Danh sách dưới đây là những loại cáp video phổ biến nhất.
VGA là viết tắt của cụm từ Video Graphics Array, đây là chuẩn kết nối được IBM phát triển vào năm 1987. Nó được sử dụng rất rộng rãi cho nhiều loại thiết bị như card màn hình rời – TV – màn hình máy tính – laptop.
VGA có thể hỗ trợ độ phân giải 640 x 480 với 16 màu, nếu hạ xuống 320 x 200 thì số màu có thể lên 256. Đây chính là Chế độ 13h và thường được sử dụng khi boot máy tính vào chế độ Safe. Chế độ 13h được sử dụng cho video game trong thập niên 1980.
VGA có thể truyền tín hiệu video RBGHV bao gồm Red – Blue – Green – Horizontal Sync – Vertical Sync. Đầu kết nối màu xanh đã trở thành biểu tượng của chuẩn kết nối VGA này. Số lượng socket bên trong bao gồm 15 chân được xếp thành 3 hàng, mỗi hàng 5 chân.
RCA là một trong những tên tuổi nổi tiếng nhất trong làng dây cáp video. Ba sợi dây nhỏ có các màu sắc Đỏ - Trắng – Vàng là vật dụng không thể thiếu đối với các thiết bị thu phát video/audio trong thập niên 1990 và đầu những năm 2000. Nó cũng là kết nối chính cho nhiều hệ máy game, trong đó bao gồm Nintendo Wii.
Cái tên RCA không liên quan đến công nghệ sản xuất của loại dây cáp này, nó là tên của công ty đã phổ biến loại cáp này ra khắp thế giới – Radio Corporation of America. Dây đỏ và trắng sẽ phụ trách phần audio trong khi đó dây vàng là một đường truyền video duy nhất.
Khi sử dụng chung với nhau, cả ba sợi cáp sẽ truyền audio và video có độ phân giải 480i hoặc 576i. Cũng giống như VGA, cáp RCA đã bị thay thế bởi DVI và HDMI.
DVI là cụm từ viết tắt của Digital Visual Interface, chuẩn kết nối này được phát triển vào năm 1999 bởi Digital Display Working Group để kế thừa cáp VGA. DVI có thể truyền tín hiệu video không nén bằng một trong ba chế độ sau đây:
- DVI-I (Intergrated): DVI kết hợp tín hiệu Digital và Analog trong một đầu kết nối duy nhất.
- DVI-D (Digital): DVI chỉ hỗ trợ tín hiệu Digital.
- DVI-A (Analog): DVI chỉ hỗ trợ tín hiệu Analog.
DVI-I và DVI-D có thể sử dụng theo kiểu single-link hoặc dual-link. Nếu sử dụng theo kiểu single-link, độ phân giải của màn hình sẽ là 1920 x 1200 ở mức 60Hz trong khi dual-link sẽ là 2560 x 1600 ở mức 60Hz.
Để ngăn chặn sự lỗi thời của các thiết bị sử dụng VGA, DVI được phát triển để hỗ trợ các kết nối analog với chế độ DVI-A. Điều này có nghĩa là các thiết bị sử dụng DVI đều tương thích ngược với kết nối VGA.
Ở thời điểm hiện tại chuẩn kết nối HDMI (High Definition Media Input) là chuẩn kết nối phổ biến nhất. Chuẩn này được liên minh các hãng công nghệ như Sony – Sanyo – Toshiba phát triển. HDMI có thể truyền tín hiệu video và audio không nén đến màn hình máy tính – TV – các đầu DVD hoặc Bluray.
Chuẩn HDMI mới nhất là HDMI 2.1 ra mắt vào năm 2017. Bản cập nhật này cải tiến việc HDMI hỗ trợ độ phân giải 4K, 8K cũng như việc tăng lượng bandwith của HDMI lên đến 48 Gbit/s.
Quan trọng nhất là việc cáp HDMI có thể tương thích ngược nên bạn có thể sử dụng một sợi cáp có nhiều tính năng tân tiến nhất cho các thiết bị đời cũ hơn. Ở hướng ngược lại cũng vậy, bạn cũng có thể sử dụng cáp cũ hơn cho các thiết bị tương thích với chuẩn HDMI 2.1. Tính tương thích này được đánh giá là cực kì hữu ích.
HDMI sử dụng cùng một định dạng video giống DVI nên 2 chuẩn này có thể tương thích với nhau thông qua việc sử dụng adapter. Chất lượng khi sử dụng adapter vẫn được giữ nguyên chứ không mất đi. Chúng chỉ có một khác biệt duy nhất là DVI không hỗ trợ audio.
HDMI lại chia thành 3 loại:
- Type A: HDMI loại này là full size, sử dụng cho các TV và thiết bị âm thanh tại gia.
- Type C: sử dụng cho laptop và máy tính bảng.
- Type D: sử dụng cho các thiết bị di động.
DisplayPort là chuẩn kết nối được Hiệp Hội Các Tiêu Chuẩn Điện Tử (VESA – Video Electronics Standards Association) phát triển. DisplayPort có thể truyền phát cả video lẫn audio nên về cơ bản nó cũng giống như HDMI vậy. Với DisplayPort 2.0, người dùng sẽ có độ phân giải lên 8K – HDR ở các độ phân giải cao hơn và hỗ trợ đa màn hình tốt hơn.
Tuy nhiên, HDMI và DisplayPort lại được thiết kế cho các thị trường khác nhau. Trong khi HDMI sử dụng cho nhu cầu giải trí tại gia là chính thì DisplayPort lại được sử dụng để kết nối máy tính đến nhiều màn hình.
Vì tính năng cơ bản là tương tự nhau nên chúng ta có thể dùng DisplayPort cùng HDMI thông qua một adapter DisplayPort có 2 chế độ. DisplayPort hoạt động bằng cách sử dụng các gói truyền dữ liệu thường được sử dụng trong Ethernet và USB.
Thunderbolt là một chuẩn kết nối thường được dùng cho các mẫu máy tính của Apple như iMac và MacBook. Intel cũng phát triển một chuẩn riêng tương tự chuẩn này.
Mẫu MacBook Pro năm 2011 mang đến sự xuất hiện của kết nối Thunderbolt. Giống như các chuẩn kết nối video khác, Thunderbolt liên kết các công nghệ khác vào một thiết bị duy nhất.
Kết nối này kết hợp PCI Express và DisplayPort lại với nhau trong khi vẫn cung cấp được nguồn, nó cho phép kết nối 6 thiết bị cùng một lúc. Thunderbolt và USB Type-C lại có đầu cắm giống y hệt nhau.
Khi Thunderbolt 3 được giới thiệu, toàn bộ các loại cáp Thunderbolt đều có thể sử dụng kết nối USB Type-C. Điều này có nghĩa là bạn có thể dùng cáp USB-C để cắm vào các cổng Thunderbolt. Tuy nhiên, nếu bạn thực hiện cách này thì tốc độ truyền tải dữ liệu sẽ không đồng nhất vì cáp USB-C không hỗ trợ cùng tỉ lệ truyền dữ liệu như Thunderbolt.
Nguồn: Make Use Of
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng
đặc quyền riêng tại FPT Shop
Quý khách vui lòng nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản
Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự
Cập nhật thông tin tài khoản của quý khách