/cach_dam_bao_an_toan_cho_tre_khi_di_o_to_1_ba95246152.png)
/452424244_721459100083020_5003600444856168986_n_f57df0ed25.jpg)
/452424244_721459100083020_5003600444856168986_n_f57df0ed25.jpg)
Hướng dẫn cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô mà cha mẹ không nên bỏ lỡ
Cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô là điều mà cha mẹ cần đặc biệt quan tâm để tránh những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình di chuyển. Trẻ em thường hiếu động, chưa ý thức rõ về an toàn nên rất dễ gặp nguy hiểm nếu không có biện pháp bảo vệ phù hợp.
Việc đảm bảo an toàn cho trẻ khi di chuyển bằng ô tô là điều vô cùng quan trọng mà cha mẹ cần lưu ý. Trẻ em có cơ thể nhỏ bé, hệ xương chưa phát triển hoàn thiện, do đó, việc di chuyển trên ô tô có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu không được bảo vệ đúng cách. Hãy cùng FPT Shop tìm hiểu chi tiết cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô qua bài viết dưới đây.
Chi tiết cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô
Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi di chuyển bằng ô tô, cha mẹ cần tuân thủ các quy tắc quan trọng. Dưới đây là những hướng dẫn cụ thể về cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô.
Sử dụng và lắp đặt ghế ngồi ô tô cho bé đúng cách
Ghế ngồi ô tô chuyên dụng dành cho trẻ em có tác dụng chính là cố định tư thế và bảo vệ trẻ trong trường hợp xảy ra va chạm. Chính vì thế, cha mẹ cần chọn loại ghế phù hợp với độ tuổi, cân nặng và chiều cao của trẻ.
Khi đã có ghế, cha mẹ cũng cần phải học cách lắp đặt sản phẩm đúng cách theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Đảm bảo rằng, ghế ngồi ô tô của trẻ đã được lắp cố định chắc chắn, không bị lỏng lẻo. Lưu ý rằng, với trẻ dưới 2 tuổi, ghế ngồi ô tô nên được đặt quay ngược lại so với hướng di chuyển để giảm thiểu lực tác động khi có va chạm.

Luôn thắt dây an toàn cho trẻ
Dây an toàn là yếu tố quan trọng giúp bảo vệ trẻ khỏi những tác động mạnh khi xe di chuyển. Tuy nhiên, nhiều cha mẹ lại chủ quan, không thắt dây an toàn cho con vì nghĩ rằng trẻ nhỏ có thể ngồi trong lòng người lớn hoặc nằm trên ghế một cách thoải mái. Điều này thực sự rất nguy hiểm, vì khi xảy ra va chạm, lực tác động mạnh sẽ có khả năng cao khiến trẻ bị văng ra khỏi ghế, gây hậu quả nghiêm trọng.

Khi cài dây an toàn, cha mẹ cũng cần kiểm tra lại một lần nữa xem dây có bị xoắn hay không, đảm bảo dây không quá lỏng hoặc quá chặt để tránh gây khó chịu cho trẻ. Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng dây an toàn kết hợp với ghế chuyên dụng sẽ giúp tăng cường mức độ an toàn. Trẻ lớn hơn cần được hướng dẫn về tầm quan trọng của dây an toàn và tạo thói quen thắt dây ngay khi lên xe.
Không để trẻ tỳ tay và ngồi ghế trước
Ghế trước thường là vị trí mà trẻ yêu thích vì tầm quan sát rộng và có thể trò chuyện với người lái xe. Tuy nhiên, trên thực tế, đây lại là một vị trí gây nguy hiểm cho trẻ. Tại vị trí này, trẻ sẽ rất dễ bị chấn thương hơn là các ghế sau xe do có sự xuất hiện của túi khí. Do đó, cha mẹ không nên để trẻ ngồi ở ghế trước khi di chuyển bằng ô tô.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng không nên cho trẻ ngồi trên bệ tỳ tay của xe. Đây là vị trí không có dây an toàn, rất nguy hiểm khi xe phanh gấp hoặc gặp sự cố. Khi đó, trẻ sẽ rất dễ lao thẳng về phía taplo hoặc kính xe, làm tăng nguy cơ bị thương nặng.
Không để trẻ em đùa nghịch trên xe ô tô
Trẻ em thường hiếu động, thích khám phá và nô đùa ngay cả khi đang ở trên ô tô. Điều này cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây nguy hiểm cho cả trẻ và người lái xe. Những chiếc ô tô hiện đại thường được trang bị nhiều nút bấm và màn hình điều khiển điện tử, nếu trẻ vô tình bấm phải sẽ rất dễ dẫn đến những tình huống nguy hiểm. Ngoài ra, tiếng ồn từ việc trẻ nô đùa cũng một trong những nguyên nhân khá khiến tài xế mất tập trung, tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.

Để thực hiện cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô, cha mẹ nên chuẩn bị sẵn đồ chơi, sách truyện hoặc các hoạt động giải trí nhẹ nhàng cho bé ngồi yên trong suốt cả chặng đường. Ngoài ra, nếu trẻ quấy khóc hoặc có biểu hiện không thoải mái, cha mẹ nên tìm điểm dừng hợp lý để xử lý thay vì vừa lái xe vừa dỗ dành trẻ, dễ gây mất tập trung.
Khóa cố định kính và cửa xe
Trẻ em rất tò mò, có thể mở cửa xe hoặc kéo kính xuống khi xe đang di chuyển. Điều này rất nguy hiểm, đặc biệt là khi xe đang chạy trên đường cao tốc hoặc khu vực đông phương tiện. Do đó, trước khi xe khởi hành, cha mẹ nên bật chế độ khóa cửa tự động để tránh các sự cố đáng tiếc.
Sử dụng thêm rèm hoặc tấm chắn nắng
Ánh nắng mặt trời cũng là một trong những lý do gây khó chịu cho trẻ, làm tăng nguy cơ say nắng và ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé. Kính ô tô không thể ngăn chặn hoàn toàn tác hại của tia UV, vì vậy cha mẹ nên sử dụng rèm cửa hoặc dán phim cách nhiệt để bảo vệ trẻ.
Luôn để mắt, chú ý tới trẻ
Dù bận rộn khi lái xe, cha mẹ cũng cần dành sự quan sát nhất định đến trẻ, đặc biệt là trẻ nhỏ. Nếu lái xe một mình, cha mẹ có thể lắp thêm gương chiếu hậu phụ để theo dõi trẻ mà không cần quay người lại, tránh gây mất tập trung.

Trong những chuyến đi xa, cha mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ, giúp trẻ cảm thấy thoải mái và yên tâm hơn. Nếu trẻ có dấu hiệu buồn ngủ hoặc không khỏe, cha mẹ nên tìm điểm dừng để kiểm tra tình trạng của trẻ.
Không để trẻ một mình trên xe
Không để trẻ một mình trên xe là một nguyên tắc quan trọng mà cha mẹ cần ghi nhớ. Nếu để trẻ một mình trên xe với động cơ đang hoạt động, bé có thể vô tình nghịch các bộ phận điều khiển như cần số, phanh tay hoặc chân ga, dẫn đến tai nạn.

Ngược lại, nếu xe đã tắt máy, trẻ sẽ có nguy cơ cao bị ngạt khí hoặc gặp các tình huống nguy hiểm khác như kẹt cửa, hỏa hoạn. Vì vậy, cha mẹ tuyệt đối không nên để trẻ một mình trên xe dù chỉ trong thời gian ngắn.
Có thời gian nghỉ hợp lý trong các chuyến đi dài
Những chuyến đi dài bằng ô tô thường khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, chán nản, thậm chí khó chịu do phải ngồi lâu trong không gian hẹp. Đặc biệt, đối với trẻ nhỏ, việc phải duy trì một tư thế trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng cứng cơ, khó chịu và ảnh hưởng đến tâm trạng. Vì vậy, cha mẹ nên lên kế hoạch dừng nghỉ hợp lý để giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn trong suốt hành trình.

Theo các chuyên gia, cha mẹ nên dừng xe sau mỗi 1.5 - 2 tiếng để trẻ có cơ hội vận động, đi vệ sinh hoặc ăn nhẹ. Việc này không chỉ giúp trẻ giải tỏa căng thẳng mà còn hạn chế nguy cơ bị say xe, buồn nôn hoặc mất tập trung do mệt mỏi.
Tạm kết
Cách đảm bảo an toàn cho trẻ khi đi ô tô là điều mà mọi bậc phụ huynh cần đặc biệt quan tâm. Sử dụng ghế ngồi chuyên dụng, thắt dây an toàn, khóa cửa xe, kiểm soát hành vi của trẻ và luôn để mắt đến bé là những biện pháp cần thiết giúp đảm bảo chuyến đi an toàn. Hãy thực hiện đầy đủ các hướng dẫn trên để bảo vệ con yêu khỏi những rủi ro không đáng có khi di chuyển bằng ô tô.
Nếu cha mẹ đang tìm kiếm những chiếc ghế ngồi ô tô cho trẻ chính hãng, giá tốt, hãy đến ngay FPT Shop để mua sắm. Tại đây, cha mẹ sẽ dễ dàng tìm thấy sản phẩm chất lượng và phù hợp cho bé yêu nhà mình. Tham khảo ngay tại:
Xem thêm: