Snapdragon phổ biến đến mức nó không chỉ được trang bị trên các dòng flagship đắt tiền, mà còn có mặt trên các dòng điện thoại trong phân khúc tầm trung và phổ thông. Chắc chắn rằng, mỗi chipset ở từng phân khúc sẽ có hiệu năng và các tính năng khác nhau, nhưng chung quy lại, chipset đến từ nhà Qualcomm vẫn “được lòng” người dùng công nghệ thế giới từ trước đến nay.

Xem thêm: Mọi điều cần biết về chip Snapdragon 835: Công nghệ, hiệu năng và tính năng đi kèm
SoC Snapdragon là gì?
Snapdragon là một dòng chip được sản xuất bởi Qualcomm, một công ty chuyên về viễn thông tại Mỹ và chipset này sử dụng trong các thiết bị điện thoại di động, máy tính bảng. Snapdragon được tích hợp mọi hệ thống trên một chip (SoC) như bao chipset khác trên Smartphone bao gồm nhiều bộ phận như: CPU (bộ xử lý trung tâm), GPU (bộ xử lý đồ họa), RAM, bộ xử lý hiển thị màn hình… mang lại một hiệu suất cao.

Snapdragon dùng cấu trúc của ARM RISC, đây là cấu trúc vi xử lý phát triển nhất trên các thiết bị di động trong những năm vừa qua nhờ thiết kế nhỏ gọn, mức tiêu thụ điện năng thấp, hiệu năng cao.

Mỗi con chip Snapdragon sẽ có số lượng lõi và loại lõi, tốc độ xung nhịp, công nghệ RAM, tiến trình xây dựng và các tính năng hỗ trợ khác nhau, tùy thuộc vào mỗi phân khúc. Các yếu tố này sẽ cung cấp sức mạnh cho bộ vi xử lý mà nó được trang bị.
Xem thêm:
Các tính năng nổi bật trong các dòng chip Snapdragon
Thị trường công nghệ ngày càng phát triển nên những con chip Snapdragon ngày nay tích hợp càng nhiều tính năng nổi trội. Một số tính năng vô cùng nổi bật này đó là:
- Cảm biến vân tay siêu âm được tích hợp vào màn hình
- Quay video chân dung
- Tiến trình ngày càng nhỏ, giúp tiết kiệm điện năng
- Các trò chơi và video VR thực tế hơn
Lịch sử phát triển của Qualcomm Snapdragon
Snapdragon ra mắt chipset đầu tiên với tên gọi là QSD 8650 và QSD8250. Được ra mắt vào quý 4 năm 2008.
Vào tháng 6 năm 2010, Qualcomm đã công bố dòng MSM8x60 của Snapdragon SoC. Chỉ 5 tháng sau, vào tháng 11 năm 2010 Qualcomm tiếp tục công bố thế hệ kế tiếp của Snapdragon SoC, đó là MSM8960 để cải tiến CPU và GPU trong tương lai và giảm năng lượng tiêu thụ.
Tại sự kiện Consumer Electronics Show vào 5 tháng 1 năm 2011, phiên bản Microsoft Windows 7 được biên dịch cho ARM được trình diễn chạy trên Snapdragon SoC.

Sau đó Qualcomm đã sử dụng những tên đơn giản hơn để đặt cho Snapdragon. Các dòng S được ra đời vào tháng 8 năm 2011 với S1, S2, S3, S4.
Snapdragon 200, 400, 600 và 800 cao cấp đã được Qualcomm giới thiệu.vào tháng 7 năm 2013 và duy trì đến ngày nay.

Chipset Snapdragon mạnh nhất tính đến thời điểm hiện tại là con chip Snapdragon 888 vừa ra mắt cách đây không lâu. Con chip này được xây dựng trên tiến trình 5nm, là chipset đầu tiên 3 lõi CPU khác nhau nhưng vô cùng mạnh mẽ và không thể không nhắc đến công nghệ 5G tiên tiến nhất hiện nay.
Xem thêm: