Shopee có ở những nước nào? Những điều bạn nên biết nếu muốn kinh doanh trên Shopee
Cùng FPT Shop khám phá và tìm hiểu kĩ hơn Shopee có ở những nước nào? Ưu và nhược điểm của nó ra sao nếu bạn đang muốn kinh doanh, buôn bán trên các sàn thương mại điện tử và muốn tìm hiểu kĩ hơn về các kênh này. Shoppee là một trong những kênh mua sắm online lớn nhất tại Việt Nam hiện nay.
Shopee chắc hẳn là sàn thương mại điện tử, kinh đô mua sắm online không còn xa lạ gì đối với mọi người. Với ưu điểm tiện lợi, tiết kiệm, đa dạng các mặt hàng cùng nhiều chương trình khuyến mãi hấp dẫn, Shopee nhanh trở thành một trong những ứng dụng mua sắm qua mạng hàng đầu. Đặc biệt, không chỉ ở Việt Nam mà còn phát triển ra rất nhiều nước khác trên thế giới. Vậy cụ thể Shopee có ở những nước nào? Cùng theo dõi bài viế dưới đây để biết thêm chi tiết!
Shopee là gì? Mô hình kinh doanh của shopee
Shopee là một trang thương mại điện tử được ra mắt vào năm 2015, nơi bạn có thể mua sắm online siêu nhanh, siêu đơn giản chỉ với một vài cú click chuột. Trang web và ứng dụng này được phát triển bởi tập đoàn SEA của Forrest Li, có nguồn gốc từ Singapore.
Ban đầu, Shopee hướng tới thị trường từ người tiêu dùng đến người tiêu dùng, hoạt động theo mô hình kinh doanh C2C (Customer to Customer). Tuy nhiên, sau này với sự bùng nổ và phát triển mạnh mẽ, nó đã được mở rộng ra cả mô hình B2C(Business to Customer), tương tự Tiki và Lazada.
Shopee là của nước nào? Ai là chủ của Shopee?
Mặc dù có công ty mẹ là một tập đoàn lớn tại Singapore, nhưng thực chất Shopee là của Trung Quốc. Được sở hữu bởi tập đoàn SEA, bao gồm rất nhiều cổ đông từ nhiều quốc gia khác nhau chứ không của riêng một ai. Cụ thể các thành phần cổ đông là:
- Tencent - Tập đoàn công nghệ tại Trung Quốc: 39.7% cổ phần.
- Ông Forrest Li cổ phần trực tiếp, gián tiếp: 35% cổ phần.
- Giám đốc công nghệ tại SEA - Gang Ye: 10% cổ phần.
- Một số cổ đông nhỏ lẻ khác: 15,3% cổ phần.
Shopee có ở những nước nào?
Shopee hiện đang được đánh giá là một trong những trang thương mại điện tử lớn mạnh nhất khu vực Đông Nam Á. Được biết đến rộng rãi và có mặt ở 7 quốc gia là: Việt Nam, Singapore, Thái Lan, Philippines, Indonesia, Malaysia, Đài Loan.
Theo thống kê năm 2021, mỗi tháng Shoppee có khoảng 343 triệu lượt người truy cập, hơn 200 triệu lượt tải xuống, tổng đơn đặt hàng tăng 92,7% và tổng giá trị hàng hóa tăng 72,7%.
Shopee xuất hiện tại Việt Nam từ khi nào?
Mặc dù được thành lập từ năm 2015, tuy nhiên mãi đến tháng 8 năm 2016, Shopee mới chính thức được ra mắt tại thị trường Việt Nam. Cho tới nay đã được 8 năm hoạt động và phát triển tại đây. Giám đốc điều hành cũ của Shopee ở nước ta là ông Trần Tuấn Anh. Nhưng hiện nay đã được thay thế bởi ông Pine Kyaw, người Singapore, được biết đến là một doanh nhân trẻ tuổi, vui tính và cực kỳ tài năng.
Ưu nhược điểm của sàn thương mại điện tử Shopee
Là một sàn thương mại điện tử rất nổi tiếng, Shopee cũng có những ưu điểm và nhược điểm nổi bật sau đây:
Ưu điểm
- Cung cấp một nền tảng mua sắm trực tuyến đa dạng với nhiều sản phẩm và dịch vụ khác nhau.
- Có giao diện đơn giản và dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm và mua hàng.
- Thường xuyên có các chương trình khuyến mãi và giảm giá hấp dẫn, giúp người dùng tiết kiệm được chi phí mua sắm.
- Cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và đáng tin cậy, giúp người dùng nhận được hàng hóa một cách thuận tiện và an toàn.
- Hình thức thanh toán đa dạng: chuyển khoản, ví điện tử, tiền mặt.
- Có nhiều chính sách bảo vệ quyền lợi của cả người bán lẫn người mua.
Nhược điểm
- Một số sản phẩm trên Shopee có chất lượng không đảm bảo hoặc không giống như mô tả trên trang web.
- Chính sách trả hàng hoặc hoàn tiền khi mua hàng trên Shopee không đúng mô tả hoặc không ưng ý vẫn còn gặp phải một số vấn đề và khá lằng nhằng.
- Có một số trường hợp lừa đảo trên Shopee, khiến người dùng mất tiền hoặc không nhận được hàng.
- Không mua hàng hộ hoặc thanh toán hộ được.
Hướng dẫn cài đặt ứng dụng mua sắm Shopee
Các bước để cài đặt ứng dụng mua sắm Shopee cũng cực kì đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện theo đúng các bước dưới đây:
Hướng dẫn cài đặt Shopee trên điện thoại
- Bước 1: Truy cập vào cửa hàng CH Play hoặc App Store trên điện thoại của bạn sau đó tìm kiếm từ khóa “Shopee”.
- Bước 2: Chọn “Tải về”.
- Bước 3: Chờ trong giây lát, ứng dụng sẽ được tải về điện thoại của bạn. Khi biểu tượng của Shopee xuất hiện trên màn hình, hãy mở ứng dụng, đăng nhập hoặc đăng ký và tài khoản Shopee của bạn để bắt đầu mua sắm hoặc tạo một gian hàng.
Hướng dẫn cài đặt Shopee trên Google
Đối với các trang mạng trực tuyến như Google, Coccoc,.. thì bạn không cần cài đặt mà chỉ cần truy cập trực tiếp vào website của Shopee. Sau đó, tiến hành đăng nhập hoặc đăng ký như bình thường.
Lời kết
Như vậy, bài viết trên đây chắc hẳn đã giúp bạn có câu trả lời cho câu hỏi shopee có ở những nước nào, cũng như những thông tin cơ bản cần biết cho những ai muốn mua sắm hay tham gia bán hàng trên nền tảng này. Theo dõi trang tin tức của FPT Shop để biết thêm nhiều thông tin bổ ích khác nhé!
Xem thêm:
- Nên bán hàng trên Shopee hay Lazada? Top các sàn thương mại điện tử đang được ưa chuộng
- Có nên bán hàng trên Shopee không? Gợi ý những mẹo giúp bán hàng trên Shopee hiệu quả
Hiện nay, hiện tượng mua phải hàng giả hàng nhái trên mạng rất nhiều. Đặc biệt, là những đồ công nghệ giá trị cao lại càng khiến người tiêu dùng phải e dè. Nếu bạn cũng đang lo lắng điều này thì FPT Shop sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn!