:quality(75)/2020_11_27_637420735684711271_phan-biet-cac-loai-o-cung.jpg)
:quality(75)/2023_7_5_638241639714115419_1_ba17faab6e.jpg)
:quality(75)/2023_7_5_638241639714115419_1_ba17faab6e.jpg)
Hướng dẫn phân biệt các loại ổ cứng SSD
Ổ cứng SSD đã trở nên rất phổ biến trong thời buổi hiện nay và nhiều người đã biết đến lợi ích của nó. Tuy nhiên, họ vẫn chưa biết phân biệt các loại ổ cứng SSD hiện có.
SSD đã thay thế HDD để trở thành loại ổ cứng thông dụng được tin dùng nhiều nhất trong các hệ thống PC cũng như laptop ở thời buổi hiện nay. Độ bền cao hơn, tốc độ đọc/ghi dữ liệu cao hơn là những đặc điểm của ổ cứng SSD. Cách phân biệt ổ cứng SSD được chia như sau: 2.5 inch, mSATA, M.2, PCI-E.
Phân biệt các loại ổ cứng SSD 2.5 inch
Đây là loại ổ cứng SSD phổ biến nhất. Nó có kích cỡ 2.5 inch, thường được dùng cho laptop và các hệ máy chơi game như PlayStation và Xbox. Nó sử dụng chuẩn kết nối SATA để cấp nguồn và truyền phát dữ liệu. Ô cứng SSD 2.5 inch thường có mức dung lượng 120GB, 240GB, 480GB.
Phân biệt các loại ổ cứng SSD mSATA
mSATA là viết tắt của cụm từ Mini-SATA và nó được dùng để chỉ thiết kế cũng như giao diện của ổ cứng SSD. Ổ cứng SSD loại này nhỏ hơn nhiều so với ổ cứng SSD 2.5 inch. Những mẫu netbook, laptop, PC kích cỡ nhỏ thường sử dụng ổ cứng SSD mSATA này.
Phân biệt các loại ổ cứng SSD M.2
M.2 cũng tương tự như mSATA. Cụm từ này được dùng để chỉ hình thái thiết kế cũng như các đầu cắm kết nối với cả SATA lẫn PCI-E. Điểm khác biệt lớn nhất của M.2 so với các loại ổ cứng SSD khác là chiều dài lẫn chiều cao của nó rất đa dạng, chính vì vậy nên nó có thể được dùng trong các mẫu ultrabook hoặc thậm chí là tablet. Bên cạnh đó. M.2 có thể hỗ trợ cả NVMe và gia tăng hiệu năng hoạt động rất mạnh. NVMe là một giao diện mới có thể tăng hiệu năng của các ổ cứng PCI-E và AHCI với hơn 64.000 dòng lệnh chạy cùng lúc.
Phân biệt các loại ổ cứng SSD PCI-Express
Ổ cứng SSD thuộc loại này có giá đắt nhất nhưng hiệu năng cũng được đánh giá là tốt nhất. Lấy ví dụ là ổ cứng SSD PCI-E Sonix của hãng ZOTAC, nó có tốc độ đọc trung bình 2600MB/s và tốc độ ghi trung bình 1300MB/s với bộ nhớ đệm DDR3 tốc độ cao 512MB.
Xem thêm:
4 nguyên nhân gây ra lỗi BIOS không nhận ổ cứng SSD và cách khắc phục
Ổ cứng SATA là gì? Nó khác gì so với ổ cứng SSD?
Cách sửa lỗi ổ cứng thông dụng
Nguồn: Zotac