/2023_3_1_638132900124412117_cac-loai-mat-kinh-bep-tu-thumb.jpg)
/2023_10_25_638338459519947351_avtt.jpg)
/2023_10_25_638338459519947351_avtt.jpg)
Tìm hiểu các loại mặt kính bếp từ được sử dụng phổ biến hiện nay
Mặt kính bếp từ thường được làm từ những vật liệu vừa có độ sáng bóng cao đồng thời chịu lực, chịu nhiệt tốt và chống trầy xước, dễ dàng lau chùi. Bài viết sau sẽ giới thiệu đôi nét về các loại mặt kính bếp từ phổ biến.
Mặt kính là một phần quan trọng trong cấu tạo của một chiếc bếp điện từ. Bộ phận này tiếp xúc trực tiếp với xoong nồi cũng như trực tiếp chịu tác động của con người thông qua các thao tác điều chỉnh bảng điều khiển. Mỗi thương hiệu sẽ sử dụng những chất liệu khác nhau để gia công mặt kính bếp từ. Dưới đây là một số loại mặt kính phổ biến nhất.
1. Kính chịu nhiệt
Kính chịu nhiệt là loại kính thường thấy ở trên các dòng bếp từ giá rẻ đến trung bình. Ưu điểm của chất liệu này là có độ sáng bóng cao, chịu được nhiệt độ khoảng dưới 700 độ C. Đồng thời có khả năng chống va đập khá tốt, không bị biến dạng khi ở nhiệt độ cao.
2. Mặt kính EuroKera
Mặt kính EuroKera (viết tắt là K+), được tạo ra bởi Saint-Gobain và Corning Inc vào những năm 1990. Đây là loại mặt kính được sản xuất từ sợi gốm Ceramic thủy tinh siêu bền. Nó có khả năng chịu được nhiệt độ cao lên đến khoảng 700 ºC đồng thời chịu ngoại lực cũng khá tốt, cho độ bền cao.
Kính Ceramic
Kính Ceramic còn gọi là sứ thủy tinh, một trong những loại mặt kính bếp điện từ phổ biến nhất hiện nay. Bề mặt kính Ceramic sở hữu nhiều Silic nên có thể chịu đựng được sức nóng lên đến 1000 ºC. Khi bị bám bẩn, bạn chỉ cần dùng chiếc khăn ẩm để lau qua là mặt kính lại sáng bóng như mới.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại mặt kính bếp từ này là khá yếu, không chịu được ngoại lực mạnh nên khi sử dụng cần hết sức cẩn thận để tránh làm trầy xước hoặc vỡ mặt bếp. Một số dòng bếp từ Sunhouse, bếp từ Magic,... đang sử dụng mặt kính Ceramic.
3. Kính Kanger
Kanger là loại mặt kính của Trung Quốc được sử dụng trong nhiều các thiết bị gia dụng nhà bếp như: lò nướng, bếp từ, lò vi sóng, bếp gas,.... Với ưu điểm hệ số giãn nở nhiệt rất thấp, mặt kính Kanger chịu được nhiệt độ khoảng từ dưới 800°C, khả năng chống sốc nhiệt khoảng 500°C. Ngoài ra, nó cũng có hiệu suất chống mài mòn tốt, độ dẫn nhiệt thấp, cách điện tốt.
4. Kính Schott Ceran
Kính Schott Ceran được sản xuất bởi Tập đoàn Công nghệ Quốc tế SCHOTT. Đây là một mẫu gốm kính cao cấp, bền bỉ được làm từ gốm sứ thủy tinh đặc biệt, đảm bảo về chất lượng. Nó có khả năng chịu lực cao, chống trầy xước và va đập tốt, chịu được nhiệt độ từ 700 - 1000°C.
Một ưu điểm nổi bật không thể bỏ qua của loại mặt kính bếp từ này là chịu sốc nhiệt cực “đỉnh”, kể cả khi đổ nước đá lạnh lên mặt bếp đang nóng cũng khó khiến mặt kính bị nứt vỡ. Các dòng bếp từ Hafele đang sử dụng mặt kính Schott Ceran.
4. Kính Black Hegon
Kính Black Hegon có nguồn gốc từ Đức, giá thành rẻ nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu nhiệt tốt, chống trầy xước và dễ vệ sinh. Đây cũng là lý do vì sao loại kính này được khá nhiều hãng sản xuất thiết bị nhà bếp ưa chuộng.
6. Mặt kính Nippon
Kính Nippon được sản xuất bởi công ty Nippon Electric Glass của Nhật. Loại mặt kính bếp từ này cũng được sử dụng khá phổ biến với độ an toàn tương đương kính Schott Ceran.
7. Kính Crystallite
Mặt kính bếp điện từ Crystallite được làm từ những tinh thể pha lê, có cấu tạo gần giống Ceramic nhưng khả năng chịu nhiệt tốt (khoảng dưới 800°C) và độ sáng bóng rất cao.
Crystallite dẫn nhiệt theo phương thẳng đứng giúp nhiệt tập trung vào khu vực đáy nổi, hạn chế thất thoát nhiệt lượng ra ngoài. Một số dòng bếp từ Kangaroo đang được trang bị loại mặt kính này.
Xem thêm: Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi bếp từ vào điện nhưng không bật được
8. Kính chịu lực chịu nhiệt
Kính chịu lực chịu nhiệt là loại mặt kính bếp từ cao cấp nhờ ưu điểm bền bỉ trước mọi điều kiện thời tiết, lực va đập hay sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ. Nó được làm từ kính cường lực chất lượng cao, sáng bóng, dễ lau chùi.
So với mặt kính thông thường, kính chịu lực chịu nhiệt có thể chịu được lực va đập cao hơn đến 4 - 5 lần, khả năng chịu nhiệt dưới 2400°C.
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã hiểu hơn về các loại chất liệu làm mặt kính bếp từ. Bạn nên căn cứ vào đặc điểm từng loại để lựa chọn được chiếc bếp điện từ phù hợp nhất.
Xem thêm: