Tìm hiểu về cấu tạo của nồi cơm điện và chức năng mỗi bộ phận
Cùng FPTShop tìm hiểu cấu tạo của nồi cơm điện cũng như các chức năng của từng bộ phận. Từ đó sẽ giúp bạn nắm rõ cách hoạt động và sử dụng chức năng phù hợp để kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Nồi cơm điện hiện nay là một thiết bị điện gia dụng vô cùng quen thuộc với người dùng Việt Nam, nhưng hẳn nhiều người chưa từng để ý đến cấu tạo của món đồ điện này. Trong bài này sẽ giúp bạn tìm hiểu sơ qua về cấu tạo của nồi cơm điện và chức năng của từng bộ phận.
Xem thêm:
- Nồi cơm điện cao tần là gì? Có ưu điểm gì so với nồi cơm điện thường?
- Nồi cơm tách đường là gì? Cách hoạt động và lợi ích ra sao so với nồi cơm điện thông thường?
Cấu tạo của nồi cơm điện và chức năng cụ thể
Nồi cơm điện hiện nay được phân thành 2 loại chính là nồi cơm điện thường và nồi cơm điện tử (còn gọi là nồi cơm điện từ hay nồi cơm cao tần). Tuy nhiên về mặt cấu tạo thì cả hai đều có các bộ phận chính như sau.
1. Vỏ nồi
Như tên gọi, đây là lớp vỏ bọc bên ngoài cùng của nồi cơm, thường được làm bằng chất liệu nhựa để đạt được hiệu quả cách điện và cách nhiệt nhằm đảm bảo an toàn cho người dùng. Cá biệt sẽ có một số dòng nồi cơm điện dùng chất liệu thép không gỉ để làm vỏ.
Nồi cơm điện tử Sunhouse mama 1.8 lít SHD8903
Chức năng:
- Giúp nhiệt độ nồi duy trì ổn định trong suốt quá trình nấu, đồng thời giữ ấm tốt hơn.
- Bảo vệ các bộ phận ở bên trong nồi cơm, đồng thời đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Tăng tính thẩm mỹ cho nồi.
2. Nắp nồi
Hiện nay hầu hết nồi cơm điện loại cũ dùng nắp rời, còn các nồi cơm điện tử dùng nắp gài.
- Loại nắp rời: Nắp làm bằng inox, ở trên cùng có phần núm bằng nhựa cách nhiệt để cầm nắm. Nắp loại này dễ vệ sinh và lau chùi, nhưng lại gây thoát nhiều hơi nước trong lúc nấu, với người không cẩn thận hay trẻ con táy máy nồi trong lúc nồi đang nấu sẽ rất dễ bị bỏng.
- Loại nắp gài: Nắp dính liền với phần vỏ nồi nên muốn vệ sinh phải gỡ phần nắp trong ra để rửa, tuy nhiên ít thất thoát hơi nước hơn và đảm bảo an toàn cho người dùng hơn.
Chức năng:
- Giữ lại hơi nước khi nấu cơm
- Che chắn cho nồi cơm.
3. Mâm nhiệt
Là bộ phận tạo nhiệt chính cho nồi cơm, thường được bố trí ở dưới đáy nồi và có các rãnh truyền nhiệt để truyền nhiệt lượng đến khắp bề mặt xoong nồi.
Chức năng: Tạo nhiệt để nấu cơm và giữ ấm cho nồi.
Xem thêm: [Top 5] mẫu nồi cơm điện tốt nhất 2021 nấu ngon mà giá lại rất rẻ
4. Xoong
Xoong hay còn được gọi là nồi trong, là bộ phận trực tiếp chứa gạo và nước để nấu thành cơm. Hiện nay xoong có xu hướng được làm bằng chất liệu hợp kim hơn để nhẹ hơn và có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, ngoài ra mặt trong của xoong thường được phủ thêm một lớp chống dính để hạn chế tình trạng cơm chín dính vào thành xoong, khi xới cơm lẫn khi rửa nồi sẽ dễ dàng hơn.
Chức năng: Nấu cơm và đựng cơm.
5. Bộ phận điều khiển
Như tên gọi, là công tắc để chọn giữ 2 chế độ Nấu và Giữ ấm của nồi. Với các nồi cơm đơn giản thì bộ phận điều khiển chỉ gồm 1 công tắc dạng nút bật, còn với nồi cơm điện tử thì bảng điều khiển sẽ phức tạp hơn, gồm nhiều phím bấm cơ hoặc một bảng điều khiển cảm ứng.
Chức năng: Chọn chế độ để nấu cơm.
Xem thêm: