Muốn biết tự lắp ráp máy tính cần những thành phần gì, hãy nắm chắc những điều sau (P1)
https://fptshop.com.vn/
VuTT29
3 năm trước

Muốn biết tự lắp ráp máy tính cần những thành phần gì, hãy nắm chắc những điều sau (P1)

Máy tính là công cụ không thể thiếu trong đời sống hiện nay vì nó có thể đáp ứng được tất cả các nhu cầu từ học tập cho đến giải trí. Nếu không muốn mua những bộ máy tính có sẵn, bạn có thể tự lắp ráp máy tính theo ý muốn.

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Lắp ráp máy tính cần những thành phần gì?
Cách lựa chọn những thành phần để lắp ráp máy tính

Việc lắp ráp máy tính từ lâu đã được coi là một thú chơi của rất nhiều người, thậm chí nó còn được cho là một bộ môn nghệ thuật vì những người biết cách lắp ráp máy tính thường có rất nhiều hiểu biết về các thành phần đi kèm bên trong. Cho dù lắp ráp máy tính để làm việc văn phòng, biên tập – chỉnh sửa hình ảnh và video hay thậm chí là chơi các game bom tấn AAA đi nữa… bạn cũng nên biết việc lắp một bộ máy tính cần phải có những thành phần gì.

Lắp ráp máy tính cần những thành phần gì?

Thành phần của máy tính

Một bộ máy tính sẽ có các thành phần thiết yếu sau đây:

  • Motherboard (bo mạch chủ): Bảng mạch này là chỗ tập hợp của tất cả các linh kiện khác trong máy tính. Chúng sẽ kết nối trực tiếp vào đây.
  • CPU: CPU đóng vai trò bộ não của máy tính khi nó là thứ chính yếu để giải quyết các yêu cầu, mệnh lệnh của người dùng.
  • GPU (card đồ họa): Linh kiện này được sử dụng để xử lí các dữ liệu đồ họa trong video game hoặc hình ảnh, video độ phân giải cao.
  • Ổ cứng lưu trữ dữ liệu SSD hoặc HDD: Toàn bộ các dữ liệu có trên máy tính sẽ được lưu trữ tại đây.
  • RAM (bộ nhớ truy cập dữ liệu): Khác với ổ cứng, RAM là linh kiện được dùng để lưu trữ các chương trình chạy trên máy tính. Dung lượng RAM càng cao và tốc độ xử lí càng cao, số lượng chương trình chạy cùng lúc sẽ càng nhiều và ngược lại.
  • PSU (nguồn): Máy tính sẽ không thể chạy được nếu không có nguồn điện cung cấp. PSU là bộ nguồn cấp điện cho máy tính.
  • Case (vỏ): Case là nơi chứa toàn bộ các linh kiện khác của máy tính.
  • OS (hệ điều hành): Có một điều bạn cần lưu ý là khi lắp ráp máy tính xong thì chúng không có sẵn hệ điều hành, bạn phải tự cài đặt và tùy chỉnh mọi thứ.

Sau khi đã xác định và nắm rõ danh sách các thành phần nói trên, chúng ta sẽ đến với cách lựa chọn mỗi thành phần sao cho hợp lý nhất.

Cách lựa chọn những thành phần để lắp ráp máy tính

1 – Motherboard

Motherboard

Như đã nói ở trên, tất cả các linh kiện cấu thành nên máy tính sẽ kết nối trực tiếp vào motherboard. Motherboard sẽ có nhiều kích cỡ cũng như nhiều cách cấu hình khác nhau vì còn tùy thuộc vào mỗi hãng sản xuất nhưng nhìn chung thì chức năng của chúng vẫn giống như nhau. Có một điều bạn cần phải lưu ý là bạn hãy xác định xem mình muốn mua CPU gì trước tiên rồi sau đó mới chọn motherboard tương ứng.

