Sử dụng ổ đĩa lưu trữ SSD
Windows 10 đang là hệ điều hành phổ biến nhất trên laptop ở thời điểm hiện tại, hầu hết các laptop hiện nay khi mua về đều sử dụng hệ điều hành này. Tuy nhiên, các laptop sử dụng ổ đĩa HDD thường gặp lỗi Full Disk, dẫn đến tình trạng máy xử lý khá chậm chạp. Để kiểm tra lỗi này, các bạn click chuột phải ở thanh Taskbar bên dưới và chọn Task Manager, ở thẻ Process mục Disk sẽ thường hiển thị 100% hoặc 80-90%. Một phần nữa khiến máy hoạt động chậm là do ổ HDD có tốc độ đọc ghi khá chậm nên máy khởi động lâu, mở các ứng dụng hay sao chép dữ liệu cũng mất nhiều thời gian.
/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/104485/Originals/ssd.jpg)
Một trong những giải pháp dễ dàng nhất hiện nay mà hiệu quả tức thì đó là thay thế ổ cứng HDD bằng SSD. Ổ cứng SSD cho tốc độ truyền tải dữ liệu nhanh hơn rất nhiều lần so với HDD, loại bỏ hoàn toàn các lỗi Full Disk khó chịu, thời gian khởi động máy cũng chỉ khoảng 5-10 giây, mở các ứng dụng cũng nhanh hơn rất nhiều. Có thể nói, ổ cứng SSD hiện nay là điều bắt buộc phải có trên các máy tính để có được hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của ổ cứng SSD là thường có giá thành hơi cao, dung lượng cũng không được nhiều như HDD. Bạn cũng có thể lựa chọn các mẫu laptop trang bị sẵn SSD như Acer Aspire A315 hay Lenovo Ideapad 330 giá khoảng từ 9 triệu đồng.
/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/104485/Originals/Intel-Optane-Memory.jpg)
Nâng cấp dung lượng RAM
Dung lượng RAM là một trong những yếu tố thiết yếu của một chiếc máy tính. Công việc của RAM sẽ là bộ nhớ lưu trữ tạm thời các dữ liệu về ứng dụng và cung cấp các dữ liệu đó để máy tính có thể xử lý chương trình nhanh nhất có thể. Vì vậy, dung lượng RAM càng lớn thì bộ nhớ lưu trữ tạm thời càng nhiều, máy tính có được nhiều dữ liệu hơn để xử lý các tác vụ nhanh hơn. Điều này đặc biệt quan trọng khi người dùng chạy các chương trình nặng, các phần mềm sử dụng nhiều bộ nhớ như mở một lúc nhiều trình duyệt, chơi game nặng, xử lý đồ họa. Tất nhiên, dung lượng RAM không đủ sẽ ảnh hưởng đến tốc độ xử lý của máy tính. Dung lượng RAM sẽ không có tiêu chuẩn bao nhiêu là đủ, thay vào đó là tùy thuộc nhu cầu sử dụng của người dùng, nếu chỉ sử dụng cơ bản thì có thể dùng 4GB RAM, cao hơn một chút và muốn thoải mái sử dụng hơn nên sử dụng RAM 8GB hoặc 16GB.
/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/104485/Originals/maxresdefault.jpg)
Tắt các ứng dụng khởi động cùng Windows
Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến máy của bạn khởi động chậm và cần một khoảng thời gian từ vài chục giây đến vài phút để máy ổn định. Để tắt các ứng dụng không cần thiết khi khởi động, chúng ta click chuột phải vào thanh Taskbar và chọn Startup sau đó chọn các ứng dụng muốn tắt và bấm Disable là xong. Tuy nhiên, các ứng dụng của hệ thống như Windows Defender, OneDrive chúng ta nên cân nhắc bởi nó ảnh hưởng đến bảo mật hệ thống cũng như sao lưu dữ liệu.
/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/104485/Originals/00_msconfig_utility.png)
Cài đặt lại Windows
Sau một thời gian sử dụng và chúng ta cài đặt thêm nhiều phần mềm có thể gây chậm máy, lúc này chúng ta nên cài đặt lại máy. Bấm biểu tượng Windows và bấm Settings sau đó chọn Update & Security rồi chọn Recovery. Sau đó ở phần Reset this PC chúng ta chọn Start để cài đặt lại Windows. Điều lại sẽ giúp máy đặt lại như ban đầu, xóa toàn bộ cài đặt và dữ liệu trong ổ đĩa C. Vì vậy, chúng ta nên sao lưu dữ liệu quan trọng trước khi làm điều này để tránh mất dữ liệu.
Trên đây là những cách cơ bản nhất để laptop của bạn có thể hoạt động nhanh và mượt mà hơn. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến một chiếc laptop bị chậm đi sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, chúng ta cũng cần hạn chế cài đặt các phần mềm không rõ nguồn gốc, hạn chế sử dụng phần mềm lậu bởi nguy cơ nhiễm virut khá cao, người dùng cũng nên quan tâm đến CPU của máy có còn đủ mạnh để phục vụ nữa hay không.