/2018_3_23_636573627559752789_SSDvsHDD(3).png)
/2018_4_20_636598093293638875_smile-emojis-icon-facebook-funny-emotion-women-s-premium-long-sleeve-t-shirt-1500882676711.jpg)
/2018_4_20_636598093293638875_smile-emojis-icon-facebook-funny-emotion-women-s-premium-long-sleeve-t-shirt-1500882676711.jpg)
Điều gì khiến máy tính sở hữu SSD có hiệu năng vượt trội so với HDD truyền thống?
Bạn có bao giờ thắc mắc HDD và SSD trên bảng cấu hình của những chiếc máy tính là gì? Và tại sao những sản phẩm được trang bị SSD lại có hiệu năng sử dụng vượt trội hơn so với HDD truyền thống?
Bạn có bao giờ thắc mắc HDD và SSD trên bảng cấu hình của những chiếc máy tính là gì? Và lại sao những sản phẩm được trang bị SSD lại có hiệu năng sử dụng vượt trội hơn so với HDD truyền thống?
Vậy SSD - HDD là gì?
HDD có tên gọi đầy đủ là Hard Disk Drive hay còn gọi là ổ đĩa cứng hoạt động bằng cơ. Với HDD, dữ liệu được ghi lên các phiến đĩa (gọi là platter), mỗi khi muốn truy xuất dữ liệu thiết bị này sẽ mất một khoảng thời gian (gọi là seek time) để tìm kiếm tài liệu (tương tự như cách bạn tìm một chiếc áo trong tủ của mình). Tuy nhiên trên HDD, seek time này lại vô cùng nhỏ, chỉ vài mili-giây nên bạn sẽ khó mà cảm nhận được độ trễ. Nhưng cũng vì cơ chế hoạt động này những HDD có chứa nhiều dữ liệu, chúng sẽ bị phân mảnh, dẫn tới việc tốc độ truy xuất bị giảm sút (giống như ta mất thời gian tìm 1 cuốn sách trong thư viện).
SSD và tên viết tắt của Solid-State Drive, nhưng thay vì được phủ một lớp từ trên mặt đĩa cứng, các dữ liệu được lưu trữ trên những con chip bộ nhớ flash liên kết với nhau và giữ lại dữ liệu ngay cả khi không được cung cấp năng lượng. Nhờ lý do này mà SSD có được tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh vượt trội (tối thiểu là gấp 5 lần so với HDD truyền thống), cùng với đó là khả năng hoạt động êm ái và có được độ bền cũng khả năng chống sốc ổn định.
Cả SSD và HDD đều có cùng một chức năng: Khởi động hệ thống, lưu trữ các ứng dụng và các tập tin cá nhân của bạn. Tuy nhiên, mỗi loại hình lưu trữ có tính năng độc đáo của riêng mình. Và câu hỏi đặt ra là, đâu là sự khác biệt, và những ưu điểm nào khiến cho SSD vượt trội hoàn toàn với HDD truyền thống?
Sự khác nhau giữa SSD và HDD
- Tốc độ: Đây là yếu tố quan trọng bậc nhất thể hiện rõ sự khác biệt giữa SSD và HDD. Với HDD, máy tính của bạn chắc chắn sẽ có thời gian khởi động rất lâu (trên dưới 1 phút), chưa kể sau khi khởi động máy tính cũng sẽ cần thêm một khoảng thời gian để các ứng dụng được tối ưu và hoạt động một các trơn tru. Ngược lại, một máy tính sử dụng SSD lại có tốc độ khởi động cực kì nhanh, chỉ trong vòng 10s là bạn đã có thể sử dụng máy với đầy đủ chức năng. Bên cạnh đó, thời gian cài đặt game hay mở ứng dụng của SSD cũng nhanh hơn nhiều so với HDD. Bằng chứng rõ ràng nhất chính là điểm số PC Mark của những máy tính sử dụng SSD sẽ cho kết quả cao hơn rất nhiều so với HDD có cùng thông số cầu hình.
- Độ bền: Ổ cứng SSD không có bộ phận chuyển động, vì vậy nó có nhiều khả năng để giữ cho dữ liệu của bạn an toàn trong trường hợp bạn làm rơi ba-lô máy tính xách tay hoặc hệ thống của bạn bị lung lay bởi những lần “lỡ tay” trong khi nó đang hoạt động. Hầu hết các ổ đĩa cứng HDD đều không đọc/ghi khi hệ thống được tắt vì thế các dữ đang được đọc/ghi sẽ bay trên bề mặt đĩa ghi hàng trăm dặm một giờ khi chúng bắt đầu hoạt động.
- Tiếng ồn: Ngay cả ổ cứng HDD chạy khá êm cũng sẽ phát ra một chút tiếng ồn khi nó được sử dụng từ các ổ đĩa hoặc đầu đọc di chuyển qua lại, đặc biệt là nếu nó nằm trong một hệ thống được làm hoàn toàn bằng kim loại. Ổ cứng HDD nhanh hơn sẽ tạo ra nhiều tiếng ồn hơn so với những ổ cứng chậm. Ngược lại, ổ cứng SSD lại hầu như không có tiếng ồn nào khi hoạt động, bởi nó chỉ đơn thuần là những chip nhớ flash được tích hợp vào trong hệ thống.
- Dung lượng: Nếu như trước đây HDD tỏ ra vượt trội so với SSD về dung lượng lưu trữ khi đem đến cho người dùng những chiếc ổ cứng có bộ nhớ hàng TeraByte thì hiện nay SSD vượt lên hoàn toàn khi công ty Nimbus Data mừa mới giới thiệu chiếc SSD có dung lượng lên đến 100TB chuyên dành cho các máy chủ, trung tâm dữ liệu cần các ổ cứng dung lượng lớn và khả năng truy xuất nhanh.
- Giá thành: Với những yêu điểm cũng như tốc độ lưu trữ vượt trội của mình, ổ cứng SSD đắt hơn nhiều so với ổ cứng HDD về số tiền phải bỏ ra trên mỗi GB. Ví dụ nếu có trong tay 1.500.000đ bạn đã có thể sở hữu cho mình HDD có dung lượng lên tới 1TB nhưng với SSD thfi con số này chỉ dừng lại ở mức 120GB.
Tuy nhiên, SSD không phải không có nhược điểm, bởi dù sao nó cũng là một thiết bị điện tử và sẽ bị “thoái hóa” khi sử dụng trong thời gian dài (mỗi tế bào trong ngân hàng bộ nhớ flash có một số hạn chế về thời gian nó có thể được viết và xóa). Nhưng bạn đọc cũng không cần quá lo lắng, bởi nhờ vào công nghệ TRIM được đưa vào ổ SSD, nó sẽ tự động tối ưu hóa các chu kỳ đọc/ghi giúp bạn có nhiều khả năng loại bỏ các hệ thống lỗi thời trước khi bắt đầu vào các lỗi đọc/ghi.
Rõ ràng với những công nghệ và hiệu năng vượt trội của mình, SSD sẽ là một nâng cấp sáng giá cho chiếc mày tính già cỗi mà bạn đang sở hữu. Tin tôi đỉ, chỉ một nâng cấp nhỏ này thôi cũng có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm trên thiết bị của bạn.
Phước Sang