Về cơ bản, chúng ta có 2 loại motherboard là LGA và AM. Chúng luôn luôn có mỗi con số đi kèm phía sau và được dùng để biểu thị cho thế hệ chip Intel hoặc AMD mà chúng hỗ trợ, con số này sẽ luôn luôn thay đổi theo từng thế hệ sản phẩm. Ở năm 2021 thì chúng ta có LGA1200 (đối với chip Intel) và AM4 (đối với chip AMD).

Một số mẫu motherboard phù hợp cho nhiều loại nhu cầu có thể kể đến là:

  • ASUS ROG Strix B450-F (Socket AM4): Nhu cầu chơi game ở độ phân giải 1080p.
  • MSI MPG Z490 (Socket LGA 1200): Rất phù hợp cho các vi xử lí Intel cùng các hệ thống tầm trung trở xuống.
  • MSI Prestige X570 Creation (Socket AM4): Motherboard này sẽ được sử dụng cho các cỗ máy high-end.
  • ASUS ROG Maximus Hero (Socket LGA 1200): Một mẫu motherboard hiệu năng cao cấp dành cho các cỗ máy chơi game đắt tiền, có thể ghép với Intel i9 trở lên.

2 – CPU

CPU

CPU sẽ kết nối trực tiếp vào motherboard và nó là thành phần đơn lẻ quan trọng nhất trong máy tính của bạn, tuy nhiên chưa chắc nó đã là thành phần có giá bán cao nhất. Tùy vào nhu cầu sử dụng mỗi ngày cao hay thấp bạn có thể chọn các mẫu CPU như dưới đây:

  • Nếu thích chip nhiều lõi, nhiều luồng bạn nên về với AMD mà sản phẩm tiêu biểu là AMD Ryzen 3 3200G 3.6GHz. Con chip này tốt cho nhu cầu đa dụng thông thường.
  • Lên cao hơn chút nữa, bạn có thể chọn Intel Core i7-10700K hoặc Core i5-11400 hoặc Core i9-11900K. Giá bán của các mẫu này khá chát, đổi lại bạn sẽ có hiệu năng hoạt động cực khủng.

3 – GPU

GPU

Nếu muốn chơi game bom tấn AAA ở mức thiết lập cấu hình cao, ngoài CPU khủng ra thì tất nhiên thứ bạn không thể thiếu chính là GPU vì GPU sẽ chịu trách nhiệm chính trong việc xử lí các dữ liệu đồ họa nhằm mang đến cho bạn những hình ảnh đẹp nhất – mượt mà nhất.

Nếu muốn chơi game ở nhu cầu bình dân, chúng ta hãy chọn các sản phẩm như MSI GeForce GTX 1660 - MSI Radeon RX 470 vì giá bán của các sản phẩm này chấp nhận được cho mức hiệu năng tốt mà chúng mang lại. Ở phân khúc cao hơn, chúng ta có rất nhiều lựa chọn nổi bật như MSI GeForce RTX 2060 – ASUS ROG Strix RTX 3060 – ASUS TUF Gaming GeForce RTX 3080… chúng đều là những sản phẩm cao cấp với mức giá “trên trời” nhưng hiệu năng thì khỏi phải bàn.

4 - Ổ cứng

SSD

Ở thời điểm này, ổ cứng SSD luôn luôn là lựa chọn thông minh hơn – tốt hơn rất nhiều so với HDD vì tốc độ đọc và xử lí dữ liệu của SSD cao hơn HDD, ngoài ra chúng còn có độ bền vượt trội. Khi lựa chọn ổ cứng cho máy tính, bạn nên chọn 1 ổ SSD để cài đặt hệ điều hành cùng các chương trình cần thiết và 1 ổ HDD chỉ để lưu trữ dữ liệu như hình ảnh – video – nhạc. Bạn có thể lựa chọn ổ cứng của các thương hiệu như Western Digital hoặc Samsung.

(Bài viết sẽ được tiếp tục ở phần 2)

Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành