Tắt sóng 2G có nghe gọi được không? Điện thoại “cục gạch” liệu có còn có thể tiếp tục sử dụng?
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Ngọc Diệp
1 năm trước

Tắt sóng 2G có nghe gọi được không? Điện thoại “cục gạch” liệu có còn có thể tiếp tục sử dụng?

Tắt sóng 2G có nghe gọi được không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm hiện nay khi có thông báo tắt sóng 2G tại Việt Nam. Bạn hãy tìm kiếm câu trả lời trong bài viết ngay sau đây nhé! Tại đây FPT Shop sẽ giải đáp thắc mắc và bật mí cho bạn giải pháp thay thế hiệu quả nữa đấy!

Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Lịch sử phát triển của mạng di động
Mạng 2G có gì đặc biệt?
Tắt sóng 2G có nghe gọi được không?
Tại sao cần tắt sóng 2G?
Lịch tắt sóng 2G tại Việt Nam
Giải pháp cho người dùng điện thoại 2G
Tạm kết

Việc tắt sóng 2G đang diễn ra tại Việt Nam và nhiều quốc gia khác trên thế giới, gây ra những lo lắng cho người dùng, đặc biệt là những người đang sử dụng điện thoại "cục gạch". Vậy tắt sóng 2G có nghe gọi được không? Trong bài viết này, ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về sự kiện ấy và những ảnh hưởng của việc ngắt sóng 2G đối với khả năng nghe gọi trên điện thoại nhé!

Việt Nam đang trong quá trình thực hiện chính sách tắt sóng 2G

Lịch sử phát triển của mạng di động

Trước khi giải đáp thắc mắc cho nghi vấn tắt sóng 2G có nghe gọi được không, hãy khám phá về lịch sử phát triển của mạng di động để có một cái nhìn toàn diện trước đã nhé! Mạng di động đã trải qua nhiều giai đoạn với những bước tiến vượt bậc, mang đến cho con người khả năng kết nối ngày càng nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả hơn.

Giai đoạn đầu tiên là trước năm 1963 hay còn gọi là giai đoạn tiền di động khi chủ yếu sử dụng tín hiệu quay số dạng xung, nó khá cồng kềnh và đắt đỏ. Bắt đầu từ sau đó, mạng di động đã có một hành trình phát triển đầy ấn tượng. Mỗi thời kỳ đều được đánh dấu bằng chữ G (viết tắt của "Generation" - thế hệ), mang đến những bước tiến vượt bậc, mở ra những chân trời mới cho ngành viễn thông và cách con người kết nối với thế giới.

Mạng di động đã trải qua lịch sử phát triển lâu dài

Hiện nay chúng ta đã trải qua 5 giai đoạn:

  • 1G: Kỷ nguyên tiên phong (1980s).
  • 2G: Mở ra thời kỳ tin nhắn SMS (1991s).
  • 3G: Thế giới Internet di động (1998s).
  • 4G: Tốc độ bùng nổ, kết nối mọi thứ (2008s).
  • 5G: Kỷ nguyên kết nối siêu tốc và thông minh (2020s).

Lịch sử phát triển của mạng di động là một hành trình không ngừng đổi mới và sáng tạo. Mỗi thế hệ đều mang đến những giá trị to lớn nhưng chắc chắn việc thay thế là tất yếu, sự biến mất của 2G là một điều chắc chắn sẽ xảy ra. Vậy khi tắt sóng 2G có nghe gọi được không?

Mạng di động đem đến nhiều giá trị cho cuộc sống con người

Mạng 2G có gì đặc biệt?

Vào năm 1991, tại Phần Lan, một cuộc cách mạng đã nổ ra trong ngành viễn thông với sự ra mắt của mạng 2G bởi nhà mạng Radiolinja. Mang theo sứ mệnh thay thế cho thế hệ lỗi thời, 2G mở ra kỷ nguyên mới của di động, khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực kết nối ở thời điểm đó.

Điểm đặc biệt của 2G nằm ở khả năng mã hóa kỹ thuật số cuộc gọi và tin nhắn, mang đến sự an toàn và bảo mật vượt trội so với các mạng trước đây. Nhờ vào sự tối ưu hóa hiệu quả, 2G đã tiết kiệm thời gian kết nối, mở vùng phủ sóng rộng rãi hơn so với 1G. 

Tuy không còn là lựa chọn hàng đầu trong thời đại ngày nay nhưng dấu ấn của mạng 2G vẫn ghi đậm trong lịch sử phát triển của ngành viễn thông, đó là nền tảng cho sự xuất hiện của các dịch vụ di động sau này.

2G là nền tảng cho sự phát triển của các dịch vụ di động sau này

Tắt sóng 2G có nghe gọi được không?

Giải đáp thắc mắc

Vấn đề tắt sóng 2G đang là chủ đề nóng hổi thu hút sự quan tâm của nhiều người, đặc biệt là những ai đang sở hữu dòng điện thoại "cục gạch". Nhiều người lo lắng rằng sau khi tắt sóng 2G, họ sẽ không thể liên lạc được nữa. Tuy nhiên, câu trả lời chính xác là không hoàn toàn đúng.

Việc tắt sóng 2G có nghe gọi được không sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thiết bị của bạn. Chính sách này sẽ ảnh hưởng đến những thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G, thường là các điện thoại "cục gạch" đời cũ.

Những dòng điện thoại 2G cũ sẽ không thể nghe gọi

Không phải mọi điện thoại “cục gạch” đều bị

Tuy nhiên bạn đừng hiểu lầm rằng tất cả những điện thoại “cục gạch” đều sẽ bị mất khả năng liên lạc nhé! Sự thật là hiện nay nhiều dòng điện thoại bấm phím đã được trang bị khả năng hỗ trợ mạng 3G và 4G từ khá lâu, ví dụ như Nokia 105, Samsung T111, Vinaphone Vsmart Star,... Do đó, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm nghe gọi bình thường dù sóng 2G bị tắt.

Để xác định chính xác điện thoại của mình khi tắt sóng 2G có nghe gọi được không hoặc có hỗ trợ mạng 3G/4G hay không, bạn có thể tham khảo thông tin từ nhà sản xuất hoặc nhà mạng cung cấp thiết bị.

Theo ông Nguyễn Thế Kha - Giám đốc Thương mại hệ thống FPT Shop cho biết, hiện nay các dòng điện thoại Masstel, Nokia có phím bấm có hỗ trợ 3G hoặc 4G vẫn được khách hàng tiêu thụ khá tốt.

Những dòng điện thoại "cục gạch" đời mới sẽ vẫn nghe gọi bình thường

Tại sao cần tắt sóng 2G?

Bên cạnh việc tắt sóng 2G có nghe gọi được không, thắc mắc về lý do mà Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia trên thế giới nói chung dừng phát mạng 2G cũng rất được quan tâm. Vậy tại sao 2G lại dần dần bị cắt?

Công nghệ đã cũ không còn hiệu quả cao

Việc tắt sóng 2G không chỉ là thay đổi mang tính kỹ thuật mà còn đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hành trình phát triển không ngừng của ngành di động. Nhìn lại quá khứ, 2G đã đóng vai trò to lớn trong việc kết nối con người, mang đến dịch vụ gọi điện và nhắn tin cơ bản. 

Tuy nhiên, sự đổi mới vượt bậc của công nghệ đòi hỏi những giải pháp tối ưu hơn. Mạng 2G với tốc độ chậm và dung lượng hạn chế dần trở nên lỗi thời, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người dùng về truy cập Internet hoặc sử dụng các ứng dụng trực tuyến.

Mạng 2G hiện nay đã lỗi thời

Tiết kiệm tài nguyên mạng

Tắt sóng 2G là quyết định tất yếu để giải phóng nguồn tài nguyên tần số quý giá, vốn đang bị "lãng phí" bởi công nghệ cũ. Thực tế mạng 2G sử dụng nhiều tài nguyên mạng hơn so với 3G, 4G và 5G nhưng lại không có hiệu quả cao. 

Vì vậy việc tắt 2G để các nhà mạng có thể tập trung phát triển các mạng di động thế hệ mới, mang đến tốc độ truy cập Internet cao hơn gấp nhiều lần, khả năng kết nối ổn định và dung lượng dữ liệu khổng lồ.

2G không đem lại hiệu quả cao như 4G hoặc 5G

Nhu cầu sử dụng 2G không còn nhiều

Theo thống kê, số lượng người sử dụng điện thoại "cục gạch" đang ngày càng giảm, cụ thể hơn những thiết bị chỉ hỗ trợ mạng 2G hiện nay được dùng cũng khá thấp. Thay vào đó là sự bùng nổ của smartphone với khả năng kết nối Internet và truy cập dữ liệu tốc độ cao. Chính vì vậy, việc mãi duy trì 2G sẽ không đem đến quá nhiều giá trị mà ngược lại còn làm kìm hãm sự phát triển của các mạng đời mới.

Nhu cầu sử dụng 2G hiện nay không còn nhiều

Lịch tắt sóng 2G tại Việt Nam

Theo thông tin từ Cục Tần số vô tuyến điện, việc tắt sóng 2G tại Việt Nam sẽ được thực hiện theo từng giai đoạn, bắt đầu từ tháng 9/2024. Đây là một phần trong kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông giai đoạn 2023 - 2026, nhằm hướng đến mục tiêu tắt sóng 2G và tiến tới tắt sóng 3G trong tương lai.

Mặc dù lịch trình cụ thể cho từng giai đoạn chưa được công bố chi tiết, tuy nhiên vì việc tắt sóng 2G sẽ gây ra một số bất tiện cho một nhóm người dùng, đặc biệt là những người ở khu vực vùng sâu vùng xa chưa có hạ tầng mạng 3G/4G đầy đủ. Chính vì vậy, công cuộc tắt sóng 2G này đang được tiến hành trải dài trên nhiều giai đoạn để người dân có thể kịp thích ứng, đồng thời để các nhà mạng có những giải pháp hỗ trợ nhằm đảm bảo quá trình chuyển đổi diễn ra suôn sẻ, ít ảnh hưởng nhất đến người dùng.

Mạng 2G chuẩn bị chính thức bị tắt trong thời gian tới

Giải pháp cho người dùng điện thoại 2G

Có lẽ bạn đã nắm được câu trả lời cho câu hỏi “Tắt sóng 2G có nghe gọi được không?” rồi đúng không nào? Nếu bạn hoặc người thân đang sử dụng điện thoại 2G thì đừng quá lo lắng, dưới đây là một số giải pháp tối ưu có thể tham khảo:

Nâng cấp điện thoại

Mua một chiếc điện thoại mới là giải pháp tốt nhất để người dùng có thể tận dụng tối đa các dịch vụ di động hiện đại với tốc độ truy cập Internet nhanh hơn, dung lượng cao hơn và nhiều tính năng tiên tiến khác.

Hiện nay trên thị trường cũng có vô vàn các mẫu điện thoại “cục gạch” có hỗ trợ 3G, 4G hoặc điện thoại thông minh với đa dạng mẫu mã, giá cả phải chăng phù hợp với mọi nhu cầu của người sử dụng.

Nâng cấp lên các dòng điện thoại mới khi bị tắt 2G

Sử dụng sim 3G/4G

Đối với những điện thoại chỉ hỗ trợ 2G, bạn có thể sử dụng sim 3G/4G cho thiết bị. Đây cũng là một giải pháp để “cứu cánh” giúp cho điện thoại có thể tiếp tục thực hiện cuộc gọi, nhắn tin hoặc truy cập Internet.

Dùng ứng dụng gọi điện thoại qua Internet

Ngày nay có rất nhiều ứng dụng gọi điện thoại miễn phí qua Internet như Zalo, Viber, WhatsApp,... Nếu có thể, hãy cài đặt các ứng dụng này trên điện thoại của mình để thực hiện cuộc gọi miễn phí hoặc liên lạc với cước phí rẻ.

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ gọi và nhắn tin

Tạm kết

Tắt sóng 2G có nghe gọi được không? Với những điện thoại đời cũ thì việc này có thể sẽ ảnh hưởng ít nhiều. Tuy nhiên đây là xu hướng tất yếu của ngành viễn thông trên toàn thế giới, mang lại nhiều lợi ích cho sự phát triển của các thế hệ mạng di động mới và giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.

Xem thêm:

Bạn đang tìm kiếm một thiết bị mới thay thế cho chiếc điện thoại 2G của mình? Hãy đến FPT Shop và khám phá đa dạng các mẫu điện thoại thông minh, điện thoại "cục gạch" hỗ trợ 3G/4G với giá cả cạnh tranh. Chúng tôi cam kết cung cấp sản phẩm chính hãng, chất lượng cao cùng nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho bạn. Tham khảo điện thoại Xiaomi giá tốt tại đây:

Điện thoại Xiaomi