Hàm Round có tác dụng gì? Cách sử dụng hàm Round thông qua ví dụ thực tế dễ hiểu
Hàm Round là một hàm rất thông dụng trong Excel và đem lại sự hữu ích cho người dùng trong nhiều tình huống. Vậy hàm Round có chức năng gì? Cách sử dụng hàm Round và các biến thể của hàm này trong thực tế sẽ ra sao? Hãy cùng FPT Shop tìm hiểu thông qua bài viết ngắn sau đây
Hàm Round có tác dụng gì?
Như chúng ta đã biết thì Excel là một phần mềm văn phòng đã quá quen thuộc nằm trong bộ Microsoft Office được dùng để xử lý bảng tính. Sự ra đời của phần mềm Excel đã giúp ích cho người dùng rất nhiều trong việc thực hiện các phép tính và xây dựng số liệu thống kê. Để làm được điều đó chúng ta dựa vào các hàm trong Excel, và hàm Round là một trong những hàm cơ bản.
Về chức năng thì hàm Round có tác dụng làm tròn một số theo đúng quy tắc mà người dùng đã đề ra, thường được sử dụng trong các phép tính mà kết quả cho ra số lẻ. Cụ thể hơn, hàm Round được sử dụng để quy định số chữ số sẽ xuất hiện đằng sau dấu phẩy của số thập phân. Công thức của hàm Round là:
=ROUND(Number, Num_digits)
Trong đó Number là số mà bạn muốn làm tròn và Num_digits là số chữ số muốn làm tròn. Các bạn lưu ý là trị số Num_digits có thể là số 0, số âm hoặc số dương. Cụ thể như sau:
- Nếu bằng 0 thì hàm Round sẽ làm tròn chữ số đến số nguyên gần nhất.
- Nếu là số dương thì làm tròn tới số thập phân đã được chỉ định ở Num_digits.
- Nếu là số âm thì làm tròn sang bên trái dấu phẩy.
Cách sử dụng hàm Round và các biến thể thông qua ví dụ dễ hiểu
Trong thực tế hàm Round còn có các biến thể là hàm ROUNDUP, ROUNDDOWN và MROUND. Sau đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách sử dụng các hàm này trong thực tế thông qua các ví dụ đơn giản và dễ hiểu:
Cách sử dụng hàm Round
Như đã nói ở trên, hàm Round có chức năng làm tròn số thập phân theo nguyên tắc mà người sử dụng đã đặt ra, và chúng ta sẽ tìm hiểu cách sử dụng hàm Round qua ví dụ rất đơn giản sau đây:
Ví dụ: Chúng ta sẽ sử dụng hàm Round để tính điểm trung bình của học sinh, với yêu cầu lấy 2 số sau dấu phẩy. Giá trị điểm số chưa làm tròn nằm ở cột B, và nhìn vào hình ảnh minh hoạ chúng ta sẽ thấy được cách sử dụng hàm Round để cho ra kết quả.
Cách sử dụng hàm ROUNDUP
Hàm ROUNDUP có công thức “=ROUNDUP(Number, Num_digits)” và hàm này cũng có tác dụng làm tròn số như hàm ROUND, tuy nhiên hàm ROUNDUP sẽ làm tròn số đến giá trị lớn hơn giá trị gốc. Giá trị này lớn hơn số gốc như thế nào thì tùy thuộc vào giá trị của đối số Num_digits, cụ thể như sau:
- Nếu bằng 0 thì hàm Round sẽ làm tròn chữ số đến số nguyên gần nhất.
- Nếu là số dương thì làm tròn tới số thập phân đã được chỉ định, bằng 1 sẽ lấy 1 số sau dấu phẩy, bằng 2 sẽ lấy 2 số sau dấu phẩy,…
- Nếu là số âm thì làm tròn sang bên trái dấu phẩy, nếu là -1 thì sẽ làm tròn lên hàng chục, là -2 sẽ làm tròn lên hàng trăm,…
Cách sử dụng hàm ROUNDDOWN
Hàm ROUNDDOWN cũng có công thức tương tự như hàm ROUNDUP, tuy nhiên chức năng của nó lại khá trái ngược. Nếu như hàm ROUNDUP làm tròn đến số nguyên có giá trị lớn hơn số gốc thì ROUNDDOWN lại làm tròn đến số nguyên có giá trị nhỏ hơn số gốc. Cách quy ước về đối số (Num_digits) vẫn giống như trên, các bạn có thể theo dõi hình ảnh minh họa để hiểu rõ thêm.
Cách sử dụng hàm MROUND
Tuy cùng có chức năng làm tròn số nhưng hàm MROUND là một hàm khá thú vị, cụ thể chức năng của hàm này dùng để làm tròn một số đến bội số gần nhất của số mà bạn chỉ định. Công thức của hàm này sẽ là “=MROUND(number,multiple)", trong đó:
- Number: Số mà bạn chỉ định sẽ làm tròn
- Multiple: Sẽ làm tròn Number đến bội số gần nhất của giá trị này
Đọc đến đây bạn cảm thấy hơi khó hiểu đúng không? Hãy cùng nhìn hình ảnh minh họa để hiểu thêm về MROUND – một hàm hay ho trên Excel ngay nhé.
Tạm kết
Như vậy các bạn vừa cùng FPT Shop tìm hiểu về cách dùng hàm ROUND và các biến thể của hàm này thông qua các ví dụ trực quan và dễ hiểu. Bạn có thấy hàm này thú vị không? Hãy để lại chia sẻ của mình ở phần comment nhé. Bên cạnh đó tại FPT Shop luôn có những mẫu máy tính mới nhất để đáp ứng tốt cho nhu cầu học tập và làm việc của tất cả mọi người, các bạn có thể tham khảo và mua sắm.
Bài viết này xin kết thúc ở đây, xin chào và hẹn gặp lại các bạn ở những bài chia sẻ tiếp theo.
Xem thêm: