:quality(75)/2023_10_20_638333874007157517_error-404-1.png)
:quality(75)/2023_7_5_638241639714115419_1_ba17faab6e.jpg)
:quality(75)/2023_7_5_638241639714115419_1_ba17faab6e.jpg)
Lỗi 404 là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục phổ biến, hiệu quả nhất hiện nay
Lỗi 404 là một trong những lỗi thường thấy nhất trên website. Vậy đây là lỗi gì? Cách khắc phục lỗi này như thế nào? Mời bạn xem ngay nội dung dưới đây để biết được câu trả lời nhé.
Mỗi khi bạn truy cập một trang web, bạn có thể gặp phải một trang lỗi 404. Hãy cùng xem lỗi 404 thực sự là gì, đâu là nguyên nhân dẫn đến lỗi 404 và cách khắc phục lỗi hiệu quả bạn nhé.
Lỗi 404 là gì?
Lỗi 404, theo chuẩn HTTP (Hypertext Transfer Protocol), là một mã trạng thái (status code) mà máy chủ phản hồi cho người dùng về việc máy chủ của trình duyệt web không tìm thấy tài nguyên hoặc trang web mà người dùng yêu cầu.
Theo đó, khi bạn gửi một yêu cầu truy cập một trang web, trình duyệt của bạn sẽ thiết lập kết nối với máy chủ web của trang đó thông qua giao thức HTTP hoặc HTTPS. Máy chủ web sẽ kiểm tra xem tài nguyên được yêu cầu có tồn tại hay không. Nếu máy chủ tìm thấy tài nguyên, nó sẽ trả về mã trạng thái 200, cho biết rằng yêu cầu đã thành công. Tuy nhiên, khi máy chủ không thể tìm thấy tài nguyên, nó sẽ gửi mã trạng thái 404. Mã này thông báo cho trình duyệt rằng yêu cầu đã thất bại do tài nguyên không tồn tại.
Giải thích cụ thể về các mã trạng thái HTTP:
- Mã 404 (Not Found): Đây là mã lỗi 404 chính xác, thông báo rằng máy chủ web không thể tìm thấy tài nguyên được yêu cầu. Nó cung cấp thông tin rõ ràng cho người dùng và trình duyệt về tình trạng của yêu cầu.
- Mã 403 (Forbidden): Mã này thường xuất hiện khi máy chủ từ chối quyền truy cập vào trang web, mặc dù tài nguyên tồn tại. Điều này có thể do cấu hình máy chủ hoặc quyền truy cập bị hạn chế.
- Mã 500 (Internal Server Error): Mã này không phải là lỗi 404, nhưng nó thường xuất hiện khi có sự cố kỹ thuật xảy ra trên máy chủ web, dẫn đến việc xử lý yêu cầu thất bại. Mã 500 không chỉ gây lỗi trình duyệt, mà còn là vấn đề nghiêm trọng hơn về phía máy chủ.
Vậy nguyên nhân gây ra lỗi 404 là gì và tại sao việc sửa lỗi này quan trọng? Hãy cùng FPT Shop tìm hiểu thêm trong phần tiếp theo của bài viết.
Nguyên nhân lỗi 404
Lỗi 404 là một tình trạng phổ biến khi bạn duyệt web, dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến lỗi.
Thay đổi URL
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến lỗi 404 là khi đường dẫn URL của một trang web hoặc tài nguyên thay đổi. Lỗi xảy ra khi quản trị web quyết định thay đổi cấu trúc trang web, di chuyển tài nguyên hoặc cập nhật liên kết. Khi người dùng truy cập URL cũ, máy chủ sẽ không thể tìm thấy tài nguyên mới tại địa chỉ cũ, do đó gây ra lỗi 404.
Xóa trang hoặc tài nguyên
Khi quản trị web quyết định loại bỏ một trang web hoặc tài nguyên cụ thể, các liên kết đến tài nguyên đó sẽ trở thành liên kết hỏng. Người dùng truy cập vào liên kết này sẽ gặp phải lỗi 404, vì máy chủ web không thể tìm thấy tài nguyên đã bị xóa.
Hành động của chính người sử dụng
Đôi khi, bạn có thể nhập sai URL hoặc nhấn vào liên kết không đúng. Hay cố gắng truy cập trang web trong thời gian máy chủ đang gặp vấn đề kỹ thuật hay bị tấn công mạng.
Liên kết hỏng
Liên kết hỏng là những liên kết trỏ đến URL không còn tồn tại hoặc không chính xác. Người dùng khi nhấp vào những liên kết này cũng sẽ nhận được lỗi 404. Liên kết hỏng có thể xuất hiện do sai sót trong việc nhập URL, thay đổi cấu trúc website, hoặc do liên kết đến các tài nguyên đã bị xóa.
Tại sao việc sửa lỗi 404 quan trọng?
Lỗi 404 không chỉ đơn giản là một sự cố kỹ thuật trên trang web, mà còn ảnh hưởng lớn về trải nghiệm người dùng, hiệu suất trang web và tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO).
Ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và tạo ấn tượng xấu
Lỗi 404 ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng, vì gây ra sự thất vọng khi người dùng thường mong đợi tìm thấy thông tin hoặc tài nguyên nhanh chóng và dễ dàng.
Khi họ gặp lỗi 404 thay vì thông tin, họ cảm thấy bị gián đoạn, tạo ấn tượng xấu về trang web của bạn, ảnh hưởng đến lòng trung thành của người dùng và họ có thể không quay lại nữa.
Vấn đề SEO và hiệu suất trang web
Lỗi 404 cũng có tác động đáng kể đến hiệu suất trang web và SEO. Công cụ tìm kiếm như Google đánh giá trang web dựa trên nhiều yếu tố và lỗi 404 là một trong những yếu tố có thể ảnh hưởng đến hạng của trang web trên kết quả tìm kiếm.
Nếu trang web của bạn có nhiều lỗi 404 hoặc liên kết hỏng, nó có thể bị xếp thấp hơn trong kết quả tìm kiếm, dẫn đến việc mất lưu lượng truy cập và khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng mục tiêu.
Vì vậy, để đảm bảo trải nghiệm tốt cho người dùng, duy trì sự tin cậy của trang web và cải thiện hiệu suất SEO, việc giữ trang web của bạn không xảy ra lỗi 404 rất quan trọng. Vậy cách xử lý như thế nào? Hãy cùng theo dõi trong phần tiếp theo nhé.
Cách giải quyết lỗi 404 từ phía người sử dụng
Khi bạn truy cập một trang web và gặp phải lỗi 404, bạn có thể tham khảo một vài cách xử lý sau:
Tải lại trang
Một trong những cách xử lý đơn giản, hiệu quả được nhiều người thực hiện là thoát ra và tải lại trang web. Lỗi 404 có thể phát sinh do các vấn đề tạm thời trên máy chủ của trang web, khiến cho trang không thể hiển thị đúng cách. Thao tác tải lại trang có thể giúp bạn xác định xem lỗi có phải do máy chủ hay không.
Kiểm tra URL
Hãy kiểm tra xem bạn đã nhập URL một cách chính xác chưa. Một ký tự sai trong URL có thể dẫn đến lỗi 404.
Kiểm tra liên kết
Nếu bạn truy cập từ một liên kết trên một trang khác, hãy kiểm tra liên kết đó. Liên kết có thể đã thay đổi hoặc bị hỏng, dẫn đến lỗi 404. Nếu có thể, hãy tìm một liên kết hoặc URL thay thế.
Thử truy cập từ thiết bị khác
Nếu bạn gặp lỗi 404 trên một thiết bị cụ thể (ví dụ: điện thoại hoặc máy tính), thử truy cập trang web từ một thiết bị khác. Điều này sẽ giúp xác định xem lỗi có phụ thuộc vào thiết bị hay không.
Xóa cache trình duyệt
Cache của trình duyệt có thể lưu trữ dữ liệu trang web cũ, nó có thể gây ra sự nhầm lẫn và hiển thị lỗi 404. Hãy thử xóa cache của trình duyệt và tải lại trang.
Sử dụng trình duyệt khác
Nếu lỗi 404 vẫn xuất hiện trên trình duyệt hiện tại, hãy thử sử dụng trình duyệt khác, xác định xem lỗi có phụ thuộc vào trình duyệt hay không.
