/2023_6_19_638227846332160116_1.jpg)
/2023_5_20_638201906262274597_linh-xinh-dep.jpg)
/2023_5_20_638201906262274597_linh-xinh-dep.jpg)
Các thành phần làm nên hệ thống tản nhiệt bếp từ
Chiếc bếp từ nào cũng cần có bộ phận đóng vai trò chính trong việc làm mát đó là quạt tản nhiệt. Đây được coi như là điều hòa nhiệt độ mang đến sự cân bằng cho bếp.
Khác với mâm từ, đĩa nhiệt, hệ thống tản nhiệt không trực tiếp tham gia vào việc gia nhiệt thế nhưng thiếu đi bộ phận này bếp từ không thể hoạt động lâu và có tuổi thọ kém.
Vai trò của hệ thống tản nhiệt
Mâm nhiệt, sò công suất và cầu chỉnh lưu là hai bộ phận sinh ra lượng nhiệt lớn nhất của bếp từ. Nhiệt độ cao làm cho các linh kiện và mặt kính bị nóng lên, trong nhiều trường hợp có thể gây hỏng bếp thậm chí là gây nguy hiểm cho người dùng. Đó là lý do người ta phải thiết kế hệ thống tản nhiệt nhằm làm hạ nhiệt, bảo vệ các chi tiết bên trong bếp và đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng.
Hệ thống tản nhiệt giúp bếp có độ bền lâu dài hơn. Các thành phần của hệ thống này giúp mặt bếp và các linh phụ kiện, bo mạch bên trong được làm nguội nhanh hơn sau quá trình nấu. Nếu bo mạch và linh phụ kiện bên trong không được làm mát thường xuyên sẽ rất dễ gây ra hiện tượng cháy hỏng…
Ngoài ra, hệ thống làm mát này còn giúp người dùng tránh được nguy hiểm của nhiệt dư còn sót lại trên mặt kính. Đó là lý do hệ thống này đóng vai trò vô cùng quan trọng và là thành phần không thể thiếu trên bếp từ.
Cấu tạo của hệ thống tản nhiệt
Thông thường, hệ thống tản nhiệt trong bếp từ bao gồm 3 bộ phận đó là quạt tản nhiệt, thanh tản nhiệt và cuối cùng là các khe thoát nhiệt nằm ở thân bếp. Mỗi bộ phận có chức năng khác nhau nhưng lại có sự kết nối và phối hợp hài hòa với nhau để thực hiện nhiệm vụ là làm mát cho bếp đạt hiệu quả cao nhất.
Quạt tản nhiệt
Bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống tản nhiệt đó là quạt tản nhiệt. Khi bếp hoạt động quạt sẽ đồng thời chạy thổi luồng khí mát vào để làm bếp nguội bớt. Để quá trình làm mát được nhanh và hiệu quả nhất thì quạt tản nhiệt phải có công suất lớn. Khi đó, không khí được lưu thông tốt hơn đồng thời nhiệt cũng giảm nhanh hơn.
Có thể dễ dàng nhận ra quạt đang làm việc dựa vào tiếng ồn mà nó phát ra. Tiếng ồn càng nhỏ chứng tỏ quạt tản nhiệt có chất lượng tốt. Ngược lại, tiếng ồn do bếp phát ra càng lớn thì chất lượng của bếp và quạt không được cao. Ngoài ra, nếu quạt kêu to bất thường có thể do bếp đang gặp vấn đề.
Quạt tản nhiệt trên bếp từ được chia thành hai loại đó là quạt lồng sóc (giống với hút mùi kính cong) và quạt đồng trục (giống với quạt tản nhiệt máy tính).
Quạt lồng sóc có độ bền cao, công suất lớn vì thế mà khả năng hút gió và tản nhiệt nhanh hơn. Loại quạt tản nhiệt này phát ra tiếng ồn rất nhỏ nên không gây khó chịu cho người dùng. Các loại bếp nhập khẩu từ châu Âu với giá thành cao thường trang bị loại quạt này. Bạn có thể tham khảo Bếp điện từ 3 vùng nấu Hafele HC-I773D sử dụng quạt lồng sóc để tản nhiệt.
Về quạt đồng trục, loại này có giá thành và chi phí thay thế khi hỏng hóc rẻ hơn so với quạt lồng sóc. Vì thế, quạt đồng trục được nhiều nhà sản xuất sử dụng để tản nhiệt cho bếp từ. Những mẫu bếp có giá tầm trung, dưới 12 triệu như Sunhouse, Kangaroo, Goldsun,... sử dụng mẫu quạt này. Nhược điểm của quạt đồng trục so với quạt lồng sóc đó là phát ra tiếng ồn khá rõ có thể gây khó chịu cho người sử dụng.
Thanh tản nhiệt
Thanh tản nhiệt là khối kim loại thường được làm từ nhôm, đồng và được gắn liền với quạt tản nhiệt. Bộ phận này có nhiệm vụ ép không khí lưu thông liên tục để khí nóng được đẩy ra ngoài và khí mát từ bên ngoài được hút vào trong. Người ta lựa chọn nhôm và đồng làm thanh tản nhiệt vì chúng có tính dẫn nhiệt tốt, phổ biến, giá thành rẻ và dễ chế tác. Tuy nhiên, thanh tản nhiệt làm bằng đồng có giá thành cao hơn so với loại bằng nhôm vì kim loại này khó chế tác hơn.
Để biết được thanh tản nhiệt có tốt hay không, bạn cần dựa vào khả năng ép và đẩy không khí của chúng. Khi bếp hoạt động, không khí từ quạt thổi xuống đi qua mọi góc cạnh của các lá kim loại có nghĩa đây là thanh tản nhiệt chất lượng. Vì thế cho nên khi xem xét về thanh tản nhiệt cần chú ý tới độ tinh xảo của nó. Nếu bề mặt thanh này nhẵn, mỏng, gồm nhiều lá kim loại có kích thước lớn thì khả năng tản nhiệt càng tốt.
Khe thoát nhiệt
Thành phần cuối cùng của hệ thống tản nhiệt bếp từ đó là khe thoát nhiệt. Chúng ta dễ dàng nhìn thấy các khe này được thiết kế sắp xếp xung quanh thân bếp. Các khe thoát nhiệt là nơi không khí chuyển động ra vào dễ dàng để cân bằng nhiệt độ bên trong bếp. Cùng với quạt và thanh tản nhiệt bộ phận này đảm bảo quá trình lưu thông khí của bếp từ.
Hệ thống tản nhiệt trên bếp từ gồm có 3 thành phần chính là quạt tản nhiệt, thanh tản nhiệt và khe thoát nhiệt. Nhờ có hệ thống này mà bếp từ không bị quá nóng gây hỏng hóc các linh kiện bên trong, lâu bền và có tuổi thọ lên đến hàng chục năm. Tham khảo các dòng bếp từ chính hãng chất lượng cao tại FPT Shop nhé.