Trợ lý ảo là phần mềm được xây dựng dựa trên nền tảng trí thông minh nhân tạo (AI). Nó được các các hãng công nghệ tích hợp sâu vào trong hệ điều hành với mục đích chính là hỗ trợ người dùng thiết bị thực hiện các thao tác dễ dàng hơn thông qua giọng nói của chính họ. Hiện nay có những trợ lý ảo cực kì nổi tiếng là Google Assistant, Siri của Apple, Bixby của Samsung.
Xem thêm: Trợ lý ảo Amazon Alexa là gì? Tìm hiểu về Amazon Alexa
Bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo, những trợ lý ảo ngày nay có thể nhận diện giọng nói rất chính xác. Ngoài khả năng nhận dạng giọng nói bằng tiếng Anh, những trợ lý ảo đã bắt đầu có thể nhận dạng nhiều thứ tiếng khác.
Khả năng nhận diện giọng nói là điểm mạnh của trợ lý ảo
Một khả năng khác cũng mạnh mẽ không kém so với nhận diện giọng nói chính là khả năng xử lý ngôn ngữ. Ngoài việc nhận diện giọng nói để thực hiện tác vụ mà người dùng yêu cầu, trợ lý ảo còn có thể xử lý ngôn ngữ và đưa ra những câu trả lời phản hồi người dùng để tạo ra sự tương tác chân thực như người với người.
Trợ lý ảo có thể xử lý ngôn ngữ mạnh mẽ, chuyển đổi thành câu lệnh
Công nghệ xử lý ngôn ngữ của các trợ lý ảo hiện nay chủ yếu dựa trên cơ sở dữ liệu khổng lồ bao gồm rất nhiều câu nói theo cả ngôn ngữ chung lẫn ngôn ngữ địa phương. Khi đó, hệ thống sẽ xử lý và chọn ra câu trả lời chính xác nhất với ngữ cảnh.
Xem thêm: IoT là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của IoT trong thực tiễn
Khả năng tìm kiếm là một trong nhiều ưu điểm nổi bật của trợ lý ảo. Các công cụ tìm kiếm như Bing, Google Search, thư viện bách khoa toàn thư Wikipedia hay Wolfram Alpha là những bộ máy chứa một lượng thông tin vô cùng lớn để các trợ lý ảo có thể thực hiện thao tác tìm kiếm. Với những kho dữ liệu khổng lồ như vậy, rõ ràng những trợ lý ảo này sẽ có khả năng tìm kiếm cực kỳ mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn sự chính xác trong kết quả tìm kiếm.
Trợ lý ảo có thể hỗ trợ người dùng tìm kiếm dễ dàng hơn
Mỗi trợ lý ảo lại có cách tìm kiếm khác nhau, chẳng hạn như Siri sẽ liên tục đưa ra các câu hỏi cho đến khi bạn tìm được kết quả như ý trong khi Google Now sẽ dùng công nghệ Knowledge Graph để tìm ra kết quả chính xác nhất bằng cách phân tích ý muốn của bạn thông qua các từ khoá tìm kiểm.
Khả năng “học” từ thói quen sử dụng của người dùng được xem như ưu điểm cốt lõi của các trợ lý ảo. Như chúng ta đã biết, các trợ lý ảo được phát triển dựa trên trí thông minh nhân tạo (AI) nên chúng hoàn toàn có thể thu thập dữ liệu từ các thói quen sử dụng, tìm kiếm dữ liệu của người dùng và đưa ra những gợi ý chính xác nhất. Theo thời gian, lượng dữ liệu có được từ các hoạt động sử dụng của người dùng sẽ ngày một gia tăng và các trợ lý ảo sẽ trở nên thông minh hơn.
Bằng cách "học" từ thói quen sử dụng của người dùng, trợ lý ảo sẽ ngày càng thông minh hơn
Xem thêm: Smart Home là gì? Mọi thứ bạn cần biết về nhà thông minh Smart Home
Một điểm mạnh khác của trợ lý ảo là khả năng liên kết thông tin giữa nhiều nguồn khác nhau. Những thông tin được liên kết có thể là lịch trình bay của bạn trong email, đồng thời nó cũng là ghi chú trong ứng dụng báo thức để nhắc nhở bạn khi sắp bay. Như vậy, thay vì phải ghi nhớ và nhập thông tin trong từng ứng dụng thì trợ lý ảo đã tự động làm hết những điều này cho bạn.
Trợ lý ảo có khả năng liên kết thông tin từ nhiều nguồn khác nhau
Thông qua những điểm mạnh ở trên, chúng ta có thể thấy được sự tiện lợi mà trợ lý ảo mang lại cho mỗi chúng ta. Với trợ lý ảo, chắc chắn những trải nghiêm của bạn khi sử dụng smartphone, máy tính bảng,… sẽ trở nên tuyệt vời hơn.
Tham khảo: IFTTT là gì? Hướng dẫn sử dụng dịch vụ IFTTT trên Android và iOS
Bằng cách sử dụng trí thông minh nhân tạo, những trợ lý ảo ngày nay có thể nhận diện giọng nói rất chính xác, từ đó cho phép người dùng có thể tương tác với máy tính bằng giọng nói rất dễ dàng mà không cần chạm tay vào máy.
Ví dụ, trợ lý ảo Siri của Apple sẽ bắt đầu khởi chạy ngay khi bạn nói “Hey Siri” thay vì phải nhấn giữ nút Home trên iPhone, iPad, sau đó có thể tiếp tục ra lệnh cho Siri thực hiện những điều bạn muốn.
Ngoài việc nhận diện giọng nói để thực hiện tác vụ mà người dùng yêu cầu, trợ lý ảo còn có thể xử lý ngôn ngữ và đưa ra những câu trả lời phản hồi người dùng, tạo nên sự tương tác giữa người dùng và thiết bị giống hệt cuộc nói chuyện giữa người với người.
Ngay khi đặt câu hỏi nền tảng tìm kiếm của các trợ lý ảo là gì, bạn sẽ phải tỏ ra bất ngờ khi “đứng sau” trợ giúp cho tính năng tìm kiếm của các trợ lý ảo chính là những công cụ đình đám như Bing, Google Search, thư viện bách khoa toàn thư Wikipedia hay Wolfram Alpha. Với những kho dữ liệu khổng lồ như vậy, rõ ràng những trợ lý ảo sẽ có khả năng tìm kiếm cực kỳ mạnh mẽ cả về tốc độ lẫn sự chính xác trong kết quả tìm kiếm
Theo thời gian và lượng dữ liệu có được từ các hoạt động sử dụng máy của người dùng, các trợ lý ảo sẽ ngày càng trở nên thông minh hơn, có thể tự thay người dùng thực hiện một số công việc nhờ công nghệ AI.
Những thông tin được liên kết có thể ví dụ như lịch trình bay của bạn trong email sẽ được ghi chú trong ứng dụng Calendar (Lịch), cùng lúc là ghi chú trong ứng dụng báo thức để nhắc nhở bạn khi sắp bay. Như vậy, thay vì phải ghi nhớ và nhập thông tin trong từng ứng dụng, nay trợ lý ảo đã tự động làm hết những điều này cho bạn.
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng
đặc quyền riêng tại FPT Shop
Quý khách vui lòng nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản
Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự
Cập nhật thông tin tài khoản của quý khách