:quality(75)/snowflakes_la_gi_thum_424e4a886b.jpg)
:quality(75)/2022_9_8_637982490401130119_removal-ai-_tmp-600957572584f.png)
:quality(75)/2022_9_8_637982490401130119_removal-ai-_tmp-600957572584f.png)
Snowflakes là gì? Cùng “bóc term" một trong những cụm từ tiếng lóng gây nhiều tranh cãi nhất về gen Z
Snowflakes là gì - một thuật ngữ lóng đầy tranh cãi, thường dùng để chỉ gen Z và Millennials với ý nghĩa mỉa mai, ám chỉ họ quá nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Bài viết sẽ giải mã nguồn gốc, ý nghĩa và sự ảnh hưởng của cụm từ Snowflakes trong xã hội hiện đại.
Nếu bạn nghĩ Snowflakes chỉ đơn thuần là những bông tuyết trắng tinh khôi, xinh đẹp của vào mùa đông, thì chắc chắn bạn chưa kịp cập nhật những trào lưu mới nhất về tiếng lóng rồi. Trên mạng xã hội, từ Snowflakes đã được nâng tầm, trở thành một thuật ngữ tiếng lóng gây không ít tranh cãi, đặc biệt là khi nói về Gen Z và Millennials. Vậy Snowflakes là gì mà khiến mạng xã hội dậy sóng đến vậy? Cùng FPT Shop bóc tách để hiểu rõ hơn về nguồn gốc và lý do thuật ngữ này lại “viral" nhé!
Snowflakes là gì?
Trong bối cảnh hiện đại, Snowflakes là từ dùng để chỉ những người trẻ (thường là thế hệ Millennials hoặc Gen Z) mà theo một số người cho là... quá "mong manh dễ vỡ", không chịu được áp lực và dễ bị xúc phạm. Những đặc điểm được gán cho Snowflakes bao gồm:
- Quá nhạy cảm với chỉ trích: Họ dễ cảm thấy tổn thương nếu bị phê bình, thậm chí về những điều nhỏ nhặt.
- Tự coi mình là đặc biệt: Người ta cho rằng các Snowflakes thường coi mình là "không ai hiểu nổi".
- Đòi hỏi sự tôn trọng tuyệt đối: Họ đấu tranh cho các quyền lợi cá nhân và đòi hỏi sự công nhận từ người khác.
Mối tương quan giữa nghĩa gốc và nghĩa bóng của Snowflakes là gì?
Giống như bông tuyết tan chảy dễ dàng khi gặp nhiệt độ cao, những Snowflakes trong nghĩa tiếng lóng ám chỉ những người không thể chịu đựng được sự chỉ trích hay áp lực từ bên ngoài.

Ngoài ra, từ này còn hàm ý rằng những người trẻ này luôn tự coi mình là "đặc biệt", tương tự như khi tuyên bố rằng trên đời này không hề có hai bông tuyết nào giống hệt nhau. Nhưng thật ra, đây là một sự mỉa mai, chỉ trích rằng thế hệ này không đủ mạnh mẽ để đối mặt với thế giới ngoài kia.
Nguồn gốc của thuật ngữ Snowflakes
Trong tác phẩm "Fight Club"
Một trong những lần đề cập sớm nhất của cụm từ Snowflakes trong nghĩa bóng là từ bộ phim và tiểu thuyết Fight Club (1996) của Chuck Palahniuk. Trong câu thoại nổi tiếng, nhân vật Tyler Durden nói rằng: "You are not special. You are not a beautiful and unique snowflake." (Bạn không đặc biệt. Bạn không phải là một bông tuyết xinh đẹp và độc nhất vô nhị). Ý nghĩa câu thoại này chính là để nhắc nhở mọi người rằng họ không phải là duy nhất hay đặc biệt, ngược lại với cách nhiều người tự đánh giá bản thân.
Trong bối cảnh chính trị
Từ giữa những năm 2010, Snowflakes bắt đầu được dùng trong các cuộc tranh luận chính trị, đặc biệt là ở Mỹ, để chỉ những người trẻ (Millennials và Gen Z) được cho là quá nhạy cảm với các vấn đề xã hội, chính trị, hoặc quá coi trọng cảm xúc của mình. Thuật ngữ này thường được sử dụng bởi các phe bảo thủ, nhằm châm biếm những người tham gia các phong trào đấu tranh cho quyền lợi như nữ quyền, quyền LGBTQ+, và bảo vệ môi trường.

Phong trào xã hội và "safe space"
Khi các phong trào đòi hỏi "safe space" (không gian an toàn) trở nên phổ biến trong các trường đại học ở Mỹ, thuật ngữ Snowflakes cũng được dùng để chỉ những người cần sự bảo vệ hoặc không gian không có ý kiến trái chiều. Họ bị coi là không thể đối mặt với những quan điểm khác nhau và cần phải "được bảo vệ" khỏi sự chỉ trích.

Trong cuốn sách I Find That Offensive!
Cuốn sách I Find That Offensive! (2016) của Claire Fox đã góp phần đưa thuật ngữ Snowflakes trở nên phổ biến trong giới học thuật. Nội dung cuốn sách xoay quanh cuộc tranh luận gay gắt giữa sinh viên và giảng viên tại Đại học Yale về vấn đề trang phục Halloween.
Theo đó, một số bộ trang phục Halloween bị coi là không tôn trọng văn hóa, và các giảng viên đã thảo luận về việc có nên can thiệp để ngăn chặn sinh viên mặc những trang phục này hay không.

Cuộc tranh luận nhanh chóng được quay lại và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Kênh truyền thông Fox đã mô tả đoạn video, trong đó sinh viên đã phản ứng một cách "gần như cuồng loạn". Thái độ của các sinh viên trong video đã gây nên phản ứng tiêu cực từ dư luận, và từ đó thuật ngữ “Snowflake Generation” đã được dùng để chỉ họ.
Tại sao từ Snowflakes lại gây tranh cãi?
Cứ nhắc đến Snowflakes là không ít người lắc đầu ngao ngán, vì thuật ngữ này đã châm ngòi cho nhiều cuộc tranh cãi không hồi kết giữa các thế hệ. Những người lớn tuổi thường dùng từ này để ám chỉ rằng giới trẻ hiện nay quá dễ bị tổn thương và thiếu khả năng đối diện với thực tế.
Mặt khác, giới trẻ – những Snowflakes đích thực – lại phản pháo rằng họ đang chiến đấu cho những điều đúng đắn, như quyền bình đẳng, bảo vệ môi trường và công lý xã hội. Theo họ, việc bị coi là "quá nhạy cảm" chỉ là một cách để người khác từ chối thay đổi và bảo vệ sự bất công đang tồn tại.

Trên các nền tảng mạng xã hội như Twitter, Facebook, từ Snowflakes trở thành "vũ khí" cho các cuộc tranh luận nảy lửa. Ví dụ, nếu bạn phàn nàn về một bình luận phân biệt trên mạng, người khác có thể nhanh chóng gọi bạn là Snowflakes với ý mỉa mai rằng bạn đang "quá nhạy cảm".
Điều này dẫn đến những cuộc chiến không hồi kết giữa hai phe: một bên cho rằng chúng ta cần phải nghiêm túc hơn với những vấn đề xã hội, và bên kia thì khẳng định không phải chuyện gì cũng cần làm quá lên. Đây là một trong những lý do khiến Snowflakes trở thành từ ngữ được sử dụng rộng rãi nhưng cũng đầy tranh cãi.
Có nên gọi người khác là Snowflakes không?
Về mặt tiêu cực
Gọi ai đó là Snowflake không chỉ mang tính châm biếm mà còn có thể gây tổn thương cho họ. Bạn có thể khiến họ cảm thấy bị hạ thấp hoặc bị coi thường, đặc biệt nếu họ đang đấu tranh cho những giá trị mà họ cho là quan trọng. Thay vì tạo ra cuộc thảo luận cởi mở, gọi ai đó là Snowflakes thường làm họ tự vệ và có thể ngăn cản cuộc đối thoại tiến triển theo hướng xây dựng.
Đồng thời, việc sử dụng từ này có thể làm chia rẽ thêm khoảng cách giữa các thế hệ, ngăn cản sự thấu hiểu và sẻ chia giữa hai phía. Vì thế, trước khi sử dụng từ này, hãy cân nhắc xem bạn đang thực sự muốn truyền tải điều gì, và liệu điều đó có góp phần vào cuộc tranh luận một cách tích cực không.
Nếu bạn muốn thể hiện quan điểm khác nhau trong các cuộc thảo luận mà không làm tổn thương người khác, hãy chọn cách giao tiếp cởi mở, tôn trọng và xây dựng thay vì sử dụng các thuật ngữ mang tính mỉa mai hoặc hạ thấp.

Về mặt tích cực
Mặc dù nắm được Snowflakes là gì và sử dụng từ này có thể dấy lên sự chia rẽ và hiểu lầm, song nếu bạn đang ở trong một nhóm bạn thân và mọi người đều hiểu rõ ý nghĩa châm biếm hoặc hài hước của từ này, bạn hoàn toàn có thể được sử dụng để trêu đùa nhẹ nhàng mà không làm ai cảm thấy khó chịu.
Tạm kết
Qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu Snowflakes là gì trong bối cảnh hiện đại. Từ này không chỉ đơn thuần là chỉ các bông tuyết mà còn mang một hàm ý xã hội sâu sắc, thường được dùng để chỉ trích những người trẻ bị cho là quá nhạy cảm. Tuy nhiên, dù sử dụng với mục đích châm biếm, từ Snowflakes vẫn phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong xã hội, khi các thế hệ trẻ ngày càng đấu tranh cho các giá trị và quyền lợi của mình.
Và đừng quên, nếu bạn muốn nhanh chóng tra cứu các thuật ngữ hay sử dụng từ điển để tránh hiểu lầm, hãy trang bị ngay cho mình một chiếc smartphone từ FPT Shop để có thể dễ dàng truy cập thông tin mọi lúc, mọi nơi! Tham khảo ngay tại đây nhé!
Xem thêm: