Khoai mỡ là gì? Chỉ bạn mẹo phân biệt khoai mỡ và khoai môn cực kỳ đơn giản
Nhiều người hay nhầm lẫn khoai mỡ với khoai lang. Nhìn thì có vẻ giống nhưng khoai mỡ cũng có những đặc điểm rất khác biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn phân biệt 2 loại củ có nhiều điểm chung này nhé!
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu khoai mỡ là gì, cách phân biệt khoai mỡ và khoai môn đơn giản nhất các bạn nhé!
1. Khoai mỡ là khoai gì? Mọc nhiều ở đâu?
1.1. Khoai mỡ là khoai gì?
Khoai mỡ hay còn có những tên gọi khác như là khoai tím, củ mỡ,... Loại củ này được trồng ở rất nhiều nước trên thế giới như Ấn Độ, Châu Phi,... và đặc biệt là Việt Nam. Thông thường, khoai mỡ sẽ có 2 loại phổ biến đó là khoa mỡ ruột trắng và khoai mỡ ruột màu tím, với cân nặng trung bình dao động từ 4-5kg/củ.
So với khoai mỡ ruột trắng, khoai mỡ ruột tím vẫn phổ biến và được mọi người sử dụng nhiều hơn. Bởi lẽ, khi chế biến thì màu sắc khoai mỡ ruột tím rất bắt mắt và có độ thơm ngon cũng tuyệt vời hơn hẳn loại có ruột màu trắng. Tuy nhiên, khoai mỡ tương đối khó trồng, nếu không chăm sóc kĩ có thể sẽ bị hủy hoại vì sâu bệnh.
Ngoài ra, khoai mỡ là một loại củ có hàm lượng dinh dưỡng rất cao và cực kì tốt cho sức khỏe. Do đó, nhiều người tìm cách chế biến khoai mỡ để tạo ra những món ăn ngon miệng và bổ dưỡng cho gia đình.
1.2. Khoai mỡ có nhiều ở đâu?
Khoai mỡ thường sinh trưởng và phát triển tốt ở những thửa ruộng có đất tơi xốp, màu mỡ, đặc biệt là ở những vùng nông thôn miền Nam của nước ta như tỉnh Long An, tỉnh Cần Thơ,... hay một số tỉnh miền Tây Nam Bộ khác.
Khoai mỡ thấy vậy mà lại rất phù hợp với thời tiết ở Việt Nam vì nó ưa nóng, chuộng nước. Thông thường, người trồng khoai mỡ có thể thu hoạch nhiều nhất vào cuối tháng 7 âm lịch. Sau đó, người dân có thể tiếp tục vụ mùa mới ngay vào đầu tháng 8 âm lịch.
2. Phân biệt khoai mỡ và khoai môn
Thực tế, vẫn có nhiều người chưa phân biệt được khoai mỡ và khoai môn, không biết giữa hai loại củ này có gì khác biệt. Bạn có thể tìm cách nhận diện và phân biệt khoai mỡ và khoai môn như sau:
- Hình dáng: Khoai mỡ có dáng thuôn dài hơi giống khoai lang, khoai môn dáng hơi tròn và giống khoai sọ.
- Kích thước: Khoai mỡ thường có kích thước to hơn khoai môn.
- Vỏ ngoài: Lớp vỏ khoai mỡ màu đen và xù xì còn khoai môn màu nâu.
- Bên trong: Khoai mỡ thường có những đốm trắng li ti, màu tím nhạt, còn khoai môn có ruột trắng xen lẫn tím.
- Kết cấu khi nấu: Khoai mỡ tạo độ nhớt và sánh đặc hơn khoai môn.
3. Khoai mỡ làm gì ngon?
Khoai mỡ ruột tím không những thơm ngon mà còn có rất nhiều chất dinh dưỡng, công dụng rất tốt với sức khỏe.
- Khoai mỡ luộc: Cách chế biến đơn giản và phù hợp với những người ăn kiêng.
- Khoai mỡ chiên: Có thể chiên khoai mỡ cắt lát hoặc thái sợi, tương tự khoai tây chiên.
- Khoai mỡ nghiền: Sau khi luộc thì ta tiến hành nghiền nhuyễn khoai mỡ để dùng, rất béo và thơm ngon.
- Khoai mỡ nướng: Mùi thơm của khoai mỡ sau khi nướng sẽ rất thu hút người ăn, để lại cảm xúc vấn vương.
Bên cạnh đó, ta có thể dùng khoai mỡ để chế biến các món hầm, món xào, món súp,... đều được. Đặc biệt, nhiều công ty còn dùng khoai mỡ để tạo thành các món tráng miệng hấp dẫn như kẹo, bánh ngọt, mứt, snack...
4. Mua khoai mỡ ở đâu?
Ngày nay, bạn có thể dễ dàng tìm mua khoai mỡ tại chợ, siêu thị, cửa hàng rau củ gần nhà vì đây là một loại củ khá phổ biến. Thậm chí, bạn có thể tìm mua dạng nguyên củ hoặc đã được gọt vỏ, được cắt khúc hoặc bào sẵn.
Ngoài ra, nhiều trang thương mại điện tử cũng bày bán khoai mỡ để phục vụ nhu cầu mua sắm online. Giá của khoai mỡ không hề đắt, rơi vào khoảng trung bình từ 33.000-40.000 đồng/kg.
Lưu ý: Giá trong bài chỉ mang tính tham khảo và cập nhật tại thời điểm viết bài.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết được khoai mỡ là gì, cách phân biệt khoai mỡ và khoai môn đơn giản nhất rồi nhé!
Xem thêm: