Nguyên nhân, cách khắc phục cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện và chữa cơm cháy tạm thời
Bạn đã bao giờ nấu cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện chưa? Nếu khi nấu cơm bạn gặp phải tình trạng cơm bị cháy đen dưới đáy nồi mà không biết nguyên nhân do đâu, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm ra lý do để khắc phục nhanh chóng, tránh lãng phí gạo và không bị hỏng nồi làm tốn kém chi phí sửa chữa.
Nếu cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện có thể do nồi cơm điện chất lượng kém hoặc do người dùng sử dụng không đúng cách. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải quyết tình trạng nồi cơm điện nấu cơm bị cháy ở đáy nồi, áp dụng cho cả nồi cơm điện cơ và điện tử.
Nguyên nhân cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện
Do lỗi rơ le nhiệt
Thông thường, cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện thường xuất hiện ở các loại nồi cơm điện cũ sử dụng lâu ngày. Sau một thời gian sử dụng, nồi sẽ bắt đầu chuyển sang nút ủ ấm mặc dù cơm chưa chín, bắt buộc người dùng phải nhấn lại nút nấu. Thói quen này làm căng lò xo nén giữa rơ le nhiệt và đáy nồi. Lực nén yếu này sẽ khiến rơ le nhiệt kém nhạy hơn trước và khiến cơm bị cháy.
Nếu phát hiện nồi cơm điện bị yếu, người dùng không tự ý tháo sửa nồi cơm điện tại nhà. Cách tốt nhất là mang đến cửa hàng sửa chữa để được kiểm tra và xử lý đúng.
Chất lượng nồi
Trước khi mua nồi, người dùng nên chú ý 2 điều là lòng nồi bên trong và chất liệu chống dính. Nếu nồi kém chất lượng, lớp chống dính sẽ dễ bị hư hỏng, lòng nồi bên trong sẽ bị móp, ảnh hưởng đến chất lượng cơm. Lúc này cơm sẽ có mùi hôi và bị cháy, ăn cơm cháy có thể gây hại cho sức khỏe. Vì vậy hãy kiểm tra xem tình trạng nồi cơm điện hiện tại của bạn có các vấn đề như trên không. Nếu có, hãy mua nồi cơm điện mới để đảm bảo sức khỏe và dinh dưỡng cho gia đình.
Lượng gạo không phù hợp với dung tích nồi
Một trong những lý do khiến cơm bị cháy ở dưới đáy nồi là do lượng gạo không phù hợp với dung tích nồi. Điều chỉnh lượng gạo trong nồi cơm điện giúp cơm được nấu chín hoàn toàn và dẻo thơm. Trước khi mua nồi cơm điện, bạn nên cân nhắc dung tích sử dụng với số lượng thành viên trong nhà.
- Chọn nồi cơm điện dung tích 0.6 - 0.8 lít cho gia đình có 1 - 2 người.
- Chọn nồi 1 - 1.5 lít cho gia đình có từ 2 - 4 người.
- Chọn nồi 1.8 - 2 lít cho gia đình có 4 - 6 người.
- Chọn nồi 2.2 - 2.5 lít cho gia đình có 6 - 8 người.
Bật nút nấu nhiều lần
Nếu bạn có thói quen bật nút nấu nhiều lần vì sợ cơm không chín hoặc cho quá nhiều nước và muốn bật lại nút nấu để cơm không bị nhão thì đây có thể là nguyên nhân cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện. Thậm chí điều này khiến mâm nhiệt bị hỏng do dòng điện chập chờn.
- Nếu bạn đang nấu lượng gạo vượt quá dung tích nồi thì nên chia thành nhiều lần nấu hoặc đổi sang nồi có dung tích lớn hơn.
- Nếu bạn đổ quá nhiều nước và sợ cơm bị nhão thì có thể đặt một lát bánh mì lên trên và đậy lại một lúc để bánh thấm hết nước và cơm sẽ khô ráo hơn.
Đặt chế độ nấu không đúng
Nồi cơm điện tử có nhiều chế độ nấu, nếu bạn chưa quen sử dụng, chọn sai chế độ nấu với loại gạo thì có thể nấu cơm bị cháy. Với công nghệ cảm biến nhiệt thông minh, mỗi chế độ đã được cài đặt nhiệt độ và thời gian nấu khác nhau phù hợp với từng món ăn, loại gạo nên bạn cần phải lựa chọn chế độ nấu phù hợp để có thành phẩm như mong muốn.
Bộ phận gia nhiệt bị hỏng
Sau khi cắm điện, chọn chế độ nấu mong muốn, bộ điều khiển cung cấp điện cho bộ phận gia nhiệt, bộ phận này chuyển điện thành nhiệt để làm nóng nồi và nấu chín cơm. Do đó, nếu bộ phận gia nhiệt có vấn đề, nhiệt lượng truyền vào nồi không đủ khiến nồi cơm điện nấu cơm bị cháy.
Hư hỏng bộ phận gia nhiệt có thể do bị va đập mạnh trong quá trình sử dụng hoặc vệ sinh không đúng cách. Để tránh cơm bị cháy ở đáy nồi và khiến bộ phận gia nhiệt gặp trục trặc, bạn nên vệ sinh sau mỗi lần nấu cơm, tránh để nhiệt độ quá cao trong thời gian dài.
Xem thêm: Nồi cơm điện bị cháy: Nguyên nhân và cách khắc phục bạn cần biết
Cách khắc phục cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện
Nếu chưa có thời gian để sửa nồi cơm điện thì bạn có thể sử dụng một số mẹo tạm thời sau đây để xử lý cơm bị cháy. Lưu ý đây chỉ là giải pháp tạm thời sau khi nấu cơm xong:
- Xúc phần cơm chưa bị cháy ra và kiểm tra xem đã chín chưa. Khi cơm đã chín nhưng có mùi khét thì cho bánh vào và đậy nắp lại để giảm bớt mùi cháy.
- Nếu cơm chưa chín, đặt nồi hoặc chảo lên bếp, đổ một ít nước tùy theo độ chín của cơm, để lửa nhỏ và hấp chín cơm bằng hơi.
- Nếu cơm đã nấu lâu nhưng vẫn còn sống thì nên bỏ đi và nấu lại cơm vì gạo đã bị trương, không còn ngon nữa.
Tạm kết
Với những thông tin trên, FPT Shop đã giải thích cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện có thể do thói quen của người dùng hoặc lỗi cho nồi cơm điện,... Nếu lỗi của nồi cơm điện thì nên đem đến cửa hàng sửa chữa và tạm thời khắc phục cơm cháy bằng những cách trên.
Xem thêm:
- Nồi cơm điện nấu cơm bị khê, “chữa cháy” ngay bằng thứ có sẵn trong bếp
- Nồi cơm điện nấu cơm bị sống: Nguyên nhân và cách xử lý
Bài viết trên đã chỉ ra những nguyên nhân khiến cơm bị cháy ở đáy nồi cơm điện. Để đảm bảo chất lượng cơm hãy đảm bảo mua sản phẩm chính hãng, chất lượng. Bạn có thể tham khảo các loại nồi cơm điện đến từ thương hiệu uy tín đang bán tại FPT Shop dưới đây.