể tự động ngắt nguồn điện khi có hiện tượng ngắn mạch.
Sau đó, mạch được đóng lại bằng các tiếp điểm để dòng điện đi tới tải. Các tiếp điểm của contactor có thể đóng mở nhanh chóng. Đó là lý do tại sao chúng có thể chịu tải lớn hơn so với rơ le thông thường.
Cấu tạo của contactor
Dòng điện đi contactor có thể là DC (Direct Current - Một chiều) hoặc AC (Alternating Current - Xoay chiều). Trong quá trình sử dụng, một lượng nhỏ công suất dòng điện sẽ bị tổn hao bởi cuộn dây bên trong contactor. Để giảm lượng điện bị tiêu hao, các nhà sản xuất thường tích hợp thêm mạch tiết kiệm bên trong contactor.
Xem thêm: Aptomat là gì? Tìm hiểu cấu tạo, chức năng và nguyên lý làm việc của Aptomat
Các loại contactor thông dụng
1. Contactor từ tính
Đây là loại phổ biến nhất vì nó hiệu quả và không cần tới sự can thiệp của con người. Với công nghệ tiên tiến, chúng có thể được tích hợp khả năng kết nối mạng Wi-Fi, cho phép người dùng điều khiển từ xa thông qua điện thoại thông minh. Điều đó khiến contactor loại này an toàn hơn nhiều. Do chỉ sử dụng một lượng nhỏ dòng điện để đóng mở mạch, nó cũng tiết kiệm năng lượng.
Contactor từ tính
2. Contactor lưỡi dao
Đây là loại rơ le mà người dùng Việt vẫn thường gọi là "cầu dao". Loại này được phát triển từ những năm 1800. Ưu điểm lớn nhất của chúng là cấu tạo đơn giản và giá thành phải chăng.
Tuy nhiên, việc quản lý contactor lưỡi dao đều cần phải được thực hiện bằng tay (thủ công). Do đó, chúng cực kỳ nguy hiểm nếu như thiết bị mà bạn kết nối sử dụng một dòng điện lớn. Hiện nay, loại contactor này đã không còn được sử dụng nhiều nữa.
Contactor lưỡi dao
Xem thêm: Dimmer là gì? Mọi thứ bạn cần biết về Dimmer đèn trong Smart home
3. Contactor thủ công
Sau khi phát hiện ra những nguy hiểm liên quan đến việc sử dụng contactor lưỡi dao, các kỹ sư và nhà nghiên cứu đã đưa ra một loại contactor khác có độ an toàn cao hơn, kích thước nhỏ gọn hơn và vận hành dễ dàng hơn. Chính vì thế, chúng vẫn đang được sử dụng hiện nay mặc dù sự phổ biến không còn lớn như những năm 1900.
Contactor thủ công
Ứng dụng của contactor trong thực tiễn
Contactor được sử dụng nhiều nhất trong ngành công nghiệp sản xuất để điều khiển các động cơ điện hay thiết bị điện, cung cấp sự an toàn trong quá trình vận hành. Đây là một giải pháp tự động hóa bằng phương pháp cơ điện.
Ngoài ra, contactor cũng bắt đầu được ứng dụng rộng rãi trong nhà thông minh. Một số mẫu có thể biến các thiết bị điện tử thông thường (ví dụ như quạt, đèn ngủ, hệ thống thông gió...) trở nên "thông minh" hơn.
Thông qua khả năng kết nối với mạng Wi-Fi gia đình, loại contactor thông minh sẽ cho phép bạn kiểm soát trạng thái bật/tắt các thiết bị điện khác ngay trên điện thoại cho dù bạn ở bất cứ nơi đâu. Ngoài ra, bạn có thể hẹn được thời gian bật/tắt cho thiết bị hoặc hẹn thời gian bao lâu thiết bị sẽ bật hoặc tắt.
Tham khảo: Đèn downlight là gì? Ưu điểm và những lưu ý khi sử dụng đèn downlight