Phiên bản macOS Catalina dành cho Mac đã được Apple giới thiệu tại WWDC 2019 với nhiều tính năng và cải tiến hấp dẫn. Tuy nhiên, HĐH vẫn có một vài tính năng thú vị nhỏ khác chưa được hãng chia sẻ.
:format(webp)/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/85491/Originals/macos-cataline-fptshop-01.jpg)
Tại WWDC 2019, Apple đã chia sẻ tới mọi người toàn bộ những phiên bản hệ điều hành mới của họ với rất nhiều thông tin hấp dẫn. Chẳng hạn như iPhone có iOS 13 với Dark Mode, iPad có iPadOS 13 với khả năng đa nhiệm tốt hơn, Apple Watch có watchOS 6... Người dùng những thiết bị Mac cũng có tin vui với macOS Catalina với nhiều tính năng mới. Ở bài viết này, FPT Shop sẽ chia sẻ tới các bạn những thay đổi thú vị trên HĐH mà Apple đã không nói tới tại sự kiện của họ.
Giới hạn Sidecar
:format(webp)/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/85491/Originals/macos-cataline-fptshop-04.jpg)
Chắc chắn tính năng tuyệt vời nhất có trên macOS Catalina là khả năng biến iPad thành một màn hình thứ 2 thông qua các kết nối không dây hoặc cáp USB. Nhưng khá đáng tiếc khi tính năng này không dành cho mọi máy Mac và Apple đang giới hạn ở các model nhất định. Thông tin này được nhà phát triển Steve Troughton-Smith đăng tải trên trang cá nhân. Hy vọng rằng gã khổng lồ công nghệ Mỹ sẽ mở rộng danh sách các thiết bị Mac hỗ trợ tính năng Sidecar khi macOS Catalina chính thức tung ra vào cuối năm nay. Hiện tại, những máy Mac được hỗ trợ bao gồm:
Chế độ tối tự động
:format(webp)/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/85491/Originals/macos-cataline-fptshop-02.jpg)
Nếu như bạn đang dùng một sản phẩm Mac, chắc chắn sẽ yêu thích tính năng Dark Mode mà Apple tích hợp với macOS Mojave vào năm ngoái. Bạn có thể kích hoạt chế độ tối để giúp cho mắt có thể nhìn mọi nội dung trên màn hình dễ dàng hơn vào đêm tối. Tính năng có thể áp dụng cho toàn hệ thống và rất nhiều ứng dụng từ bên thứ 3. Tuy nhiên, hạn chế lớn đối với người dùng ở tính năng Dark Mode trên macOS Mojave chính là nó bắt buộc phải kích hoạt thủ công.
Apple muốn thay đổi điều đó ở macOS Catalina khi người dùng đã có thể kích hoạt tự động Dark Mode trên macOS Catalina theo các khung giờ cụ thể trong ngày. Để thực hiện điều này, bạn chỉ cần thực hiện các thao tác đơn giản như truy cập vào System Preference > General. Sau đó, bạn sẽ thấy tùy chọn bật chế độ tối tự động trong giao diện Appearance.
Hiệu ứng iMessage
Trước khi macOS Catalina được công bố, nhiều báo cáo đã cho biết phiên bản HĐH này sẽ hỗ trợ các hiệu ứng iMessage trong Tin nhắn. Và nhiều người dùng có thể thấy thất vọng khi ở phiên bản thử nghiệm không thấy tính năng này xuất hiện. Trên thực tế thì nhà phát triển Troughton Smith đã tìm hiểu được rằng việc hỗ trợ hiệu ứng iMessage không được Apple bật theo mặc định và bạn chỉ có thể kích hoạt được thông qua lệnh Terminal. Tuy nhiên, tính năng sẽ chưa hoàn thiện ở thời điểm này trên macOS 10.15 beta, nhưng hy vọng ở phiên bản chính thức mà Apple tung ra vào cuối năm nay thì người dùng có thể sử dụng bình thường nó.
Sử dụng iPhone hoặc iPad để ký tên
:format(webp)/fptshop.com.vn/uploads/images/tin-tuc/85491/Originals/macos-cataline-fptshop-03.jpg)
Nếu bạn đang sử dụng Mac có lẽ sẽ biết tới ứng dụng Preview. App này sẽ giúp bạn có thể dễ dàng dùng chữ ký cá nhân để ký lên các tài liệu. Ở trên macOS Catalina, Apple cũng cải tiến chúng khi hỗ trợ người dùng có thể sử dụng iPhone hoặc iPad để ký tên của mình và xuất hiện ngay lập tức dưới dạng PDF trong ứng dụng Preview.
Bạn có thể truy cập tính năng này qua các bước "Menu > Tools > Annotate > Signature > Manage Signatures". Khi đó, bạn sẽ thấy có một tab mới mở ra để bạn chọn được cách viết chữ ký bằng trackpad, máy ảnh của Mac hoặc iPhone / iPad. Nếu bạn lựa chọn tùy chọn iPhone hoặc iPad thì hãy nhấp vào "Select Device" và chọn thiết bị bạn muốn sử dụng. Trên thiết bị bạn chọn, bây giờ bạn sẽ thấy một bảng chữ ký mà bạn có thể ký bằng ngón tay.
Kết luận
Bạn có thể thử nghiệm macOS Catalina thông qua các bài viết liên quan. Nếu bạn biết những thay đổi nhỏ nhưng hữu ích khác trong phiên bản hệ điều hành này thì hãy chia sẻ với FPT Shop ở phần bình luận bên dưới.
Theo 9to5mac