Tìm hiểu Design Thinking là gì? Phương pháp tư duy sáng tạo này có vai trò gì?
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Uyn Huỳnh
1 năm trước

Tìm hiểu Design Thinking là gì? Phương pháp tư duy sáng tạo này có vai trò gì?

Việc tìm hiểu Design Thinking là gì sẽ giúp bạn định hình tư duy và giải quyết các vấn đề hay bài toán kinh doanh một cách nhanh chóng, chính xác. Vậy làm cách nào để luyện tập Design Thinking, bài viết sau sẽ giải đáp cho bạn về Design Thinking và quy trình 5 bước thực hành hiệu quả.

Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Design Thinking là gì?
Các bước trong Design Thinking là gì?
Lợi ích của việc áp dụng Design Thinking
Tổng kết về Design Thinking

Trong các ngành nghề liên quan đến sáng tạo, tư vấn giải pháp, phát triển sản phẩm/kinh doanh, việc tư duy hiệu quả là vô cùng quan trọng để bạn có thể giải quyết vấn đề nhanh chóng và chính xác. Trong đó, Design Thinking là một phương pháp tư duy sáng tạo nhằm tiếp nhận thông tin đúng – đủ từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực nhất. Hãy cùng tìm hiểu Design Thinking là gì nhé!

Design Thinking là gì?

Design Thinking hay Tư duy thiết kế, từ lâu đã được biết đến là một phương pháp luận giúp việc giải quyết vấn đề (Problem Solving) hiệu quả dựa trên tư duy với hình ảnh trực quan. Bằng việc áp dụng Design Thinking một cách tuần hoàn, các vấn đề, “bài toán” kinh doanh trừu tượng sẽ được phân tích sâu từ đó sẽ dễ dàng lựa chọn các giải pháp hữu dụng. Tiền thân của thuật ngữ này bắt nguồn từ sách “Productive Thinking” của Max Wertheimer nói về những nghiên cứu tâm lý liên quan đến tăng hiệu quả của các giải pháp tư duy.

design thinking là gì

Design Thinking không chỉ là một phương pháp, mà còn là khởi nguồn của tư duy sáng tạo, nơi mà mọi ý tưởng đều được ghi nhận là có giá trị mà không có bất kỳ đánh giá tiêu cực nào. Chính vì vậy, tạo điều kiện cho sự phát triển ý tưởng từ các thành viên trong đội nhóm.

Bằng việc thúc đẩy sự sáng tạo và đổi mới trong tư duy, nhiều tập đoàn công nghệ lớn trên thế giới như Apple, Samsung, Google, Microsoft,… nhận ra giá trị của Design Thinking và áp dụng phương pháp này vào quy trình phát triển sản phẩm của họ. Hơn thế nữa, các mô hình Design Thinking cũng được giảng dạy tại nhiều trường đại học danh tiếng như Harvard, MIT, Stanford,…

Các bước trong Design Thinking là gì?

5 bước design thinking

Sau khi biết Design Thinking là gì, việc tìm hiểu các bước trong Design Thinking sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về phương pháp tư duy này, gồm 5 bước như sau:

Bước 1 – Thấu hiểu (Empathize)

Đây là bước đầu tiên và vô cùng quan trọng trong Design Thinking. Yêu cầu đầu ra của bước này là phải nắm bản chất của vấn đề hay còn gọi là “đề bài” cần giải quyết. Công cụ để bạn thực hiện bước này là 5 Why (liên tục hỏi và trả lời tại sao) và 5WH (What, Where, Who, How). Bằng việc trả lời các câu hỏi này, bạn có thể từng bước hiểu sâu và toàn diện các vấn đề mình cần giải quyết.

Lời khuyên ở bước này là hãy đặt mình vào vị thế của đối tượng trong vấn đề, việc này sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn về các khía cạnh của vấn đề cũng như có góc nhìn đa chiều hơn.

Bước 2 – Xác định (Define)

Sau khi đã có cái nhìn tổng quan về vấn đề cần đối mặt là gì, bạn cần tiến đến bước xác định: xác định vấn đề, mức độ ưu tiên của các vấn đề (nếu có quá nhiều vấn đề cần giải quyết). Việc này giúp bạn và nhóm của mình giải quyết vấn đề từng bước một, có mục tiêu rõ ràng để tránh mất thời gian và đi lan man. Một công cụ mà bạn có thể sử dụng ở phần này chính là mô hình Fishbone diagram giúp kết nối các vấn đề cần giải quyết lại với nhau.

