So sánh MX330 vs GTX 1650 - Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau?
Với những chiếc laptop thuộc phân khúc tầm trung hoặc thấp thường được gắn card đồ họa MX330 và GTX 1650. Ở trong bài viết này, FPT Shop sẽ đưa ra những so sánh MX330 vs GTX 1650 để giúp bạn lựa chọn được một chiếc card đồ họa phù hợp với nhu cầu của mình.
Nếu như bạn đang phân vân giữa laptop sử dụng card MX330 với laptop dùng GTX 1650 thì bài viết này sẽ đưa ra những so sánh để bạn có sự lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của mình.
So sánh thông số kỹ thuật của MX330 vs GTX 1650
Trước khi đi vào tìm hiểu chi tiết về thông số kỹ thuật của hai card đồ họa này thì dưới đây là những thuật ngữ mà bạn nên biết:
- FPS (frames-per-second): Đây là thuật ngữ chỉ số khung hình hiển thị trên mỗi giây. Nếu như chỉ số FPS này càng cao thì nhân đồ họa càng mạnh và ngược lại. Nếu nhân đồ hòa mạnh sẽ mang lại những trải nghiệm game mượt mà, ít bị giật lag.
- VRAM: Hay còn được gọi là video RAM (Video Random Access Memory). VRAM có nhiệm vụ lưu trữ hình ảnh và video đang được máy tính hiển thị, nó là bộ nhớ đệm giữa CPU và card màn hình. Khi xuất hiện hình ảnh hiển thị trên màn hình thì hình ảnh đầu tiên sẽ được bộ xử lý đọc và ghi vào VRAM.
Thông tin |
MX330 |
GTX 1650 |
Năm ra mắt |
2020 |
2019 |
Bộ nhớ (VRAM) |
2 GB |
4 GB |
Average 1080p Performance |
47.5 FPS |
57 FPS |
Average 1440p Performance |
35.1 FPS |
41.7 FPS |
Average 4K Performance |
20.2 FPS |
24.8 FPS |
Bảng so sánh thông số kỹ thuật của MX330 và GTX 1650
Tìm hiểu về card đồ họa MX330
Card đồ họa MX330 được ra mắt cùng thời điểm với card đồ họa NVIDIA - MX 350 vào đầu năm 2020. Ngày từ thời điểm mới ra mắt, nó đã gây được sự chú ý của những người sử dụng laptop cần card đồ họa ở phân khúc tầm trung. So với người tiền nhiệm của nó là MX250 thì MX330 nhỉnh hơn 0.8% về mặt tốc độ. Đây là một sự cải thiện không quá đáng kể.
Card đồ họa MX330
Tuy nhiên, điểm khác biệt của nó nằm ở việc MX330 mang lại hiệu suất gần như gấp đôi khi so với Intel Iris Graphics G7 trên cùng 1 CPU i7 1065 G7. Card đồ họa MX330 sở hữu 2GB 64bit nên có thể chiến tốt các phần mềm đồ họa và chơi game nhẹ nhàng.
Tìm hiểu về card đồ họa GTX 1650
Có thể nói card đồ họa GTX 1650 là một trong những chiếc card đồ họa được yêu thích nhất trong phân khúc tầm trung. So với mức giá thì hiệu năng của nó mang lại cao cấp hơn rất nhiều, chưa bao giờ làm các game thủ thất vọng. Nếu như đặt lên bàn cân với chiếc card nổi tiếng cách đây 5, 6 năm là GTX 1050 Ti thì GTX 1650 đã được nâng cấp hơn rất nhiều về mặt hiệu suất và giá cả phải chăng hơn.
Tìm hiểu về card đồ họa GTX 1650
Chiếc card này được trang bị 4GB VRAM nên rất phù hợp với các game thủ bởi những game thế giới mở điển hình đều yêu cầu card đồ họa tối thiểu là 4 VRAM. Với chiếc card này, bạn có thể chiến mọi loại game mà không sợ bị giật, lag.
Kết quả test game thực tế giữa MX330 vs GTX 1650
Kết quả test game độ phân giải Full HD (1920x1080px)
Khi chơi game bằng hai chiếc laptop với màn hình độ phân giải Full HD 1920x1080px sử dụng card đồ họa MX330 và GTX 1650 thì kết quả hiển thị như bảng dưới đây:
Tên game |
MX330 |
GTX 1650 |
Valorant |
106 FPS |
103 FPS |
League of Legends |
100+ FPS |
286 FPS |
Counter-Strike: Global Offensive |
70 FPS |
152 FPS |
Grand Theft Auto V |
50 FPS |
42 FPS |
Assassin's Creed Valhalla |
8 FPS |
23.2 FPS |
Cyberpunk 2077 |
5.1 FPS |
23.2 FPS |
Kết quả test game độ phân giải 2K (2560x1440px)
Còn khi test game với độ phân giải 2K thì kết quả như bảng sau:
Tên game |
MX330 |
GTX 1650 |
Valorant |
70 FPS |
75 FPS |
League of Legends |
100 FPS |
141 FPS |
Counter-Strike: Global Offensive |
65 FPS |
113 FPS |
Grand Theft Auto V |
30 FPS |
26.3 FPS |
Assassin's Creed Valhalla |
8 FPS |
18.2 FPS |
Cyberpunk 2077 |
5.1 FPS |
19.2 FPS |
Kết luận
Qua những so sánh giữa MX330 vs GTX 1650 chúng ta có thể nhận thấy dù ra mắt sau 1 năm nhưng MX330 vẫn thua kém hơn rất nhiều so với GTX 1650. Mặc dù cả hai đều được sản xuất bởi NVIDIA nhưng có lẽ do việc nhắm đến mục tiêu khách hàng khác nhau nên có sự khác biệt này, dù nằm cùng một phân khúc.
Nhưng dù sao đi nữa, chiếc card nào cũng có những điểm mạnh của riêng mình nếu như được sử dụng đúng mục đích. Hi vọng với những thông tin mà FPT Shop cung cấp trong bài viết này sẽ mang lại cho bạn những so sánh khách quan nhất để lựa chọn được loại card phù hợp với mình.
>>> Xem thêm:
Cách tắt card đồ họa Onboard để dùng card màn hình rời đơn giản nhất 2023
Card đồ họa tích hợp là gì trong CPU? Có gì khác biệt so với card rời?
So sánh card đồ họa GTX và RTX của Nvidia: Nên lựa chọn dòng nào?