/cach_lam_nau_xoi_ngu_sac_tu_rau_cu_qua_0_c73cfd35e9.jpg)
/5fb13bac_e93e_49eb_84e9_cdaa184321fc_4f7fa3f245.jpg)
/5fb13bac_e93e_49eb_84e9_cdaa184321fc_4f7fa3f245.jpg)
Cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả vừa dẻo mềm, thơm ngon vừa bổ dưỡng cho cả gia đình
Xôi ngũ sắc vốn là món ăn thơm ngon, dễ làm mà vẫn nổi bật, ý nghĩa trên mâm cúng Việt. Mỗi màu sắc trên món xôi tượng trưng cho những khát vọng, mong ước của người dân đối với cuộc sống. Trong bài viết này FPT Shop sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả dẻo, ngon lại bổ dưỡng nhé!
Xôi ngũ sắc vốn là món ăn thơm ngon, dễ làm mà vẫn nổi bật, ý nghĩa trên mâm cúng Việt. Mỗi màu sắc trên món xôi tượng trưng cho những khát vọng, mong ước của người dân đối với cuộc sống. Trong bài viết này FPT Shop sẽ hướng dẫn cho bạn cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả dẻo, ngon lại bổ dưỡng nhé!
Ý nghĩa của xôi ngũ sắc
Xôi ngũ sắc (hay còn gọi là cơm đen cơm đỏ) vốn là đặc sản ẩm thực của núi rừng Tây Bắc. Xôi ngũ sắc có tên gọi như vậy vì được tạo thành từ 5 màu sắc chính, gồm: Trắng, đỏ, xanh, tím và vàng. Các màu sắc này tượng trưng cho yếu tố thiên nhiên, tương ứng với ngũ hành mang thông điệp ý nghĩa sâu sắc về tâm linh, nhân sinh quan.
Cụ thể, màu đỏ (Hỏa) là biểu tượng của lửa, thể hiện cho sự no ấm, đủ đầy; màu vàng (Thổ) đại diện cho cây lúa cùng các loại cây hoa màu, ngũ cốc; màu tím (Thủy) đại diện cho đất đai trù phú, màu mỡ; màu trắng (Kim) thể hiện cho tình yêu thủy chung và màu xanh (Mộc) gắn với trang phục truyền thống của người dân tộc.
Vào mỗi dịp trọng đại hay lễ Tết truyền thống, xôi ngũ sắc không thể thiếu trên các mâm cỗ cúng. Điều này thể hiện cho tinh thần đoàn kết, gắn bó và giữ gìn các giá trị truyền thống tốt đẹp, góp phần làm cho ngày lễ trở nên ấm áp, ý nghĩa hơn.
Bên cạnh đó, xôi ngũ sắc còn mang ý nghĩa tốt đẹp về mặt phong thủy. Mỗi màu sắc của món xôi đại diện cho các năng lượng khác nhau, thể hiện cho sự sung túc, thịnh vượng và hạnh phúc. Có thể nói, đây là món ăn thể hiện cho sự linh thiêng, gắn kết cũng như phản ánh đời sống tinh thần phong phú của người Việt.

Cách làm xôi ngũ sắc từ rau củ quả
Cách làm xôi ngũ sắc từ các loại rau củ quả thường chia làm 2 công đoạn chính, gồm: Tạo màu tự nhiên cho xôi và đồ, hấp xôi. Bạn có thể hơi mất thời gian để chuẩn bị nhưng cách chế biến lại vô cùng đơn giản.
- Thời gian chuẩn bị: Khoảng 7 - 8 tiếng (có thể ngắn hơn)
- Thời gian hấp: Khoảng 30 phút
Nguyên liệu
Các nguyên liệu nấu xôi ngũ sắc mà bạn cần chuẩn bị gồm:
- Gạo nếp
- Lá dứa
- Nghệ tươi
- Lá cẩm hoặc hoa đậu biếc
- Nước cốt dừa
- Rượu trắng
- Quả gấc
- Đường
- Muối
- Nước cốt dừa
- Dụng cụ: Nồi hấp, bếp từ, máy xay sinh tố, rây lọc, tô nhỏ, khăn khô, giấy nến,..
Sơ chế nguyên liệu
Đầu tiên, bạn lấy gạo nếp đem đi vo sạch rồi ngâm với nước lạnh trong khoảng thời gian từ 6 - 8 tiếng để gạo khi nấu được mềm, dẻo và có mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, bạn không nên ngâm gạo nếp lâu hơn mức thời gian trên vì có thể khiến gạo bị nở quá mức. Khi nấu, xôi rất dễ bị nhão.

Với các nguyên liệu để tạo màu cho xôi ngũ sắc như: Lá cẩm, lá dứa thì bạn đem đi rửa sạch, cắt thành từng khúc nhỏ. Còn nghệ tươi rửa sạch, bỏ vỏ.
Tạo màu tự nhiên cho xôi ngũ sắc
Màu xanh từ lá dứa
Để tạo màu xanh lá cho món xôi, bạn lấy lá dứa đã rửa sạch, cắt khúc nhỏ rồi cho vào máy xay sinh tố, thêm ít nước lọc rồi xay nhuyễn. Tiếp đến, bạn sử dụng rây lọc để lấy nước cốt màu xanh, bỏ bã.