Nếu ở bước này bạn xác định sai, dẫn đến việc hiểu sai đề bài, thì toàn bộ quy trình tiếp theo sẽ trở nên vô nghĩa.

fishbone diagram

Bước 3 – Lên ý tưởng sáng tạo (Ideate)

Đây là lúc để óc sáng tạo được phát triển, thế nên hãy ghi nhận tất cả những ý tưởng mà bạn có được về cách mà bạn và đội nhóm sẽ giải quyết vấn đề như thế nào. Trong bước này đừng quên kết nối với những thách thức có thể xảy ra để đưa ra những ý tưởng sát với tình hình nhất. Tại bước này bạn cũng có thể áp dụng thêm Critical Thinking (Tư duy phản biện) và các kỹ năng mềm khác để đạt hiệu suất cao nhất.

Một số cách mà mọi người thường áp dụng trong bước này như:

  • Brainstorming: Thảo luận và đưa ra ý kiến với yêu cầu bắt buộc là không ai được phán xét.
  • Call For Ideas: Mỗi người tự viết các ý tưởng mà mình nghĩ vào 1 tờ giấy note với mục tiêu càng nhiều tờ giấy note càng tốt.

Sau khi đã có ý tưởng, mọi người có thể tiến hành thảo luận (Discussion) và đánh giá nhằm chọn ra những giải pháp tốt nhất để tiến hành trực quan hóa ở bước 4.

call for ideas trong design thinking

Bước 4 – Trực quan hóa/Nguyên mẫu (Prototype)

Bước này bạn sẽ triển khai các ý tưởng một cách trực quan hóa, đó có thể là mẫu thử, môi trường thử nghiệm hoặc một sản phẩm mẫu. Mục tiêu của bước này là nghiên cứu xem sản phẩm mẫu được sử dụng và tương tác như thế nào.  

Bước 5 – Kiểm tra (Test)

Ở bước này, việc thu thập các dữ liệu về kết quả trải nghiệm sẽ mang đến những ý tưởng tuyệt vời để bạn phân tích, cải tiến giải pháp. Thường bước 3 và 4 hay được lặp lại để phiên bản cuối cùng đạt được chất lượng cao nhất.

Lợi ích của việc áp dụng Design Thinking

lợi ích design thinking

Làm việc nhóm hiệu quả: phương pháp này tạo môi trường cho tất cả mọi người nêu lên ý tưởng mà không có bất kỳ rào cản nào, điều này giúp bạn có nhiều góc nhìn mới về vấn đề hơn.

Xác định đúng đề bài cần giải quyết: việc sáng tạo không ngừng trong quy trình Design Thinking không tách rời khỏi mục tiêu chung, vì vấn đề sẽ được xác định ngay từ bước 1 và 2, tránh sai sót trong quy trình dẫn đến mất thời gian.

Giúp bạn suy nghĩ “outside of the box”: thúc đẩy bạn nghĩ đến những ý tưởng sáng tạo mới mẻ. Nhưng vẫn bám sát việc đào sâu vào cốt lõi của vấn đề.

Giúp bạn có tư duy ở cả 2 khía cạnh Khoa học và Nghệ thuật: ở khía cạnh Khoa học, Design Thinking hướng đến việc tư duy logic, phân tích và lý luận. Trong khi ở khía cạnh nghệ thuật, Design Thinking sẽ đưa bạn đến vùng đất của sự đổi mới sáng tạo.

Tổng kết về Design Thinking

Design Thinking đặc biệt quan trọng trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề yêu cầu cao về tư duy sáng tạo, áp dụng Design Thinking đúng cách sẽ thay đổi cách chúng ta nhìn nhận vấn đề, xác định đề bài cần giải quyết và từ đó đưa ra các giải pháp hiệu quả. Mong là qua bài viết trên, có thể giải đáp giúp bạn Design Thinking là gì và cách tư duy hiệu quả với phương pháp này để có thể làm việc năng suất hơn.

Xem thêm:

Nếu bạn cần một thiết bị làm việc văn phòng tối ưu, hãy tham khảo các mẫu Laptop từ FPT Shop tại đây: Laptop giá tốt

Chủ đề