Hướng dẫn ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm đơn giản, thu về thức uống tươi mát và dinh dưỡng
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Phạm Lý
11 tháng trước

Hướng dẫn ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm đơn giản, thu về thức uống tươi mát và dinh dưỡng

Ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm là cách làm đơn giản giúp bạn thu được phần nước cốt dừa sánh mịn, thơm béo và phần bã ép nhỏ được tách riêng. Nước cốt dừa có hương vị thơm ngon lại tốt cho sức khỏe, mùa hè này bạn hãy thử tự làm nước cốt dừa tại nhà để thưởng thức cùng gia đình thì chuẩn bài.

Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Chuẩn bị nguyên liệu
Các bước ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm
Lưu ý khi ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm
Lời kết

Trong bài viết hôm nay, FPT Shop mách bạn cách ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm đơn giản và nhanh chóng ngay tại nhà. Bạn có thể sử dụng nước cốt dừa như những món ăn tráng miệng hoặc dùng kết hợp trong các món ăn để tạo lên sự hấp dẫn, dinh dưỡng. Nếu bạn cũng yêu thích loại nước ép từ dừa vậy đừng bỏ qua bài viết này để nắm được công thức chuẩn và chi tiết cách ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm.

Chuẩn bị nguyên liệu

Trước khi tiến hành ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau:

  • Dừa xanh, dừa tươi hoặc dừa khô (tùy vào sở thích của bạn).
  • Nước lọc hoặc nước tiêu chuẩn để máy ép chậm hoạt động tốt hơn.
  • Dụng cụ: Máy ép chậm, ca, dao, thớt, rổ, khăn sạch,...

Nguyên liệu chuẩn bị ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm.

Mẹo chọn dừa để làm nước ép cốt dừa bằng máy ép chậm

Để có được ly nước cốt dừa tươi mát, thơm béo, bạn hãy lựa chọn những trái dừa tươi và chín đúng cách. Có 3 loại dừa phổ biến để bạn sử dụng làm nước cốt dừa gồm:

  • Dừa xanh: Đây là loại dừa có vỏ xanh, bên trong quả có nước và thịt dừa non, thường được dùng để làm nước ép hoặc làm mứt. Khi ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm thì bạn nên chọn nguyên liệu này bởi dừa xanh không chỉ có nước dừa ngon mà hương vị cũng rất đặc biệt.
  • Dừa tươi: Loại dừa này chín đúng cách và có phần nước giàu dinh dưỡng nhất. Nếu muốn có ly nước cốt dừa thật sự tốt cho sức khỏe thì bạn nên chọn loại dừa này để làm nhé.
  • Dừa khô: Loại dừa này đã khô và có thể bảo quản được trong thời gian dài. Nếu không có dừa xanh hay dừa tươi, bạn có thể sử dụng dừa khô để làm nước cốt dừa. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng loại dừa khô có hương vị và thành phần dinh dưỡng khác so với 2 loại dừa còn lại.

Các bước ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm

Bước 1: Lấy nước dừa

Đối với dừa xanh hoặc dừa tươi thì bạn cần dùng dao để cắt bỏ một phần vỏ trên đỉnh trái dừa để lấy phần nước dừa ra. Còn đối với dừa khô, bạn cần ngâm chúng trong nước trong 30 phút để dễ dàng lấy được nước dừa sau đó.

Lấy phần nước dừa để riêng trước khi ép phần cơm dừa.

Bước 2: Chế biến dừa

Sau khi lấy được phần nước dừa, bạn tách phần cơm dừa ra khỏi phần vỏ cứng và cạo bớt vỏ nâu dính bên ngoài, rửa qua cơm dừa với nước lọc cho sạch và để dừa ráo. Tiếp theo, bạn cần cắt nhỏ cơm dừa trước khi đổ vào máy để ép.

Sơ chế phần cơm dừa và cắt thành miếng nhỏ.

Bước 3: Ép nước cốt dừa

Sau khi chuẩn bị xong nguyên liệu, phần nước và cơm dừa bạn chia thành các phần nhỏ rồi đổ vào máy ép chậm và bắt đầu tiến hành ép. Bạn điều chỉnh tốc độ cho máy hoạt động ở mức thấp nhất để giảm độ ồn, các nguyên liệu được ép từ từ và tiết kiệm điện năng.

Ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm.

Bước 4: Lọc nước cốt dừa

Sau khi đã ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm, bạn dùng một lớp vải hoặc khăn sạch để lọc qua phần nước cốt. Việc này sẽ giúp loại bỏ những tạp chất bẩn đọng ở trong nước cốt dừa và bạn sẽ có được một phần nước cốt sạch cặn.

Lọc nước cốt dừa bằng túi lọc để loại bỏ cặn.

Bước 5: Hoàn thành nước cốt dừa

Sau khi lọc xong phần nước cốt dừa, bạn cho nước cốt vào chai hoặc bình để lưu trữ hoặc để dùng ngay tùy nhu cầu. Nếu muốn thêm đường hoặc đá lạnh vào nước cốt dừa, bạn hãy cho vào trước khi đậy nắp chai hoặc bình nhé.

Nước cốt dừa thơm ngon, béo ngậy và rất hấp dẫn.

Lưu ý khi ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm

Khi ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm, bạn cần lưu ý đến một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn và thành công:

  • Không ép quá nhiều dừa một lúc, bạn hãy chia nguyên liệu làm nhiều lần để đảm bảo máy ép chậm hoạt động tốt và bạn sẽ thu về phần nước cốt dừa có chất lượng tốt nhất.
  • Sử dụng vải hoặc khăn sạch để lọc phần nước cốt dừa, tránh dùng tay để lọc bởi có thể gây nhiễm khuẩn làm giảm chất lượng của nước cốt thành phẩm.
  • Để máy ép chậm ngưng hoạt động một lúc trước khi thêm dừa vào, để tránh làm giảm hiệu suất làm việc của máy.
  • Thực hiện đúng theo các bước và hướng dẫn trong sách hướng dẫn của máy ép chậm để đạt được kết quả tốt nhất, tránh hư hại máy.

Lưu ý khi ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm.

Lời kết

Trên đây là một số chia sẻ đến các bạn về hướng dẫn ép nước cốt dừa bằng máy ép chậm cùng một số lưu ý khi thực hiện tại nhà đảm bảo thu được thành phẩm nước cốt dừa chất lượng cũng như đảm bảo máy ép chậm luôn vận hành tốt. Mong rằng bài viết cung cấp những thông tin hữu ích và chúc các bạn thực hiện thành công!

Xem thêm:

Để hỗ trợ cho việc làm ra những ly nước cốt dừa thơm ngon, béo ngậy và bổ dưỡng, thì không thể không nhắc đến những chiếc máy ép chậm, máy ép hoa quả được. Bạn hãy ghé gian hàng điện máy gia dụng của FPT Shop để sắm ngay sản phẩm chất lượng này cho gia đình và cùng trải nghiệm nhé!

Máy ép hoa quả Sunhouse