Màu tím từ lá cẩm
Lá cẩm sau khi rửa sạch, bạn cho vào nồi, thêm nước lọc rồi đun sôi trong khoảng 5- 10 phút để ra nước màu nâu đậm. Tiếp đến, bạn vớt hết lá, lọc qua rây, bỏ bã và để nguội sẽ được màu tím rất tươi.
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng hoa đậu biếc để có phần xôi ngũ sắc màu tím hấp dẫn. Theo đó, bạn sử dụng khoảng 15- 20 hoa đậu biếc tươi hoặc khô đun sôi cùng nước lọc. Sau đó, bạn dầm nhuyễn hoa, lọc qua rây để được phần nước cốt, vắt thêm một ít nước cốt chanh tươi để ra được màu tím đẹp mắt.
Màu vàng từ nghệ tươi
Cách tạo màu vàng cho xôi ngũ sắc rất đơn giản. Bạn lấy nghệ tươi đã bỏ vỏ mang giã nhuyễn. Tiếp đến, bạn thêm ít nước lọc, khuấy đều rồi đem đi lọc qua rây để lấy nước cốt màu vàng. Ngoài nghệ tươi, bạn cũng có thể sử dụng 1 muỗng bột nghệ khô, hòa cùng nước lọc để được màu vàng ưng ý.

Màu đỏ từ quả gấc
Trái gấc tươi có màu đỏ bắt mắt. Bạn chỉ cần lấy thịt gấc tươi, thêm chút rượu trắng rồi bóp cho kỹ, đến khi thấy hạt tách hết ra phần thịt gấc là được. Bạn lấy phần thịt gấc và có thể bỏ hạt đi.
Ngâm nếp với màu
Bạn chia phần gạo nếp đã ngâm thành 5 phần bằng nhau, đựng vào các tô nhỏ. Bạn lấy một phần gạo nếp ngâm với nước lạnh để nếp lên màu trắng tự nhiên, thêm 1 thìa muối nhỏ và ngâm trong vòng 2 giờ. Một phần khác, bạn mang trộn chung với thịt gấc, thêm một chút muối vào và trộn đều tay. Chú ý, đối với màu đỏ từ gấc, bạn không cần trộn quá lâu kẻo làm nếp dễ bị hôi ê.

Với 3 phần còn lại, bạn ngâm riêng lần lượt với hỗn hợp nước cốt lá dứa, nước cốt nghệ tươi, nước cốt lá cẩm. Nên ngâm nếp ít nhất trong 3 - 4 tiếng để gạo nở và ngấm đều.
Hấp xôi ngũ sắc
Cho gạo nếp đã ngâm vào nồi hấp xôi, chia đều các màu gạo nếp ra bằng giấy nến. Để xửng hấp xôi lên, đậy nắp và hấp trong khoảng 30 phút để các hạt gạo nở, chín đều các mặt. Cứ 10 phút lại mở nắp 1 lần, dùng khăn khô lau sạch hơi nước đọng trên nắp nồi để xôi không bị nát.

Đun nước cốt dừa
Trong thời gian hấp xôi, bạn hãy nấu nước cốt dừa. Bạn đun sôi khoảng 500ml nước cốt dừa, một chút muối và vài lá dứa cho thơm. Sau đó, thêm chút đường vào hỗn hợp nước cốt sao cho vị vừa ăn, không bị ngán. Đun hỗn hợp nước cốt đến khi thắng, keo lại.

Hoàn thành
Sau khi hấp 30 phút, bạn mở nắp nồi và thêm phần nước cốt dừa mới đun vào, dùng đũa xới tơi xôi lên. Bạn hấp thêm khoảng 3 -5 phút nữa là hoàn thành món ăn.
Thành phẩm xôi ngũ sắc sẽ có màu sắc hấp dẫn đến từ các thành phần thiên nhiên, dinh dưỡng cho sức khỏe. Hương vị xôi mềm, dẻo, ngọt nhẹ và thơm bùi của nước cốt dừa.
Đây chắc chắn là món ăn nổi bật, đặc sắc trên mâm cỗ cúng. Xôi ngũ sắc có thể ăn kèm với muối mè để thêm phần bắt vị.

Lưu ý khi nấu xôi ngũ sắc
Để có món xôi ngũ sắc vừa dẻo vừa ngon lại bổ dưỡng, có một số lưu ý mà bạn không thể bỏ qua:
- Nếu hấp xôi bị khô, thay vì cho thêm ít nước lọc, bạn có thể dùng nước cốt dừa.
- Có thể ngâm gạo nếp bằng nước cốt dừa, xôi sẽ dẻo bùi, đậm vị hơn.
- Nên sử dụng nước suối tinh khiết để xôi có mùi thơm đặc trưng.
- Bạn không nên đổ nước hấp xôi quá nhiều, chỉ cần đổ 1/3 dung tích nồi và tránh nén gạo quá chặt làm bí lỗ thông hơi, xôi sẽ rất dễ bị trên khô dưới nhão.
- Phải chọn được nếp tốt, nấu xôi mới ngon. Bạn nên chọn loại hạt nếp to, tròn đều, màu trắng đục và có mùi thơm tự nhiên.
Tạm kết
Như vậy, bài viết trên FPT Shop đã mách cho bạn cách làm xôi ngũ sắc từ các loại rau củ quả vừa dẻo, ngon lại bổ dưỡng, an toàn với sức khỏe. Hy vọng, những chia sẻ đơn giản này sẽ giúp bạn nấu được món xôi ngũ sắc thơm ngon, hấp dẫn và tô điểm cho mâm cơm cỗ cúng thêm tròn đầy, ý nghĩa.
Hiện nay, FPT Shop đang phân phối nhiều sản phẩm điện gia dụng với các sản phẩm bền đẹp, đa dạng mẫu mã. Đặc biệt, mẫu sản phẩm nồi hấp, nồi áp suất với các tính năng hiện đại, cao cấp giúp bạn dễ dàng nấu các món xôi thơm ngon không khác gì nấu bằng phương pháp truyền thống. Mời bạn tham khảo các sản phẩm nồi áp suất giá tốt tại đây:
Xem thêm: