Nhà thông minh (Smart home) là ngôi nhà được trang bị những thiết bị công nghệ tiên tiến giúp cuộc sống tiện nghi hơn. Khái niệm Smart home bắt đầu từ năm 1975 và phát triển từ năm 2005 và dần phổ biến trong vài năm trở lại đây. Theo đó, dự báo nhà thông minh smart home hứa hẹn sẽ bùng nổ mạnh mẽ cùng với sự phát triển của mạng 5G tốc độ cao và các kết nối mạng không dây khác trong tương lai gần.
Những người trẻ, đặc biệt là những người đam mê khám phá công nghệ có xu hướng trang bị nhà thông minh Smart home như một giải pháp tuyệt vời giúp tiết kiệm thời gian và công sức để dành nhiều thời gian hơn cho công việc sáng tạo.
Xem thêm: 7 thiết bị cần thiết cho nhà thông minh mà bạn nên mua
Những thiết bị thông minh được lắp đặt trong một Smart home có thể là khóa cửa - camera an ninh - bộ điều hòa nhiệt độ - đèn - rèm cửa thông minh - loa - tủ lạnh - máy giặt - máy hút bụi... Chúng kết nối với nhau qua một trung tâm điều khiển và trung tâm điều khiển này có thể được vận hành bằng một ứng dụng của hãng sản xuất. Một ví dụ nổi tiếng để minh họa cho việc này chính là các thiết bị của Xiaomi kết nối với ứng dụng quản lý Mi Home.
Smart home giúp tự động hóa nhiều thứ như: Mở cửa chính thì đèn tự động bật sáng, máy lạnh tự động bật lên; đến giờ xem phim thì rèm cửa tự động đóng, đèn tự tắt đi… hay vòi xịt tưới cây tự mở theo khung giờ cố định. Smart home còn đưa ra cảnh báo khi phát hiện chuyển động với hệ thống camera thông minh nhằm đảm bảo an toàn cho người và tài sản.
Không chỉ vậy, phải làm sao nếu như bạn quên tắt bếp gas khi ra khỏi nhà - quên tắt đèn phòng ngủ hay máy lạnh? Smart home với hàng loạt cảm biến sẽ giúp phát hiện ra những sai sót này, người dùng chỉ cần 1 cú chạm là có thể tắt ngay.
Xem thêm:
Vấn đề đầu tiên khi biến một ngôi nhà “bình thường” trở nên “thông minh” hơn đó là chi phí. Nhu cầu của mỗi người đều khác nhau nên chi phí đầu tư có thể dao động từ vài trăm ngàn, vài triệu, vài chục triệu thậm chí vài trăm triệu.
Có rất nhiều thương hiệu sản xuất trang thiết bị thông minh, chi phí thấp thường đi kèm với độ bền không được cao cùng với mức độ an toàn và "ổn định hệ thống" (thứ rất quan trọng khi quyết định trang bị Smart home).
Nhà thông minh Smart home phụ thuộc rất nhiều vào mạng internet nên nó cần kết nối với đường truyền mạnh, ổn định. Nếu đường truyền không tốt, người dùng khó tương tác với ngôi nhà. Nếu mất mạng, người dùng gần như không thể theo dõi ngôi nhà từ xa.
Smart home cũng sẽ có lúc gặp vấn đề, đây là lúc cần đến chuyên gia xử lý. Người dùng cũng có thể tự mày mò nghiên cứu để trở thành chuyên gia, tuy nhiên không phải ai cũng dành thời gian nghiên cứu những điều “thú vị” này.
Xem thêm: IoT là gì? Lịch sử hình thành và ý nghĩa của IoT trong thực tiễn
Smart home được ứng dụng chủ yếu trong các căn hộ chung cư cao cấp, nhà phố hiện đại hoặc biệt thự.
Việc lắp đặt smart home không làm thay đổi cấu trúc ngôi nhà bạn đang ở. Hơn nữa quy trình lắp đặt hiện nay cũng rất nhanh chóng và đơn giản. Vì thế nếu bạn muốn tận hưởng cuộc sống đẳng cấp hiện đại thì đừng bỏ qua giải pháp nhà thông minh.
Hệ thống nhà thông minh smart home bao gồm những thiết bị cơ bản như hệ thống chiếu sáng, camera quan sát, hệ thống an ninh, hệ thống giải trí, cảm biến, loa, chuông cửa, rèm cửa, hệ thống chăm sóc tự động...
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng
đặc quyền riêng tại FPT Shop
Quý khách vui lòng nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản
Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự
Cập nhật thông tin tài khoản của quý khách