8 yếu tố bạn nên cân nhắc trước khi mua PC lắp sẵn (Pre-build PC)
Pre-build PC là máy tính được các hãng hoặc một cá nhân, doanh nghiệp đã lắp ráp sẵn, người dùng chỉ cần mua về là có thể sử dụng ngay. Dưới đây là 8 yếu tố bạn nên cân nhắc trước khi quyết định mua và sử dụng loại PC này.
1. Xem xét đơn vị sản xuất và nguồn gốc xuất xứ linh kiện
Pre-build PC thường dựa trên các thành phần chính của máy tính như CPU và GPU để so sánh sức mạnh và tốc độ. Tuy nhiên, chất lượng các linh kiện, xuất xứ nguồn gốc cũng có tác động lớn đến cả hiệu suất và tuổi thọ máy tính của bạn.
Một PC tốt được dựng sẵn phải có thông tin chi tiết về thương hiệu hay nhà sản xuất - gia công cho linh kiện đó. Trên thị trường, có nhiều PC dựng sẵn sử dụng linh kiện OEM (từ nhà sản xuất linh kiện gốc) để gia công nhằm cắt giảm chi phí. Không hẳn linh kiện OEM sẽ có chất lượng kém, ngược lại có những linh kiện OEM cho chất lượng rất tốt, bạn nên tham khảo đơn vị đặt có đủ uy tín không nhé.
2. Sự tương thích của các linh kiện
Bạn nên kiểm tra xem các linh kiện trong máy tính được xây dựng sẵn có tương thích, hỗ trợ lẫn nhau không.
Các nhà sản xuất PC có thể chỉ đưa một thành phần mạnh mẽ nhất trên danh sách linh kiện được trang bị, nhưng để tối ưu chi phí và mang tính cạnh tranh cao có thể đưa một thanh RAM ở chế độ kênh đơn vào hệ thống hoặc sử dụng ổ SSD có hiệu suất truy xuất kém sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu năng của PC.
Xem thêm: Cách kiểm tra độ tương thích của các linh kiện PC chuẩn xác nhất!
3. Xem xét công suất của bộ nguồn
Một mách nhỏ với các bộ nguồn máy tính, bạn nên lựa chọn các PC có bộ nguồn lớn hơn nhu cầu hoạt động để đảm bảo máy tính hoạt động hiệu quả, đồng thời nếu có nhu cầu nâng cấp sẽ không cần phải thay bộ nguồn mới tốn kém hơn.
Bạn có thể tham khảo thêm: 5 yếu tố cần cân nhắc khi lựa chọn nguồn máy tính để build PC
4. Chế độ bảo hành của PC lắp sẵn
Bạn nên đọc kỹ tài liệu bảo hành mà hãng đã xây dựng PC sẵn, sau đó kiểm tra toàn bộ PC có được bảo hành hay không. Một lợi ích của các PC dựng sẵn là chính sách bảo hành cho toàn bộ máy, không giống PC tự build.
Khi bạn tự build PC, bảo hành là một vấn đề khá khó khăn vì bạn phải bảo hành riêng cho từng linh kiện nếu chẳng may xảy ra hư hỏng. Nên hãy đảm bảo máy tính được dựng sẵn để có chế độ bảo hành cho tất cả các linh kiện nhé.
5. Kết hợp linh kiện, tránh tình trạng nghẽn cổ chai
Các PC dựng sẵn thường không được tạo ra theo một công thức linh kiện chung, dĩ nhiên sẽ có một số PC được xây dựng tại các nhà máy như: PC Lenovo, PC Asus, ... nhưng cũng có một số bản dựng từ các cá nhân hay tổ chức, công ty chuyên bán linh kiện nên bạn cần phải cân nhắc yêu tố kết hợp đúng, không để xảy ra tình trạng nghẽn cổ chai.
Một chiếc PC dựng sẵn sẽ được tính toán và cân nhắc cẩn thận, không để các thành phần không tương tính và kết hợp linh kiện có các độ chênh lệch làm tình trạng hiệu suất bị bóp méo, không hoạt động đúng công suất chỉ vì một thành phần giá rẻ, cấu hình không phù hợp.
Các hệ thống PC giá rẻ có thể sắp xếp cáp lộn xộn và sử dụng các dây cáp rẻ tiền, thành phần đã số ẩn nơi người dùng không nhìn thấy. Tương tự đối với keo tản nhiệt giữa các linh kiện hoặc lắp hệ thống tản nhiệt bằng nước.
6. Nhu cầu nâng cấp trong tương lai
Để có một chiếc PC phù hợp giá phải chăng, bạn có thể chọn PC có cấu hình thông số kỹ thuật phù hợp với nhu cầu sử dụng hiện tại nhưng cần có các tùy chọn nâng cấp sau này. Việc chọn một máy tính với cấu hình cao, giá bán thường cũng sẽ cao nhưng không phù hợp sẽ gây ra sự lãng phí không cần thiết.
Ví dụ, bạn có thể nâng cấp RAM thêm nếu PC đó có sẵn khe cắm hỗ trợ chạy song song hoặc với mức dung lượng cao hơn lên tới 16GB, bổ sung ổ cứng SSD hoặc tùy chọn chạy song song 2 ổ cứng HDD và SSD chung với nhau.
Các ổ cắm socket CPU cũng là thành phần thường phải cân nhắc nếu bạn có nhu cầu nâng cấp máy tính trong tương lại. Bạn nên chọn CPU socket LGA 1151 nếu muốn xây dựng bộ PC với chip xử lý Intel. Còn bạn muốn sử dụng chip do AMD sản xuất thì lựa chọn các dòng CPU socket AM4 mới để tiện cho việc nâng cấp CPU sau này.
7. Số lượng đầu I/O
Trong máy tính, đầu vào/đầu ra (Input/Output) là bộ phận giao tiếp giữa hệ thống xử lý thông tin như máy tính và các thiết bị bên ngoài khác.
Bạn nên xem xét chiếc PC mình dự định mua có trang bị đủ các cổng để có thể cắm tất cả các thiết bị ngoại vi phục vụ cho công việc của mình không. Đảm bảo đủ các cổng USB, các tính năng như Wi-Fi hoặc Bluetooth tích hợp đáng để xem xét. Các đầu I/O tròn như jack 3.5mmm giúp bạn dễ dàng cắm tai nghe hoặc ổ đĩa flash.
8. PC đã có trải qua các bài kiểm tra
Theo kinh nghiệm của các PC Gamers, máy tính nên chạy thử nghiệm hiệu suất cường độ cao trong vòng 24 giờ để xem xét các thành phần kết hợp với nhau. Bài kiểm tra sẽ có ghi lại các thành phần như: RAM, CPU, nhiệt độ tản nhiệt ... luôn hoạt động ở mức tối đa.
Việc này sẽ đảm bảo được bạn xem xét các thành phần có hoạt động bình thường hay không, hệ thống làm mát có hiệu quả hay không, các thành phần DOA và PSU có lỗi nào xuất hiện không? Thường những bài kiểm tra được các chuyên gia đã kiểm thử hoặc các video review bạn có thể tìm và tham khảo trước.
Trên là 8 yếu tố bạn nên cân nhắc trước khi mua PC lắp sẵn (Pre-build PC). Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm:
Một số lưu ý khi build PC gaming nhỏ gọn (iTX, Small Form Factor)
Hướng dẫn chọn case máy tính phù hợp với nhu cầu, dành cho người tập build PC