:quality(75)/2023_9_29_638316139692135376_cach-lam-tra-vai-thumb.jpg)
:quality(75)/2023_10_25_638338459519947351_avtt.jpg)
:quality(75)/2023_10_25_638338459519947351_avtt.jpg)
Cách làm trà vải từ vải tươi cùng trà túi lọc thơm ngon, chất lượng để giải khát
Cách làm trà vải đơn giản ở chỗ chỉ cần những nguyên liệu cơ bản, không mất quá nhiều công sức cho việc tìm mua và chuẩn bị nguyên liệu. Bất cứ khi nào muốn nhâm nhi ly trà vải thì bạn đều có thể bắt tay vào làm ngay theo hướng dẫn sau đây.
Trà hoa quả luôn là thức uống được nhiều người yêu thích bởi sự tươi mát và tốt cho sức khỏe. Trong số đó, trà vải là loại dễ làm mà hương vị cũng rất thơm ngon. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn từ A - Z cách làm trà vải tại nhà.
Nguyên liệu làm trà vải
Nguyên liệu làm trà vải chỉ cần quả vải tươi, đường phèn và trà túi lọc. Nếu không có vải tươi, bạn có thể sử dụng vải đóng hộp.
Để có được ly trà vải thơm ngon thì khâu lựa chọn vải cũng rất quan trọng. Mùa vải chính vụ thường rơi vào tháng 5 đến tháng 7 Dương lịch. Nhiều người tranh thủ khoảng thời gian này để mua lượng lớn vải tươi về làm vải sấy hoặc trà vải. Quả vải ngon sẽ có màu đỏ hồng, nhẵn gai và mang mùi thơm đặc trưng của vải chín.
Chọn những quả có vỏ tươi, bóc ra thấy cùi dày, trắng và mọng nước, dễ tách hạt. Không chọn vải có gai nhọn bởi đây thường là vải xanh, chua. Cũng không chọn vải có vỏ khô, vỏ nâu, đó là vải đã để lâu, mất nước hoặc có thể bên trong sắp hỏng.
Cách làm trà vải tại nhà cực dễ
Cách làm trà vải dưới đây áp dụng cho vải tươi, bạn có thể tham khảo để làm theo nhé.
Bước 1: Sơ chế vải
Vải tươi mua về bạn dùng kéo cắt rời từng quả vài ra khỏi chùm sau đó lột vỏ, tách hạt. Cách tách hạt vải không khó nếu bạn biết kỹ thuật này. Bạn dùng mũi kéo đâm nhẹ vào phần thịt sát núm của quả vải, khéo léo cắt rời phần thịt bám xung quanh núm rồi lấy hạt bên trong ra. Tách như vậy sẽ giữ cho cùi vải không bị nát và giữ nguyên được hình dạng, trông sẽ đẹp hơn.
Bước 2: Nấu nước đường
Cho 1 lít nước vào nồi và bắc lên bếp đun. Đến khi nước sôi thì cho 500g đường phèn vào, vừa đun vừa khuấy cho đường tan nhanh hơn. Hạ lửa nhỏ và đun đến khi đường bắt đầu keo lại thì tắt bếp và để nguội.
Bước 3: Ngâm vải với đường
Bước tiếp theo của cách làm trà vải là đem vải đi ngâm với đường. Bạn dùng muôi để múc một ít nước đường ra chiếc bát, lần lượt chúng từng quả vải đã tách hạt vào bát nước đường rồi xếp vào hộp.
Nhúng hết số vải đã chuẩn bị thì đổ lượng nước đường còn lại vào hộp vải, đóng kín nắp và để trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 4 - 5 tiếng là có thể dùng được. Lưu ý, phần nước đường dùng để nhúng vải thì không nên cho vào hũ vải để tránh làm vải nhanh hỏng.
Bước 4: Pha trà vải
Bạn đun sôi khoảng 100ml nước sau đó rót ra ly và thả 2 gói trà túi lọc vào hãm trong vòng 10 phút.
Sau 15 phút, bạn bỏ bã trà đi và cho vào ly khoảng 4 - 5 thìa nước vải vừa ngâm cùng 1 - 2 quả vải. Có thể cho thêm đá viên để uống lạnh hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh 30 phút rồi lấy ra thưởng thức.
Trà vải có hương thơm đặc trưng của trái vải, khi uống sẽ cảm nhận được sự thanh mát. Cùi vải vẫn có độ giòn, không bị nhũn. Trời nóng mà có ly trà vải giải khát thì thật là “tuyệt cú mèo”.
Lợi ích của trà vải với sức khỏe
Trong vải chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như Kali, Vitamin B, Vitamin C. Kali trong vải giúp hạ huyết áp, bảo vệ tim mạch chống lại chứng xơ vữa động mạch và đột quỵ. Uống trà vải không chỉ mát mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, uống sau bữa ăn sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Vitamin C trong trà vải giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, kích thích sản xuất các tế bào bạch cầu và giúp cơ thể chống lại cảm cạnh, cảm cúm. Tuy nhiên cũng cần lưu ý một số đối tượng không nên uống trà vải như phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, người bị rối loạn thần kinh,...
Trên đây là hướng dẫn cách làm trà vải tại nhà sử dụng vải tươi và trà túi lọc. Nguyên liệu dễ mua, tiến hành đơn giản, chần chừ gì mà không vào bếp và làm ngay một mẻ trà vải cho cả nhà cùng thưởng thức.
Xem thêm: