ROM là một thuật ngữ viết tắt của Read Only Memory, cho phép người dùng lưu trữ các tập tin hệ thống cần thiết để máy tính hoạt động. Đó là một loại bộ nhớ khó bay hơi, do đó dữ liệu sẽ không mất đi ngay cả khi bộ nhớ không có dòng điện liên tục. Nói cách khác, dữ liệu lưu trên ROM là vĩnh viễn. Có một số loại ROM khác nhau như PROM, EPROM và EEPROM.
Xem thêm: Bộ nhớ ROM là gì? Chú ý gì khi chọn bộ nhớ trong khi mua điện thoại, máy tính? - Up ROM là gì? Có nên up ROM cho smartphone Android?
PROM là viết tắt của Programmable Read Only Memory. Đây là một loại chip nhớ máy tính, cho phép người dùng có thể lập trình một lần sau khi tạo xong. Sau khi lập trình PROM, thông tin được ghi vào bộ nhớ này sẽ trở thành vĩnh viễn. Do đó, bạn hoặc bất kỳ ai cũng không thể xóa dữ liệu đó. Chip PROM thường được sử dụng trong các hệ thống BIOS của máy tính trước đây.
Sau khi tạo PROM, tất cả các bit đều là '1'. Nếu một bit nào đó là 0, bạn chỉ có thể tạo ra nó bằng cách ghi dữ liệu lên chip nhớ. Vì vậy, PROM có nhược điểm là không thể cập nhật dữ liệu bên trong. Nói cách khác, bạn sẽ không thể lập trình lại nó. Thay vào đó, bạn chỉ có thể loại bỏ và thay thế nó hoàn toàn bằng một con chip mới.
EPROM là viết tắt của Erasable Programmable Read Only Memory. Với chip nhớ này, bạn sẽ có thể xóa và lập trình lại EPROM mà không cần thay thế nó. Tuy nhiên, quá trình xoá và ghi lại yêu cầu chip nhớ phải tiếp xúc với tia cực tím. Ngoài ra, cấu tạo của EPROM còn bao gồm một lớp thạch anh hợp nhất trong suốt ở trên cùng của chip. EPROM được sử dụng phổ biến hơn PROM vì nó cho phép các nhà sản xuất sửa đổi hoặc lập trình lại chip.
EEPROM là viết tắt của Electrically Erasable Programmable Read-Only Memory. Nó là một chip nhớ mà chúng ta có thể xóa và lập trình lại bằng cách sử dụng điện tích. EEPROM có cấu trúc gồm một bộ sưu tập các bóng bán dẫn cổng nổi. Bộ nhớ flash là một loại EEPROM có mật độ cao hơn và số chu kỳ ghi thấp hơn.
EEPROM là sự thay thế của cả PROM và EPROM. Loại chip nhớ này được sử dụng trong nhiều loại thiết bị gồm máy tính, vi mạch điều khiển, thẻ thông minh... để lưu trữ dữ liệu, xóa và lập trình lại. Theo định nghĩa, 3 loại ROM này có sự khác biệt rõ ràng về khả năng lập trình.
Với PROM, bạn chỉ có thể được ghi dữ liệu một lần lên chip nhớ trong khi EPROM là ROM có thể lập trình được, có thể xoá và sử dụng lại. Mặt khác, EEPROM là một ROM mà người dùng có thể sửa đổi, xoá hoặc lập trình lại nhiều lần thông qua điện áp thông thường. Vì vậy, đây là sự khác biệt chính giữa PROM, EPROM và EEPROM. Ngoài ra, chúng còn được phân loại thêm như sau:
Qua bài viết này, bạn đã có thể hiểu thêm về các loại ROM khác nhau như PROM, EPROM và EEPROM. Sự khác biệt giữa 3 loại ROM này khá rõ ràng về chức năng, mặc dù chúng đều là chip nhớ cho phép người dùng lập trình lên. Hiện nay, EEPROM được sử dụng phổ biến hơn PROM và EPROM.
Xem thêm:
Buffer là gì? Sự khác biệt giữa Cache và Buffer
RAM Non-ECC là gì? Khác biệt gì với ECC, ECC Unbuffered và ECC Registered
Tham khảo pediaa
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng
đặc quyền riêng tại FPT Shop
Quý khách vui lòng nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản
Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự
Cập nhật thông tin tài khoản của quý khách