CLV là gì? Tìm hiểu về phương pháp tăng trưởng CLV cho doanh nghiệp của bạn
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Giang Nguyễn
11 tháng trước

CLV là gì? Tìm hiểu về phương pháp tăng trưởng CLV cho doanh nghiệp của bạn

Thuật ngữ CLV là gì? CLV có ý nghĩa gì đối với các doanh nghiệp? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ khái niệm CLV cùng với những phương pháp giúp tăng tưởng CLV cho doanh nghiệp của bạn. Mời bạn theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của FPT Shop!

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
CLV là gì?
Cần chi phí bao nhiêu để có một khách hàng mới?
Phương pháp gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng
Tạm kết

Bạn đã từng nghe đến thuật ngữ CLV hay chưa? CLV là gì và có ý nghĩa gì với doanh nghiệp? Cùng khám phá tất tần tật các thông tin liên quan đến thuật ngữ CLV nhé!

CLV là gì?

CLV là gì? CLV là viết tắt của cụm từ Customer Lifetime Value, nghĩa là giá trị vòng đời của khách hàng. Đây chính là giá trị tổng thể mà khách hàng đem lại cho doanh nghiệp trong thời gian họ mua sản phẩm hoặc sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp. 

Giá trị khách hàng có thể được xem xét qua các yếu tố sau:

  • Đóng góp lợi nhuận hằng năm của khách hàng.
  • Số năm trung bình mà họ là khách hàng.

CLV là gì?

Dù CLV là một khái niệm đơn giản, dễ hiểu và rất dễ để nhìn thấy được tầm quan trọng của nó nhưng không có nhiều doanh nghiệp quan tâm đến. Thay vào đó, các doanh nghiệp có xu hướng tập trung vào việc thu hút khách hàng mới. Nhưng thực tế thì chi phí để có được khách hàng mới sẽ cao hơn chi phí giữ chân khách hàng cũ.

CLV là thước đo vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp, được dùng như một chỉ số phản ánh lợi tức của khách hàng đối với doanh nghiệp. Việc hiểu rõ giá trị vòng đời khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp xác định được đối tượng khách hàng nào là đáng để đầu tư và khai thác hơn. Từ đó, bộ phận điều hành doanh nghiệp sẽ tối ưu hoá chiến lược Marketing và gia tăng doanh thu, lợi nhuận, thị phần.

Cần chi phí bao nhiêu để có một khách hàng mới?

Như đã đề cập, chi phí để có một khách hàng mới sẽ cao hơn chi phí giữ chân khách hàng cũ, vậy chi phí đó là bao nhiêu?

Cần chi phí bao nhiêu để có một khách hàng mới?

Tất nhiên sẽ không có câu trả lời cụ thể cho câu hỏi này. Số tiền mà doanh nghiệp có thể bỏ ra để mang lại khách hàng mới sẽ khác nhau dựa vào một vài yếu tố, bao gồm ngành nghề đang kinh doanh và những gì đang cung cấp. Theo thông tin của một nghiên cứu, chi phí bỏ ra để mang về khách hàng mới ít nhất là gấp 3 lần chi phí giữ chân khách hàng hiện tại.

Mục tiêu quan trọng của mọi doanh nghiệp luôn là giữ cho chi phí để có khách hàng càng thấp và gia tăng giá trị lâu dài của khách hàng. Việc tìm kiếm và thu hút khách hàng mới thường tốn nhiều chi phí hơn so với việc nuôi dưỡng khách hàng hiện tại. Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng đến 80% lợi nhuận của doanh nghiệp có thể đến từ những khách hàng cũ.

Điều này không có nghĩa rằng doanh nghiệp không nên tìm kiếm khách hàng mới. Nhưng doanh nghiệp cần đảm bảo rằng họ dành nhiều thời gian và công sức để giữ chân khách hàng hiện tại. Khi khách hàng hài lòng, họ sẽ có khả năng trở thành khách hàng lâu dài và chi tiêu nhiều hơn. Bên cạnh đó, họ cũng sẽ kể cho người khác về các trải nghiệm tốt đẹp của mình khi sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Phương pháp gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng

Nếu như bạn muốn gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng, bạn hãy tìm cách tăng số tiền mà họ chi tiêu trong một năm và thời gian và họ gắn bó với doanh nghiệp của bạn. Vậy phương pháp là gì?

Phương pháp gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng

Thúc đẩy sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng

Nếu như bạn muốn khách hàng chi tiêu nhiều hơn cho doanh nghiệp của mình, thì trước hết bạn phải làm cho họ tin tưởng vào doanh nghiệp bạn, tin tưởng vào sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp bạn cung cấp.

Dưới dây là một số cách giúp gia tăng sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng:

  • Ưu tiên cho dịch vụ khách hàng trên các nền tảng.
  • Thưởng cho khách hàng trung thành.
  • Thể hiện sự đánh giá cao khách hàng.
  • Nâng cao trải nghiệm khách hàng.
  • Yêu cầu phản hồi và lắng nghe phản hồi của khách hàng, sau đó thực hiện những điều chỉnh phù hợp với ý kiến của họ.

Bạn không nên chỉ tập trung phát triển doanh nghiệp của bạn trở thành một thương hiệu, bạn cần phát triển doanh nghiệp trở thành một cộng đồng, điều này sẽ giúp gia tăng lòng trung thành của khách hàng với doanh nghiệp của bạn. Khách hàng sẽ cảm thấy họ được quan tâm và gần gũi với thương hiệu của bạn hơn, bên cạnh đó bạn cũng sẽ thu hút được khách hàng mới cho doanh nghiệp mình.

Nâng cao chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ giúp khách hàng hài lòng hơn và muốn quay lại mua hàng hơn. Sản phẩm có chất lượng cao cũng sẽ giúp doanh nghiệp gia tăng lợi thế cạnh tranh so với đối thủ.

Nâng cao chất lượng sản phẩm cũng chính là một phần trong chiến lược khác biệt hoá. Mục đích của chiến lược khác biệt hoá là tạo ra sản phẩm độc đáo. Từ đó giúp khách hàng muốn mua tiếp sản phẩm và giá trị vòng đời của khách hàng cũng gia tăng hiệu quả.

Gia tăng tần suất mua hàng

Gia tăng tần suất mua hàng

Cách tiếp theo để gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng là gia tăng tần suất mua hàng. Nếu như một khách hàng mua sản phẩm của bạn 3 lần/năm, bạn hãy tìm cách tăng số lần mua lên thành 4 hoặc 5.

Điều này có thể được thực hiện bằng cách thông báo về những ưu đãi hay sản phẩm mới và những chương trình đem lại lợi ích cho khách hàng thông qua các kênh tương tác như SMS, email, gửi quảng cáo, mạng xã hội,...

Bạn có thể gửi lời nhắc đến khách hàng hoặc giảm giá đặc biệt cho lần mua tiếp theo. Bạn nên giới hạn ưu đãi trong một thời gian nhất định để thúc đẩy mọi người nhanh chóng mua hàng mặc dù trước đó có thể họ không hề nghĩ đến việc mua hàng.

Gia tăng thời gian với những dịch vụ đăng ký

Bạn cũng có thể tìm cách giữ chân khách hàng lâu hơn và thúc đẩy họ chi tiêu nhiều hơn trong cùng một lúc. Tuy nhiên, cách này không giúp gia tăng tần suất mua hàng của khách hàng. Nhưng bạn sẽ nhận được nhiều doanh thu hơn cho mỗi lần mua hàng của họ. Mô hình đăng ký chính là ví dụ điển hình cho điều này.

Giả sử như doanh nghiệp của bạn có một dịch vụ giá 199.000 đồng/tháng. Nếu như khách hàng đăng ký hằng tháng, họ sẽ phải chi trả 2.388.000 đồng/năm. Nếu họ gắn bó với doanh nghiệp bạn với kế hoạch hằng tháng và là thành viên trong vòng một năm thì thật tuyệt. Nhưng đôi khi họ có thể quyết định ngừng sử dụng dịch vụ sau 6 tháng nữa. Điều này đồng nghĩa với việc bạn sẽ chỉ nhận được 1.194.000 đồng từ khách hàng đó mà thôi.

