:quality(75)/co_nen_dung_nuoc_loc_nau_an_khong_0ef7c57a38.jpg)
:quality(75)/451658943_1617135435795914_6174881384314150341_n_f1bb8387de.jpg)
:quality(75)/451658943_1617135435795914_6174881384314150341_n_f1bb8387de.jpg)
Có nên dùng nước lọc để nấu ăn không? Bật mí những lý do bạn không thể bỏ qua
Có nên dùng nước lọc để nấu ăn không là câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng lại ẩn chứa nhiều điều đáng suy ngẫm. Nhất là khi vấn đề an toàn thực phẩm và sức khỏe ngày càng được mọi người quan tâm. Để giải đáp thắc mắc chung của mọi người, FPT Shop mời bạn theo dõi bài viết này nhé.
Mỗi ngày, chúng ta đều dành nhiều thời gian để chuẩn bị những món ăn ngon và bổ dưỡng. Thế nhưng, đã bao giờ bạn tự hỏi nước mà chúng ta vẫn dùng để nấu ăn có thật sự quan trọng? Rất nhiều người cho rằng chỉ cần sử dụng nước sạch là đủ, nhưng cũng có số khác lại khẳng định nước lọc là giải pháp tối ưu để bảo vệ sức khỏe. Vậy có nên dùng nước lọc để nấu ăn không? Cùng FPT Shop làm rõ vấn đề này trong nội dung sau nhé.
Nước lọc là gì?
Nước lọc là nước đã trải qua quá trình làm sạch nhằm loại bỏ các tạp chất, vi khuẩn cùng chất ô nhiễm để giúp nước đảm bảo an toàn khi sử dụng. Hiện nay, để tạo ra nước sạch thì người ta thường áp dụng hai cách lọc gồm phương pháp truyền thống và phương pháp hiện đại.

Trong đó, phương pháp lọc truyền thống sẽ sử dụng các vật liệu như cát, sỏi, than hoạt tính hoặc chưng cất để loại bỏ các bụi bẩn cùng nhiều tạp chất lớn. Còn phương pháp lọc hiện đại sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến như màng lọc RO, tia UV và lọc nano để nhanh chóng loại bỏ vi khuẩn, hóa chất và các kim loại nặng để giúp nguồn nước trở nên tinh khiết.
Có nên dùng nước lọc để nấu ăn không?
Chất lượng của một bữa ăn không chỉ phụ thuộc vào thực phẩm mà còn bị ảnh hưởng bởi chính nguồn nước mà đang sử dụng. Vậy có nên dùng nước lọc để nấu ăn không? Câu trả lời của FPT Shop đó chính là Có với những lợi ích sau:
Loại bỏ tạp chất, giữ cho món ăn sạch và an toàn
Khi sử dụng nước chưa qua lọc, các món ăn có thể bị lẫn phải một số tạp chất như cặn bẩn, kim loại nặng hay các hóa chất còn tồn dư trong nước. Khi theo thức ăn vào cơ thể, các tạp chất không chỉ khiến thực phẩm bị sạn, khó ăn mà còn có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe nếu chúng tích tụ lâu trong cơ thể.

Nhất là với những bệnh nhân đang bị thận, việc hấp thụ nước có chứa tạp chất sẽ làm tăng gánh nặng cho cơ quan này, khiến quá trình lọc và đào thải độc tố bị suy giảm. Khi các chất cặn bã tích tụ lâu trong thận thì nó sẽ kết tinh thành sỏi, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh sỏi thận và các biến chứng nguy hiểm khác. Nhưng với nước lọc, các tạp chất này sẽ được loại bỏ để mang đến cho bạn nguồn nước tinh khiết, an toàn nhất.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa và đường ruột
Nguồn nước ô nhiễm chính là một trong những nguyên nhân chính khiến bạn mắc các bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn như: tiêu chảy, viêm dạ dày hay nhiễm khuẩn đường ruột. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã đun sôi nước thì các loại vi khuẩn, vi rút và cả ký sinh trùng vẫn có thể tồn tại, nhất là các loại vi khuẩn kháng nhiệt như Cryptosporidium.
Vì vậy, việc sử dụng nước đã thông qua hệ thống lọc tiên tiến không chỉ giúp bạn loại bỏ những tác nhân gây hại mà còn đảm bảo nguồn nước luôn được an toàn tuyệt đối khi sử dụng trong nấu ăn.
Tránh nhiễm kim loại nặng, bảo vệ sức khỏe lâu dài
Nước nhiễm chì, asen, thủy ngân hay một số kim loại nặng khác là vấn đề thường gặp ở nhiều khu vực, nhất là tại những nơi gần khu công nghiệp hoặc vùng có nguồn nước ngầm bị ô nhiễm. Như vậy, khi bạn sử dụng nguồn nước không được lọc thì các kim loại này có thể nhanh chóng xâm nhập vào thực phẩm và đi vào trong cơ thể.
Khi tích tụ lâu dần, những chất độc hại sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe như: Suy thận, rối loạn thần kinh hay nguy hiểm hơn là ung thư. Lúc này, việc sử dụng nước lọc sẽ giúp loại bỏ các kim loại nặng để mang lại sự an tâm cho người sử dụng.
Xem thêm: Nước nhiễm kim loại là gì? Có an toàn để sử dụng không? Cách khắc phục nước nhiễm kim loại

Bổ sung khoáng chất có lợi cho cơ thể
Không chỉ lọc bỏ tạp chất, một số loại nước lọc tinh khiết hiện nay còn có khả năng bổ sung thêm các khoáng chất có lợi như magie, canxi, kali,... Vì vậy, nếu bạn phân vân có nên dùng nước lọc để nấu ăn không thì nó còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe xương khớp và duy trì sự cân bằng điện giải cho cơ thể.
Giữ trọn hương vị cho món ăn
Nước sạch sẽ giúp thực phẩm giữ trọn vẹn hương vị tự nhiên, tránh bị lẫn các mùi hoặc tạp chất từ nước chưa được lọc. Ngoài ra, nước lọc có độ tinh khiết cao còn giúp các món canh, súp hay nước dùng thêm trong và thơm ngon hơn, đồng thời giữ lại các vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm.

Những lưu ý khi sử dụng nước lọc để nấu ăn
Thông qua những lợi ích, các bạn chắc sẽ không còn thắc mắc liệu có nên dùng nước lọc để nấu không. Tuy nhiên, để tận dụng được tối đa lợi ích của nước lọc thì bạn vẫn cần lưu ý một số vấn đề quan trọng dưới đây:
Không lạm dụng nước ion kiềm để nấu ăn
Việc lạm dụng nước ion quá mức sẽ khiến axit tự nhiên trong dạ dày bị ảnh hưởng và gây ra các bệnh liên quan. Ngoài ra, trong một số món ăn như canh chua hay các món cần độ axit tự nhiên, nếu bạn dùng nước có độ kiềm cao thì nó sẽ làm thay đổi hương vị thực phẩm. Vì vậy, bạn chỉ nên sử dụng nước ion kiềm ở mức vừa phải và ưu tiên dùng nước lọc trung tính để giữ nguyên chất lượng của món ăn khi chế biến.
Xem thêm: Bật mí 4 tiêu chuẩn nước ion kiềm đảm bảo tiêu chuẩn an toàn và hướng dẫn kiểm tra tại nhà

Dùng nước lọc ngay để tránh nhiễm khuẩn ngược
Nước lọc dù đã trải qua quá trình xử lý sạch nhưng nếu bạn để lâu trong không khí hoặc cho vào ly hay tô không đảm bảo vệ sinh, vi khuẩn vẫn có thể xâm nhập ngược trở lại. Tình trạng này vốn thường hay xảy ra với nước đun sôi để nguội hoặc nước từ các bình chứa không có nắp đậy kín.
Do đó, để đảm bảo an toàn thì bạn nên sử dụng nước lọc ngay sau khi lấy hoặc bảo quản trong bình sạch và có nắp đậy lên, đồng thời tránh để nước tiếp xúc với môi trường không khí quá lâu trước khi dùng.
Bảo trì và thay lõi lọc định kỳ
Sau một thời gian sử dụng, hệ thống lọc nước có thể tích tụ nhiều cặn bẩn khiến hiệu suất lọc bị giảm, thậm chí trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển nếu không được vệ sinh đúng cách.
Lúc này, việc bảo trì và thay lõi định kỳ không chỉ đảm bảo nguồn nước luôn được tinh khiết mà còn kéo dài tuổi thọ của thiết bị. Để nắm được thời gian thay lõi hiệu quả, các bạn hãy lưu ý các mốc thời gian sau:
- Lõi lọc thô: 3 - 9 tháng/lần
- Màng lọc RO: 24 - 36 tháng/lần
- Lõi lọc chức năng: 12 - 18 tháng/lần
Xem thêm: Hướng dẫn tự thay lõi lọc nước tại nhà với 7 bước đơn giản

Tạm kết
Với những chia sẻ vừa rồi của FPT Shop, các bạn đã giải đáp được câu hỏi có nên dùng nước lọc để nấu ăn không rồi đúng chưa? Không thể phủ nhận, nước là yếu tố quan trọng tác động đến chất lượng bữa ăn và sức khỏe lâu dài của mỗi người. Vì vậy, việc sử dụng nước lọc để nấu ăn không chỉ giúp bạn nhanh chóng loại bỏ tạp chất, vi khuẩn và kim loại nặng mà còn giữ trọn hương vị, giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Để đảm bảo nguồn nước sạch và an toàn cho từng bữa ăn gia đình, bạn đừng quên trang bị một chiếc máy lọc nước chất lượng nhé. Hiện nay, FPT Shop đang cung cấp các dòng máy lọc nước hiện đại và ứng dụng hàng loạt công nghệ tiên tiến như: RO, Nano,... để loại bỏ các vi khuẩn, tạp chất và bổ sung khoáng chất có lợi.
Đặc biệt khi mua hàng tại FPT Shop, bạn không chỉ yên tâm về chất lượng mà còn nhận được chế độ bảo hành chính hãng, hỗ trợ trả góp 0% cùng nhiều ưu đãi hấp dẫn. Vậy nên, hãy đến ngay FPT Shop để chọn cho mình một chiếc máy lọc nước phù hợp để bảo vệ sức khỏe cả gia đình nhé.
Xem thêm: