Tiêu chuẩn là gì? Các loại tiêu chuẩn mà doanh nghiệp nên áp dụng
Thông thường, nhiều người dùng tiêu chuẩn như một thước đo đánh giá sản phẩm. Vậy tiêu chuẩn là gì và đâu là các loại tiêu chuẩn hiện nay? Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.
Áp dụng tiêu chuẩn là một trong những điều kiện để đánh giá chất lượng các loại hình dịch vụ, sản phẩm. Đặc biệt, đối với lĩnh vực sản xuất tiêu dùng, đây là thao tác không thể thiếu để tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Vậy tiêu chuẩn là gì và bao gồm những loại nào. Bài viết này sẽ tập trung làm rõ các vấn đề trên.
Tiêu chuẩn là gì?
Tiêu chuẩn là những yêu cầu, quy định về kĩ thuật hoặc các điều kiện có liên quan mà một sản phẩm, dịch vụ phải đáp ứng. Tiêu chuẩn thường được thiết lập bởi các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền để phân loại, đánh giá chất lượng cũng như đảm bảo các sản phẩm sẽ thể hiện hiệu suất như kì vọng.
Tiêu chuẩn được công bố dưới dạng văn bản, áp dụng trong đa dạng lĩnh vực, từ y tế, tài chính đến thương mại, giáo dục và phần mềm. Đặc biệt, chúng luôn được rà soát, cập nhật kịp thời theo nhu cầu và xu thế phát triển của thị trường.
Vai trò của tiêu chuẩn là gì?
Để hiểu rõ lợi thế của tiêu chuẩn là gì, bạn cần phải suy xét vai trò của chúng trên hai phương diện như sau.
Đối với cá nhân
- Tiêu chuẩn là yếu tố cân nhắc trong quá trình so sánh các mặt hàng cùng mức giá. Khi đó, khách hàng có xu hướng chọn mua sản phẩm đã được kiểm định tiêu chuẩn chặt chẽ từ các đơn vị có uy tín.
- Tiêu chuẩn giúp tăng cường niềm tin và tín nhiệm của người dùng, bảo vệ quyền lợi của họ bằng cách đảm bảo rằng các sản phẩm này đã đáp ứng các tiêu chí về an toàn và chất lượng.
- Dựa vào tiêu chuẩn, người dùng dễ dàng chọn lọc sản phẩm tốt nhất cho bản thân và gia đình mình.
Đối với doanh nghiệp
- Tiêu chuẩn là công cụ để quảng bá hình ảnh doanh nghiệp đến đối tượng mục tiêu, khẳng định uy tín về chất lượng so với sản phẩm đến từ các công ty khác.
- Dây chuyền sản xuất được nâng cấp, cải tiến dựa theo tiêu chuẩn kĩ thuật đã xây dựng từ trước. Do đó, năng suất làm việc và hiệu quả quản lý hệ thống được gia tăng đáng kể.
- Tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm thiểu rủi ro, sai sót không đáng có và sự kết hợp giữa các bộ phận trở nên trơn tru hơn.
Danh sách các loại tiêu chuẩn hiện nay
Tiêu chuẩn có tính khuyến nghị, tự nguyện. Vì thế, tuân thủ các tiêu chuẩn cũng là cách để tổ chức, cá nhân thể hiện sự chủ động, nâng cao danh tiếng và củng cố lòng tin đối với khách hàng. Tuy nhiên, một số nội dung tiêu chuẩn được dẫn từ quy phạm pháp luật thì doanh nghiệp phải bắt buộc thực hiện.
Bên cạnh việc nắm bắt ý nghĩa tiêu chuẩn là gì, bạn nên xem xét một số tiêu chuẩn phổ biến hiện tại để có thể tối ưu sản phẩm nhanh chóng. Theo đó, dựa vào Điều 12 Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006, có 5 loại tiêu chuẩn như sau.
Quy định tiêu chuẩn cơ bản
Đây là loại tiêu chuẩn quy định đặc tính chung cho một hoặc nhiều lĩnh vực, ngành nghề cụ thể với những yêu cầu tối thiểu về chất lượng sản phẩm.
Quy định tiêu chuẩn thuật ngữ
Tiêu chuẩn thiết lập định nghĩa cho các đối tượng trong lĩnh vực tiêu chuẩn, thể hiện tính chính xác và đồng nhất trong tên gọi của đối tượng tại nhiều văn bản kỹ thuật.
Quy định tiêu chuẩn yêu cầu kĩ thuật
So với hai hình thức trên, tiêu chuẩn này đặt ra mức chỉ tiêu cho các đối tượng và được sử dụng để đánh giá tính năng cũng như xác nhận tính đạt chuẩn của các yêu cầu đã đưa ra.
Quy định tiêu chuẩn phương pháp thử
Phương pháp liên quan đến các cách thức thử đối với đối tượng trong lĩnh vực tiêu chuẩn. Phương thức này sẽ trải từ giai đoạn lấy mẫu, đo, xác định, phân tích, kiểm tra, khảo nghiệm đến giám định yêu cầu, mức chỉ tiêu đã đề ra.
Quy định tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản
Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu về thông tin cần ghi trên nhãn, cách bao gói, đồng thời đi kèm với các quy định khác về phương thức vận chuyển và bảo quản hàng hóa để đảm bảo không phát sinh tổn thất gây ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
Tạm kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về tiêu chuẩn là gì, vai trò và cách phân loại cơ bản. Hy vọng với bài viết này, bạn đã có thể hiểu rõ khái niệm và vận dụng hình thức tiêu chuẩn phù hợp với sản phẩm của doanh nghiệp mình. Nếu còn bất kì thắc mắc gì, đừng ngần ngại chia sẻ dưới phần bình luận này nhé.
Xem thêm: