Bật mí cách nấu nước lẩu Thái với nước dùng chua ngọt, đậm đà thích hợp cho mùa lạnh
Cách nấu nước lẩu thái là thành phần quyết định hương vị của món lẩu. Hương vị chua cay, mặn ngọt đầy đủ, lẩu Thái được biến tấu để phù hợp hơn với khẩu vị người Việt và dễ nấu với các nguyên liệu dễ mua. Hãy tham khảo công thức nấu lẩu Thái đơn giản tại nhà ngon như ở tiệm trong bài viết sau.
Lẩu Thái đã trở thành một món ăn quen thuộc với người Việt với hương vị chua cay dễ ăn. Trong bài viết này, FPT Shop sẽ hướng dẫn các bạn các cách nấu nước lẩu Thái mà bạn có thể tự làm tại nhà để thưởng thức.
Cách nấu nước lẩu Thái
Nước lẩu Thái là linh hồn của món ăn, để biết cách nấu nước lẩu Thái thì đừng bỏ qua công thức dưới đây.
Nguyên liệu:
- 3 bộ xương gà.
- 1 củ riềng.
- 20 nhánh sả.
- 20 củ hành khô.
- Me chín.
- Nấm hương.
- 500g lá mùi tàu.
- 1 trái bắp.
- Nước cốt dừa.
- Vài lá chanh.
- Đường, hạt nêm, muối, bột ngọt,...
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu: Lấy xương gà trụng với nước sôi, sau đó vớt xương gà ra rửa sạch lại với nước.
Sả băm nhuyễn và cắt khúc khoảng 5cm.
Riềng cắt thành từng lát mỏng, hành khô bóc vỏ.
Nấm hương rửa sạch, cắt làm đôi.
Ngò gai rửa sạch.
Me ngâm trong nước ấm rồi lọc lấy nước cốt.
Nấu nước dùng: Cho xương gà, sả, riềng vào nồi nước, nấu sôi và hạ nhỏ lửa rồi cho hành khô và nấm hương vào. Sau đó cho nước me, 1 muỗng đường, 1 muỗng hạt nêm, 1 muỗng muối, 1 muỗng bột ngọt vào. Đun sôi thêm 30 phút nữa thì cho ngò gai vào, nấu thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Vớt bỏ phần cái, chỉ lấy phần nước, cho nước cốt dừa và lá chanh vào, đảo đều. Có thể cho bắp vào nồi nước để tạo vị ngọt.
Xem thêm: Mách bạn cách chọn nguyên liệu và nấu lẩu Tứ Xuyên ngon đúng điệu ngay tại nhà
Các công thức nấu lẩu Thái chua cay ngon
Sau khi biết cách nấu nước lẩu Thái, bạn có thể nấu lẩu Thái theo các công thức sau.
Lẩu Thái thập cẩm bằng nước ép trái cây
Nguyên liệu:
- 300g thịt ba chỉ bò.
- 300 tôm.
- 300g mực.
- 300g măng chua.
- 2 trái cà chua.
- 3 trái cam.
- 1 trái thơm.
- 1 nhánh bạc hà.
- 200g đậu bắp.
- 200g nấm kim châm.
- Ngò gai, ngò rí.
- Rau ăn kèm như bắp chuối, rau muống, cải thảo.
- 1/2 muỗng hành tím băm.
- 1/2 muỗng canh tỏi băm.
- 1 muỗng canh củ riềng băm.
- Lá chanh, ớt.
- 1 muỗng canh dầu ăn.
- 2 muỗng canh bột gia vị lẩu Thái.
- Muối, đường, hạt nêm.
Cách làm:
Sơ chế nguyên liệu: Rau củ gọt vỏ, rửa sạch, bạc hà cắt khúc, cà chua cắt múi, ngò rí cắt nhỏ, đậu bắp cắt khúc.
Mực làm sạch rồi cắt thành miếng dày khoảng 1/2 ngón tay.
Tôm làm sạch, bỏ chỉ ở thân.
Măng chua rửa nhiều lần với nước cho bớt chua.
Làm nước ép cam, dứa: Ép 3 quả cam và 1 quả dứa bằng máy ép trái cây.
Nấu nước lẩu: Đun nóng 1 muỗng dầu trong nồi, thêm 1/2 muỗng hành tím băm, 1/2 muỗng tỏi băm vào, phi thơm, thêm 1 muỗng riềng băm nhỏ, 1 quả cà chua đã cắt, xào khoảng 2 phút.
Đun sôi 1.5 lít nước, cho tất cả nước cam, dứa vào, thêm 2 muỗng bột lẩu Thái, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng muối và 2 muỗng đường, đun sôi.
Thêm 4 lá chanh đập dập nhẹ và 1 quả ớt cắt lát mỏng, nấu thêm 5 phút, nêm nếm vừa miệng nồi cho ngò rí vào và tắt bếp.
Mách nhỏ:
- Để làm nước dùng ngọt có thể dùng nước xương gà hoặc xương heo nấu khoảng 30 phút, tiếp theo thêm nước cam dứa vào.
- Khi thêm nước ép trái cây vào, không để nước quá sôi nếu không sẽ có vị chua, đắng.
- Để giữ cho nồi lẩu không bị tanh, khi nước sôi lớn mới cho tôm, mực và thịt ba chỉ bò vào.
- Ngoài ra, có thể thêm những nguyên liệu khác như cá, nghêu nếu thích, ăn kèm với bún hoặc mì gói.
Hoàn thành: Khi nước lẩu sôi thì thêm mực và tôm vào. Tôm, mực chín và nước sôi nhẹ lại thì thêm măng chua và các loại rau vào. Khi ăn ba chỉ bò, ăn tới đâu nhúng thịt tới đó để cảm nhận vị ngọt, mềm của thịt. Nước lẩu chua ngọt, thơm mùi củ riềng, vị ngọt của tôm, mực và ba chỉ bò ăn kèm với rau và măng chua làm cho nước lẩu chua nhẹ.
Cách làm lẩu Thái thập cẩm
Nguyên liệu:
- Gà 1 con khoảng 2 - 2.5kg.
- 1kg xương heo.
- 1kg ba chỉ.
- 600g tôm.
- 500g má bò.
- 1 cái dạ dày heo.
- 10 cái xúc xích.
- 10 miếng đậu phụ.
- Rau mồng tơi, rau ngải cứu, rau cần nước, hoa chuối, xà lách, rau cải, nấm kim châm.
- 3 trái bắp ngọt.
- 3 quả cà chua.
- 2 quả dừa tươi.
- 1 củ hành tây.
- 1 củ cà rốt.
- 1/2 củ cải.
- 1 quả dứa.
- 2kg bún tươi.
- Lá chanh, riềng, tỏi, ớt, chanh.
- 2 muỗng canh dầu ăn.
- 2 gói gia vị lẩu Thái.
- Đường, muối, tiêu, hạt nêm,...
Cách làm:
Chuẩn bị nước dùng: Xương heo rửa sạch với nước muối loãng hoặc rượu và gừng giã nát, rửa lại bằng nước sạch, để ráo nước.
Đun sôi một nồi nước, cho 1 muỗng muối vào rồi chần xương khoảng 10 phút để loại mùi hôi và làm nước lẩu trong hơn. Sau khi chần, vớt xương ra, rửa sạch lại.
Chuẩn bị nồi nước khác, cho xương vào, thêm một ít củ cải để tạo vị ngọt, hầm khoảng 1 - 2 tiếng.
Mách nhỏ:
- Nước dùng lẩu chính là phần quan trọng. Ngoài việc sử dụng gói gia vị lẩu Thái, dùng nước xương heo hoặc xương gà sẽ khiến nước dùng ngọt và đậm đà hơn.
- Tuy nhiên, nếu bạn không có nhiều thời gian, bạn cũng có thể nấu với nước lọc và sử dụng gói gia vị lẩu Thái.
- Khi luộc xương không cho thêm gia vị, đun sôi với nhiều nước và thường xuyên vớt bọt. Nấu càng lâu thì nước dùng xương sẽ càng ngọt.
- Với thịt nhúng lẩu, bạn nên chọn ba chỉ bò hoặc thịt thăn bò cho ngọt nước. Nếu muốn ăn phần bò giòn thì mua nạm gầu, sụn non, bắp bò, má bò,...
- Chọn mua tôm tươi, vỏ căng bóng và các bộ phận như chân, đầu, đuôi không bị đen hoặc rơi ra.
- Chọn dạ dày nặng, sờ chắc tay, có màu trắng đồng đều, không có vết thâm tím, không căng phồng.
Sơ chế thịt bò: Thịt bò chà xát với muối, rửa sạch và để ráo, cất vào tủ đông khoảng 15 - 30 phút để thái lát thịt được mỏng.
Sơ chế tôm: Tôm loại bỏ phần bẩn ở đầu và chỉ đen ở thân. Sau đó, rửa sạch với nước, chà sát với muối để khử tanh.
Sơ chế dạ dày heo: Rửa dạ dày trực tiếp dưới nước và cạo sạch màng nhầy bằng dao. Sau đó, thêm bột mì vào bóp cho sạch nhớt, rửa lại với nước bằng muối. Tiếp theo, chần dạ dày với nước sôi, vớt ra rửa lại với nước và chà xát với chanh. Sau khi sơ chế, cắt dạ dày thành các miếng dài để nhúng lẩu.
Sơ chế các nguyên liệu còn lại:
Rau cần, mồng tơi, rau cải, xà lách và rau ngải cứu nhặt bỏ lá vàng, héo úa, rửa sạch. Sau đó, ngâm nước muối pha loãng khoảng 7 - 10 phút và vớt ra để ráo.
Hoa chuối thái sợi, ngâm nước muối và chanh pha loãng để không bị thâm, rửa lại bằng nước sạch và để ráo. Nấm kim châm cắt gốc, ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 20 phút, sau đó vớt ra để ráo.
Bắp ngọt lột vỏ, cắt khoanh nhỏ dày, cà chua rửa sạch và cắt từng miếng. Cà rốt gọt vỏ và cắt thành khúc dày. Hành tây lột vỏ, rửa sạch và cắt làm bốn phần. Dứa gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng miếng hình tam giác.
Đậu phụ rửa lại với nước, sau đó cắt thành miếng vừa ăn. Xúc xích cắt khúc vừa ăn.
Tỏi, riềng gọt vỏ, đập dập, chanh thành từng miếng, sả cắt khúc dài rồi đập dập, ớt cắt làm đôi.
Nấu nước lẩu: Thêm 2 muỗng canh dầu ăn vào nồi. Khi dầu nóng, thêm riềng, dứa, tỏi, lá chanh, sả vào phi thơm rồi thêm cà chua và hành tây vào. Khi cà chua mềm, cho nước ninh xương, 2 gói lẩu Thái, nước của 2 quả dừa, 5 muỗng đường và nước lọc, nấu đến khi sôi thì nêm nếm vừa ăn. Cuối cùng, thêm cà rốt và bắp ngọt vào nấu thêm 10 - 15 phút nữa là được.
Thành phẩm: Khi nước lẩu sôi, cho các loại thịt, hải sản, nấm và rau vào, ăn kèm với bún tươi hoặc mì. Nồi lẩu Thái thập cẩm thơm ngon với màu nước đỏ vàng đậm đà, chua cay, nước hầm ngọt từ xương, nước dừa, củ cải.
Tạm kết
FPT Shop hy vọng rằng với cách nấu nước lẩu Thái và 2 công thức nấu lẩu cụ thể ở trên giúp bạn tận hưởng hương vị chua cay, mặn ngọt đủ vị để thay đổi khẩu vị bữa ăn gia đình.
Xem thêm:
- Bật mí công thức nấu lẩu tom yum kiểu Thái siêu ngon tại nhà cho những ngày trời se lạnh
- Bỏ túi 4 cách nấu lẩu chay thanh đạm, vừa lạ miệng lại thơm ngon, đơn giản, dễ làm
Bài viết trên đây đã hướng dẫn các bạn làm lẩu Thái chua cay đậm đà để thưởng thức cùng gia đình vào cuối tuần, đặc biệt phù hợp vào những ngày se lạnh. Để nấu lẩu tiện lợi hơn bạn có thể tham khảo các loại nồi điện nấu lẩu đang bán tại FPT Shop dưới đây.