Nếu như bạn cung cấp gói chiết khấu cho thời gian dùng dịch vụ lâu hơn, bạn có thể giữ chân khách hàng và khiến họ chi tiêu nhiều hơn trong cùng một lúc. Thay vì chi ra 199.000 đồng/tháng, họ có thể được giảm giá 20% nếu dùng dịch vụ một năm. Bạn sẽ nhận được nhiều tiền hơn còn khách hàng cũng nhận được ưu đãi tốt hơn. Nếu như bạn làm tốt việc nuôi dưỡng khách hàng này thì khả năng là họ sẽ đăng ký lại dịch vụ của bạn, đồng thời họ cũng quan tâm hơn đến sản phẩm và dịch vụ khác mà bạn cung cấp.

Xây dựng dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Xây dựng dịch vụ khách hàng tuyệt vời

Yếu tố nào của doanh nghiệp bạn khiến cho khách hàng quay lại và tiếp tục mua hàng? Nếu như doanh nghiệp của bạn giống với hầu hết những hoạt động kinh doanh khác thì sẽ khó làm cho khách hàng hài lòng. Bạn phải đầu tư vào nhiều thứ, như chất lượng sản phẩm và dịch vụ, giá cả, tính năng, chương trình ưu đãi, dịch vụ khách hàng,...

Hãy suy nghĩ về những trải nghiệm mà chính bạn đã có với các doanh nghiệp khác trong quá khứ. Nếu như dịch vụ khách hàng của họ không tốt, dù sản phẩm của họ có tốt đến đâu thì bạn có muốn quay lại mua sản phẩm của họ hay không? Bạn chỉ cần suy nghĩ về trải nghiệm cá nhân thực tế của mình mà không cần phải tìm số liệu thống kê cho trường hợp này. Bạn thường sẽ phản ứng như thế nào với một trải nghiệm mua hàng tồi tệ? Bạn chọn mua lại hay đi một nơi khác? Bạn sẽ chia sẻ trải nghiệm đó với bạn bè của mình như thế nào?

Sau khi trả lời các câu hỏi trên, bạn sẽ hiểu rõ tầm quan trọng của dịch vụ khách hàng. Lúc này, bạn cần xây dựng dịch vụ khách hàng của doanh nghiệp mình thật tốt để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

Các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo nên sự khác biệt trong trải nghiệm dịch vụ khách hàng mà họ cung cấp nhằm giữ chân khách hàng hiện tại và thu hút khách hàng mới. Khi mà công nghệ dịch vụ khách hàng đang ngày càng phát triển thông qua trí tuệ nhân tạo, mạng xã hội và dịch vụ đa kênh, các doanh nghiệp cần phải xoay trục để đáp ứng kỳ vọng của khách hàng. Việc một doanh nghiệp có dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt sẽ giúp giữ chân khách hàng và tránh những đánh giá tiêu cực cho doanh nghiệp.

Một điều quan trọng nữa là bạn phải dùng đúng công cụ cho bộ phận dịch vụ khách hàng, như call center, email, SMS, nền tảng mạng xã hội,... Nếu chỉ dùng một kênh duy nhất thì sẽ rất khó theo kịp trong thời đại phát triển Internet và công nghệ ngày nay.

Trên đây là những phương pháp giúp gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng. Bạn có thể tham khảo và áp dụng cho doanh nghiệp của mình.

Tạm kết

Bài viết vừa rồi đã giải đáp câu hỏi “CLV là gì?”, cùng với những thông tin hữu ích về việc gia tăng giá trị vòng đời của khách hàng. Khi đã hiểu CLV là gì, có thể thấy rằng, CLV đóng vai trò rất quan trọng và mỗi doanh nghiệp đều cần phải chú tâm đến để thu được lợi ích bền vững, lâu dài. Có rất nhiều phương pháp giúp giá trị vòng đời của khách hàng gia tăng như nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao dịch vụ chăm sóc khách hàng, tăng tần suất mua hàng, thúc đẩy sự trung thành của khách hàng,... Chúc bạn áp dụng thành công và đạt hiệu quả!

Laptop doanh nhân bền đẹp, giá tốt, nhiều tính năng xịn sò đang được bán tại FPT Shop với đa dạng mẫu mã. Chọn ngay cho mình “người trợ thủ đắc lực" để xử lý công việc hiệu quả hơn nhé! Mời bạn xem qua các sản phẩm tại đây:

Laptop doanh nhân

Xem thêm:

Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành