/2023_5_26_638207145989454128_tds-la-gi-0.jpg)
/small/tuong_vy_88d2cecce1.jpg)
/small/tuong_vy_88d2cecce1.jpg)
Chỉ số TDS là gì? Chỉ số TDS trong nước là bao nhiêu thì uống được?
Chỉ số TDS đóng vai trò quan trọng giúp đánh giá mức độ tạp chất tan trong nước. Vậy TDS là gì và nồng độ TDS trong nước bao nhiêu thì uống được?
Nước đóng vai trò là dung môi cực kỳ quan trọng cho cơ thể con người. Thế nhưng, trong tình hình ô nhiễm ngày nay, không phải nguồn nước nào cũng đảm bảo an toàn. Một trong những yếu tố quan trọng giúp theo dõi, đánh giá chất lượng nước là chỉ số TDS.
Chỉ số TDS là gì?
TDS (viết tắt của Total Dissolved Solids) là một chỉ số cần thiết dùng để đánh giá hàm lượng chất rắn hòa tan tổng hợp có trong nước. Nó đại diện cho tổng các ion mang điện tích, bao gồm muối, khoáng chất và kim loại có mặt trong nước.
Như bạn đã biết, trong nước luôn tồn tại nhiều chất như khoáng chất, muối, chất hữu cơ và các hợp chất vô cơ nặng. Những chất rắn này tồn tại dưới dạng hạt, bay lơ lửng, không lắng và không hòa tan hoàn toàn.

Lưu ý rằng, chỉ số TDS không tính đến các chất hữu cơ tự nhiên có mặt trong nước và môi trường. Đơn vị đo của TDS là mg/L hoặc ppm (parts per million).
Thông thường, chất rắn hòa tan trong nước đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như nguồn nước tự nhiên, nước thải từ khu đô thị, nước thải công nghiệp, các hợp chất hóa học lẫn vào trong quá trình xử lý nước hoặc sự xuất hiện của rỉ sét từ đường ống dẫn nước.
Nếu nguồn nước sinh hoạt không được lọc và xử lý lượng chất rắn hòa tan này, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe cho cuộc sống chúng ta.
Chỉ số TDS trong nước là bao nhiêu thì uống được?
Giá trị TDS trong nước uống nên duy trì dưới mức 300mg/lít. Giới hạn an toàn là 500mg/lít - đây là mức lý tưởng cho nguồn nước giàu khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Nếu chỉ số TDS của nước dưới 50ppm, bạn có thể an tâm rằng nước đó tương đối tinh khiết hoặc đã lọc qua hệ thống máy lọc nước RO.

Chỉ số TDS mặc dù quan trọng, nhưng không phải là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá nguồn nước có đáng tin cậy hay không. Theo tiêu chuẩn Bộ Y tế, có tới 109 chỉ tiêu nồng độ cần được kiểm tra để đảm bảo chất lượng nước. Các chỉ tiêu này bao gồm màu sắc, mùi vị, độ đục, độ pH, độ kiềm - độ cứng, tổng chất rắn hòa tan, nồng độ các chất vô cơ và hữu cơ, mức độ nhiễm xạ,…
Xem thêm: Nước ion kiềm là gì và có tác dụng ra sao đối với sức khỏe?
Hướng dẫn kiểm tra chất lượng nguồn nước
Sử dụng bút thử TDS
Bút thử chỉ số TDS hoạt động dựa trên nguyên tắc đo độ dẫn điện của nước, qua đó xác định được nồng độ các ion chất rắn, khoáng chất và kim loại có trong nước. Cách kiểm tra chất lượng nước rất đơn giản bằng cách đưa bút vào mẫu nước cần kiểm tra và đợi trong giây lát sẽ thấy hiển thị giá trị TDS trên màn hình.
Sử dụng bút thử TDS giúp bạn đánh giá mức độ tinh khiết của nước và đưa ra biện pháp xử lý phù hợp. Như vậy có thể quản lý chất lượng nước và đảm bảo sức khỏe cho cuộc sống hằng ngày.

Sử dụng bút điện phân
Bút điện phân hoạt động với hai điện cực làm từ nhôm và hai điện cực làm từ sắt. Khi tiến hành quá trình kiểm tra nước bằng bút điện phân, mỗi cặp điện cực sẽ được nhúng vào một ly chứa nước.
Trong quá trình dòng điện di chuyển giữa các điện cực, nó không chỉ truyền tải năng lượng mà còn mang theo các ion kim loại có trong nước. Phản ứng hóa học xảy ra khi các ion này tương tác với điện cực nhôm và sắt, làm biến đổi theo nhiều tầng màu khác nhau.

Dựa vào màu sắc bạn có thể phát hiện ra các ion kim loại và tạp chất lẫn trong nước như:
- Chỉ sủi bọt, không kết tủa, không tạo cặn: Là nước tinh khiết.
- Chỉ sủi bọt và tạo kết tủa trắng: Có Ca 2+, Ag+… trong nước.
- Màu nâu đỏ, có váng: Chứa nhiều ion Fe 2+, Fe 3+… trong nước.
- Màu xanh lơ, có kết tủa: Chứa nhiều Cu 2+… trong nước.
- Màu xám nhạt: Chứa Pb 2+, Hg… trong nước.
- Màu nâu đen: Chứa Mn 2+… trong nước.
Kiểm tra chỉ số TDS sau khi lọc của máy lọc nước RO
Hệ thống máy lọc nước RO được tích hợp từ 5 - 10 cấp lọc. Nước tiếp xúc với các bộ lọc ban đầu sẽ được loại bỏ hoàn toàn tạp chất, bụi bẩn, và bùn đất có kích thước lớn. Sau đó quá trình lọc sẽ tiếp tục đi qua màng RO có lưới lọc kích thước siêu nhỏ 0.0001 micromet, nhằm loại bỏ chất gây ô nhiễm, vi khuẩn, ion kim loại nặng và các tạp chất khác. Kết quả là bạn sẽ thu được nguồn nước lọc sạch, an toàn và tinh khiết.
Để kiểm tra chỉ số TDS sau khi nước đã đi qua máy lọc RO, bạn cần chuẩn bị bút thử TDS. Thông thường sẽ kiểm tra ở hai vị trí khác nhau:
- Nước được lấy từ bình áp: Đây là nguồn nước đã trải qua quá trình lọc RO. Chất lượng nước uống tại vị trí này cần đáp ứng tiêu chuẩn an toàn ở mức 20 ppm.
- Nước được lấy từ vòi nước tinh khiết: Lúc này nguồn nước đã được bổ sung thêm khoáng chất có lợi, do đó chỉ số TDS sẽ có sự chênh lệch. Nếu TDS tại đây cao hơn, bạn vẫn an tâm sử dụng nước uống này.
Cách cải thiện chỉ số TDS có trong nước
1. Sử dụng máy lọc nước RO
Hiện nay, máy lọc nước RO với công nghệ thẩm thấu ngược là một trong những cách cải thiện chỉ số TDS nhanh chóng mà tiện lợi nhất. Máy lọc nước RO sở hữu bộ lọc từ 5 đến 10 cấp, trong đó bộ lọc cơ bản sẽ loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn, bùn đất,... có kích thước lớn, tiếp đó màng RO với kích thước mắt lọc chỉ 0,0001 micromet sẽ giữ lại các vi khuẩn, kim loại nặng, vi hóa chất, giúp loại bỏ đến mức tối đa các chất rắn hòa tan trong nước, đưa chỉ số TDS của nước về mức an toàn để bạn yên tâm sử dụng.
Tham khảo một vài model máy lọc nước RO có lượt đánh giá cao:
- Máy lọc nước RO Kangaroo 10 lõi KG10A5 VTU xuất xứ Việt Nam
- Máy lọc nước RO Sunhouse 7 lõi SHA8868K lọc 3 thải 7
- Máy lọc nước RO Karofi 10 lõi KAD-D52 dung tích 4.5 lít
2. Thay lõi lọc nước thường xuyên
Đối với những khu vực có nguồn nước đầu vào không đạt chuẩn, ngoài việc sử dụng máy lọc nước RO thì thay lõi lọc định kì cũng là một cách để đảm bảo gia đình bạn luôn có được nước sạch với chỉ số TDS đạt chuẩn để sử dụng. Tùy vào loại lõi lọc (cơ bản hoặc bổ sung) mà thời gian khuyến nghị có thể dao động từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên tùy vào tình trạng nước tại khu vực của bạn mà bạn sẽ có thể cần thay lõi lọc thường xuyên hơn (mỗi 2 hoặc 3 tháng). Tham khảo thời gian thay lõi lọc nước.
Mong rằng bài viết trên đã cung cấp cho bạn các hiểu biết cần thiết về chỉ số TDS là gì cùng các phương pháp đơn giản để kiểm tra chất lượng nguồn nước tại nhà. Nếu phát hiện nguồn nước sinh hoạt không đạt chuẩn an toàn, hãy có sự điều chỉnh nhanh chóng để chủ động bảo vệ sức khỏe và gia đình bạn khỏi những tác động xấu kéo dài.
Mách nhỏ bạn FPT Shop điện máy gia dụng hiện đang có ưu đãi hời dành cho các mẫu máy lọc nước uy tín, giá tốt giúp bảo vệ sức khỏe gia đình. Xem ưu đãi ngay:
Xem thêm: