/2024_5_30_638527074880325163_qua-nong-3.png)
/32cec144_68a3_4e95_9435_e0515f5cda30_68fa9d2549.jpg)
/32cec144_68a3_4e95_9435_e0515f5cda30_68fa9d2549.jpg)
Thời tiết quá nóng ảnh hưởng sức khỏe ra sao? Cách đối phó với nắng nóng
Thời tiết quá nóng khiến cho cơ thể chúng ta có những biểu hiện bị sốc nhiệt, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Vậy làm thế nào để điều hòa thân nhiệt khi gặp nắng nóng, đâu là cách phòng tránh hữu ích? Cùng FPT Shop tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây.
Cơ thể con người có các cơ chế điều hòa giúp duy trì nhiệt độ ổn định, tuy nhiên khả năng này cũng có giới hạn. Trong môi trường khắc nghiệt kéo dài, đặc biệt là khi thời tiết quá nóng, cơ thể sẽ không đủ khả năng bù trừ nhiệt độ, dẫn đến các rối loạn, sốc nhiệt và thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, việc trang bị kiến thức để điều hòa thân nhiệt khi cơ thể bị bệnh lý do nhiệt là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về vấn đề này.
Cơ thể chịu nhiệt quá nóng gây ra bệnh lý gì?
Cơ thể chịu nhiệt quá nóng có thể dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm từ nhẹ đến nặng, bao gồm:
- Kiệt sức do nóng: Đây là tình trạng mất nước và muối khoáng do đổ mồ hôi quá nhiều, thường gặp ở trẻ em, người già và người có bệnh lý nền. Triệu chứng bao gồm: Khát nước, da khô, nóng, mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, chuột rút, buồn nôn và nôn.
- Say nắng: Đây là tình trạng nặng hơn kiệt sức do nóng, nếu không được điều trị kịp thời và hiệu quả, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 80%. Bệnh nhân bị say nắng dễ bị mất sức và khó duy trì chức năng thần kinh bình thường. Các cơ chế bù trừ sự thoát nhiệt của cơ thể hoạt động kém, đồng thời chức năng thần kinh trung ương cũng bị suy giảm. Một số triệu chứng bao gồm: Nhiệt độ cơ thể cao trên 40°C, da khô, nóng, đỏ, mất ý thức, co giật, hôn mê.
- Suy đa cơ quan: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của say nắng, xảy ra khi các cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do thiếu máu và oxy. Triệu chứng của suy đa cơ quan gồm có huyết áp thấp, suy tim, suy thận, suy gan, nặng hơn có thể gây tử vong.
Ngoài ra, cơ thể chịu nhiệt quá nóng còn có thể gây ra các bệnh lý khác như:
- Phát ban do nóng: Là những nốt mẩn đỏ và ngứa xuất hiện trên da, thường gặp ở trẻ em. Ngoài ra, da có thể bị phồng rộp và bong tróc do bỏng nắng.
- Mất cân bằng điện giải: Mất nước và muối khoáng có thể dẫn đến mất cân bằng điện giải, gây ra các triệu chứng như chuột rút, nhức đầu và rối loạn nhịp tim.
Một số nguyên nhân của bệnh do nhiệt
Kiệt sức do tập thể dục dưới nắng nóng hoặc say nắng
Trong trường hợp này, cơ thể mất đi một lượng lớn nước và muối thông qua việc đổ nhiều mồ hôi, đặc biệt khi làm việc hoặc tập luyện vất vả. Việc mất đi muối và nước trong cơ thể sẽ làm xáo trộn hệ tuần hoàn, ảnh hướng tới các chức năng não bộ. Những người có bệnh lý nền về tim, phổi, thận hoặc đang trong quá trình ăn kiêng muối có thể dễ bị kiệt sức khi trời nắng nóng.
Không hoạt động gắng sức nhưng vẫn bị sốc nhiệt
Đây là nguyên nhân gây ra bệnh lý về nhiệt nghiêm trọng nhất, xảy ra khi cơ thể chịu đựng hoặc phơi mình trong cái nóng dài và gay gắt, dẫn đến mất khả năng tự làm mát và bị sốc nhiệt. Những người có các tình trạng bệnh như xơ cứng bì hoặc u xơ nang, gây suy giảm khả năng điều tiết mồ hôi có nguy cơ bị sốc nhiệt cao hơn.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây ra bệnh lý do nhiệt có thể kể đến như các yếu tố làm giảm khả năng làm mát cơ thể như bệnh béo phì, nhiệt độ môi trường cao, mặc quần áo dày,... Ngoài ra, mất cân bằng điện giải ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý điều hòa nhiệt.
Cách xử lý khi chịu nhiệt quá nóng
Đối với tình trạng bị chuột rút khi thân thể quá nóng
Để xử lý các vấn đề do nhiệt gây ra, việc quan trọng nhất là tránh xa khỏi môi trường quá nóng và cung cấp nước cho cơ thể. Cụ thể, người bị chuột rút khi thân nhiệt quá nóng cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước lọc hoặc nước ép, nước điện giải và các món ăn có độ mặn vừa phải để cơ thể được khỏe trở lại. Xoa bóp nhẹ nhàng hoặc bóp mạnh vào vùng cơ bị co cứng giúp làm dịu đi các cơn chuột rút, có thể đắp khăn ướt lên vùng bị chuột rút để giảm đau. Trong những trường hợp nghiêm trọng, các cơn chuột rút do nhiệt không thuyên giảm sau 1 giờ, bạn cần phải tìm sự trợ giúp y tế kịp thời.
Đối với tình trạng kiệt sức do nhiệt và sốc nhiệt
Trước hết, hãy di chuyển nạn nhân ra khỏi môi trường nóng, tới nơi mát mẻ, thoáng khí và gọi ngay dịch vụ y tế khẩn cấp. Sau đó, bạn có thể cho bệnh nhân uống từng ngụm nhỏ nước khi còn tỉnh, nếu họ đang trong tình trạng đờ đẫn hoặc đã mất tri giác thì không nên cho uống.
Trong khi chờ đợi nhân viên y tế, có thể cởi bỏ quần áo bệnh nhân và làm mát bằng cách dùng khăn thấm nước lau lên người. Đặt túi đá lạnh vào vùng háng, cổ, nách hoặc sử dụng quạt để làm mát. Theo dõi nhiệt độ cơ thể và dừng làm mát khi nhiệt độ trở về bình thường hoặc liên hệ bác sĩ đến hỗ trợ.
Sốc nhiệt có thể xảy ra nhanh chóng và gây tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bạn cần nhanh chóng sơ cứu người có dấu hiệu bị sốc nhiệt và gọi chăm sóc y tế khẩn cấp.
Cách phòng ngừa các bệnh lý về nhiệt khi quá nóng
Những bệnh liên quan đến nhiệt như sốc nhiệt đều có nguy cơ gây tử vong. Vì vậy, khi thời tiết nắng nóng, bạn cần biết các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe như sau:
- Uống đủ nước: Hãy uống nhiều nước, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng để duy trì độ ẩm cơ thể và phòng tránh mất nước. Nước suối là cách để bù nước và tránh mất nước tốt nhất. Nếu trong tình huống có nguy cơ mất điện giải do toát mồ hôi nhiều và rối loạn cân bằng nước, bạn cần bổ sung các loại nước điện giải.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với nắng: Bạn nên tránh ở ngoài trời trong những khoảng thời gian nắng gắt nhất của ngày, từ khoảng 11h trưa đến 15h chiều. Nếu phải ra ngoài, bạn cần che chắn cơ thể bằng mũ, áo dài tay và kính râm.
- Kiểm soát nhiệt độ môi trường: Sử dụng điều hòa, quạt hoặc các biện pháp làm mát khác để giữ nhiệt độ phòng ở mức độ dễ chịu.
- Giảm cường độ hoạt động: Hãy giảm bớt các hoạt động nặng nhọc, tránh luyện tập quá sức khi trời nóng. Việc gắng sức kéo dài sẽ dẫn đến mất mồ hôi nhiều, do đó, bạn nên điều chỉnh lại cường độ hoạt động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Giữ vệ sinh cá nhân: Tắm rửa thường xuyên, thay quần áo ẩm ướt do mồ hôi toát ra nhiều.
- Chú ý đến những dấu hiệu sốc nhiệt: Theo dõi các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, nhức đầu và da bị mẩn đỏ để được sơ cứu và chăm sóc y tế kịp thời.
Với những biện pháp đơn giản này, bạn có thể hạn chế nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến sốc nhiệt và tận hưởng mùa hè một cách an toàn.
Tạm kết
Bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn một số cách xử lý và phòng ngừa khi cơ thể gặp tình trạng sốc nhiệt do thời tiết quá nóng hoặc các yếu tố khác gây ra. Mong rằng với những thông tin hữu ích trên, bạn đọc đã có thêm kiến thức để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bản thân và những người xung quanh.
Xem thêm:
- Freezer là gì? Hướng dẫn cách chỉnh nhiệt độ Freezer phù hợp với gia đình trong mùa hè nóng bức
- Lưới lọc điều hòa có tác dụng gì? Ưu điểm và nhược điểm của lưới lọc điều hòa
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ mua điều hòa chính hãng đến từ các thương hiệu uy tín, thì FPT Shop là một địa chỉ đáp ứng các nhu cầu của bạn. FPT Shop cam kết mang đến cho bạn các sản phẩm điều hòa chất lượng, giá tốt cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn.
Xem nhanh tại đây: Máy Lạnh - Điều Hòa