Thông báo cho quản trị web
Nếu bạn cho rằng lỗi 404 là do vấn đề phía máy chủ hoặc trang web, hãy thông báo cho quản trị web để họ có thể xác minh và khắc phục lỗi từ phía máy chủ.
Cách khắc phục lỗi 404 phía nhà quản trị web - SEO
Nếu bạn là nhà quản trị website, có thể tham khảo vài cách khắc phục sau để nhanh chóng sửa lỗi 404.
Cách tìm kiếm và sửa lỗi 404
- Kiểm tra liên kết và URL: Đầu tiên bạn kiểm tra xem tất cả liên kết và URL trên trang web của bạn có hoạt động đúng không qua các liên kết bị hỏng hoặc xem URL có sai sót ở ký tự nào không.
- Sử dụng Google Search Console: Google Search Console là một công cụ miễn phí mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra lỗi trên trang web của mình. Ngay trong báo cáo sẽ cung cấp thông tin về các trang gây ra lỗi 404 để bạn có thể sửa chúng.
- Kiểm tra tệp robots.txt: Đảm bảo rằng tệp robots.txt trên trang web của bạn không ngăn máy chủ tìm thấy các trang quan trọng.
Sử dụng tùy chọn chuyển hướng 301
Khi bạn xác định một trang hoặc tài nguyên đã thay đổi URL, hãy sử dụng tùy chọn chuyển hướng 301 để định hướng người dùng từ URL cũ đến URL mới.
Chuyển hướng 301 sẽ cho máy chủ và trình duyệt biết rằng tài nguyên đã được di chuyển, nhằm tránh lỗi 404 cho người dùng khi truy cập và cảnh báo cho các công cụ tìm kiếm về sự thay đổi này.
Các công cụ và phương pháp để theo dõi lỗi 404
Ngoài Google Search Console đã trình bày phía trên, dưới đây là một số công cụ miễn phí khác mà bạn có thể sử dụng để kiểm tra lỗi 404 trên trang web của bạn:
- Online Broken Link Check: Online Broken Link Check là một công cụ trực tuyến miễn phí cho phép bạn kiểm tra và báo cáo về các liên kết hỏng trên trang web. Bạn chỉ cần nhập URL của trang web và công cụ sẽ quét, liệt kê tất cả các liên kết hỏng.
- Screaming Frog SEO Spider: Screaming Frog SEO Spider là một công cụ miễn phí với phiên bản giới hạn nhưng mạnh mẽ, cho phép bạn kiểm tra lỗi 404, liên kết hỏng và nhiều yếu tố khác liên quan đến SEO trên trang web. Bạn chỉ cần cài đặt và chạy công cụ trên máy tính của mình, sau đó nhập URL của trang web bạn muốn kiểm tra.
- Dead Link Checker: Dead Link Checker là một công cụ trực tuyến miễn phí giúp bạn kiểm tra liên kết hỏng trên trang web của mình. Bạn chỉ cần nhập URL, sau đó công cụ sẽ quét và báo cáo về các liên kết không hoạt động.
- Check My Links (tiện ích mở rộng trình duyệt Chrome): Check My Links là một tiện ích mở rộng miễn phí cho trình duyệt Chrome, cho phép bạn kiểm tra lỗi 404 và liên kết hỏng trực tiếp trên trang web bạn đang truy cập.
Tạm kết
Trong bài viết trên, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về lỗi 404, những tác động của lỗi 404 đến trải nghiệm người dùng, hiệu suất website và SEO. Đồng thời, FPT Shop cũng chia sẻ các biện pháp khắc phục dành cho người dùng lẫn nhà quản trị web để bạn nhanh chóng sửa lỗi 404.
Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích với bạn. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ cho nhiều người cùng biết nhé. Theo dõi FPT Shop để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về công nghệ.
Xem thêm:
- Lỗi 302 là gì? Có khác biệt gì giữa lỗi 301 và 303
- Latency là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục lỗi độ trễ duyệt web hiệu quả
Đừng bỏ lỡ cơ hội nhận được những ưu đãi hấp dẫn khi mua laptop để lướt web hay quản trị website nếu bạn đang có. FPT Shop cung cấp đa dạng sản phẩm và thương hiệu. Khám phá ngay!
Xem các laptop hot nhất đang bán ở FPT Shop tại đây: Laptop giá tốt.