Cách sử dụng nồi áp suất hầm xương nhanh nhừ, ngon ngọt và không hôi
So với phương pháp truyền thống, hầm xương bằng nồi áp suất sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian chờ đợi. Dưới đây là cách sử dụng nồi áp suất hầm xương mà bạn có thể tham khảo.
Nước hầm xương là một loại nước dùng vô cùng phổ biến trong ẩm thực của người Việt. Loại nước dùng này mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và tạo ra những món ăn thơm ngon, đậm đà. Tuy nhiên, bạn có thể mất từ 24 đến 48 giờ để có một nồi nước hầm xương giàu collagen nếu sử dụng phương pháp nấu ăn truyền thống. Ngoài ra, việc nấu nước dùng xương trên bếp trong thời gian dài, có thể khiến căn bếp của bạn có mùi của nước dùng trong nhiều ngày.
Vậy tại sao bạn không thử hầm xương bằng nồi áp suất? Đây là một phương pháp nấu ăn đã được các nhà hàng và đầu bếp chuyên nghiệp sử dụng trong nhiều năm trở lại đây. Hầm xương trong môi trường khép kín và dưới áp suất cao sẽ đẩy nhanh quá trình nấu để bạn có một nồi nước dùng thơm ngon chỉ trong vài giờ.
Nếu bạn chưa biết sử dụng nồi áp suất hầm xương nhanh nhừ, ngọt nước và không bị hôi, bài viết này sẽ cung cấp hướng dẫn đầy đủ để giúp bạn thực hiện việc đó.
Nước hầm xương là gì?
Nước hầm xương là một loại nước được tạo ra từ quá trình hầm chín xương trong nước, thường kết hợp với các gia vị và thảo dược để tăng hương vị và giá trị dinh dưỡng. Qua quá trình hầm, các chất dinh dưỡng từ xương sẽ được giải phóng và hòa quyện vào nước, tạo ra một hỗn hợp có hương vị thơm ngon và đậm đà.
Nước hầm xương thường được sử dụng làm nền tảng cho nhiều món canh, súp và nước lèo trong ẩm thực Việt Nam. Điều đặc biệt về nước hầm xương là nó mang lại những lợi ích to lớn về dinh dưỡng từ xương như canxi, collagen và các chất khoáng quan trọng khác. Nước hầm xương cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe xương, khớp và da, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch và chống lão hoá.
Các loại xương thông thường được sử dụng để hầm là xương gà, xương bò và xương heo. Thời gian hầm xương có thể kéo dài từ vài giờ đến vài ngày, tùy thuộc vào loại xương và mục đích sử dụng.
Tại sao bạn nên sử dụng nồi áp suất hầm xương?
Sử dụng nồi áp suất hầm xương mang lại nhiều lợi ích đáng kể. Dưới đây là một số lý do tại sao bạn nên sử dụng nồi áp suất hầm xương:
- Tiết kiệm thời gian: Nồi áp suất hầm xương giúp rút ngắn thời gian hầm xương so với phương pháp truyền thống. Nhờ áp suất cao và nhiệt độ nhanh chóng, quá trình hầm xương có thể kết thúc trong thời gian ngắn.
- Giữ được hương vị và dinh dưỡng tốt hơn: Khi hầm xương bằng nồi áp suất, áp suất cao giúp bảo toàn hương vị và dinh dưỡng từ xương một cách trọn vẹn.
- Tiện lợi và an toàn: Nồi áp suất được thiết kế để cung cấp trải nghiệm sử dụng đơn giản và an toàn cho bạn. Bạn chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu và sơ chế qua, sau đó lựa chọn chế độ nấu trên nồi và chờ đợi cho quá trình nấu ăn kết thúc.
- Tiết kiệm năng lượng: So với phương pháp nấu truyền thống, nồi áp suất giúp tiết kiệm năng lượng hơn.
Cách sử dụng nồi áp suất hầm xương
Để sử dụng nồi áp suất hầm xương một cách hiệu quả, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
- Chọn loại xương và nguyên liệu phù hợp để hầm xương như xương bò, xương heo, rau củ, gia vị và nước.
- Một vài thìa giấm táo.
Bước 2: Làm sạch xương
- Rửa sạch xương bằng nước và thấm khô bằng khăn giấy.
Bước 3: Nướng xương
- Để nồi nước dùng của bạn có màu sắc hấp dẫn, bạn hãy nướng xương trong nồi chiên không dầu ở nhiệt độ 200 độ C trong vòng 30 phút. Khi xương có màu vàng nâu bên ngoài, bạn có thể xếp xương ra một chiếc đĩa.
Bước 4: Loại bỏ bọt xương
- Đặt xương vào nồi áp suất.
- Đổ nước lọc cho ngập xương và thêm một vài thìa dấm vào nồi.
- Đun cho đến khi nước sôi lăn tăn thì bạn có thể dùng thìa có rãnh rộng để hớt bọt trắng hoặc xám nổi trên bề mặt.
Bước 5: Hầm xương
- Đậy và khóa nắp nồi áp suất, đảm bảo van xả áp suất đã đóng. Sau đó, bạn hãy chọn chế độ áp suất cao và nấu trong 120 phút.
Bước 6: Xả áp tự nhiên
- Khi hết 120 phút, bạn hãy để nồi xả áp suất một cách tự nhiên. Quá trình này sẽ mất khoảng 90 phút.
Bước 7. Thêm một vài nguyên liệu
- Khi áp suất trở lại cân bằng, bạn hãy mở nồi áp suất và thêm rau củ (hành tây, cà rốt) vào trong nồi. Sau đó, bạn hãy đậy nắp và khoá van xả áp rồi tiếp tục nấu ở áp suất cao trong 120 phút.
Bước 8: Lọc lấy nước hầm xương
Khi quá trình nấu kết thúc, bạn có thể để nước dùng nguội. Sau đó, bạn dùng rây lọc để lọc nước dùng, từ đó làm các món bạn thích. Xương và rau củ có thể bỏ đi.
Lưu ý: Bạn hoàn toàn có thể cho nước hầm xương vào trong hộp hoặc lọ kín khí và để trong tủ lạnh tối đa 5 ngày hoặc đông lạnh tối đa 3 tháng nếu muốn sử dụng trong tương lai.
Hy vọng rằng bài viết trên đã hướng dẫn chi tiết cách sử dụng nồi áp xuất hầm xương nhanh chóng và tiện lợi để nấu ra món canh xương hầm.
Xem thêm:
- Nồi áp suất điện nào tốt? Đánh giá top 4 hãng nồi áp suất điện phổ biến nhất thị trường
- Hầm chân giò bằng nồi áp suất bao lâu là mềm? Bật mí bí quyết hầm chân giò hạt sen bổ dưỡng