NTH - vào ngày 03/12/2019
0 Bình luận
Chính vì vậy, ở bài viết này, FPT Shop xin chia sẻ danh sách những tựa game tiếp theo hay nhất dành cho các máy Mac, game thủ có thể tham khảo và tải về để trải nghiệm.
Gone Home của nhà phát triển Fullbright đã nhận được rất nhiều lời khen khi phát hành vào năm 2013, bởi câu chuyện phi tuyến tính và đẩy mạnh khai thác những bí ẩn. Các nút thắt đẩy câu chuyện lên cao trào cũng được làm rất tốt, nó khiến cho người chơi luôn cảm thấy ngỡ ngàng với sự thật đã bao trùm lên toàn bộ căn nhà của gia đình Greenbriar.
Nhìn chung, ý nghĩa mà Gone Home đem lại thực sự rất đáng để được phát triển thành phim. Trò chơi đã đề cập tới vấn đề tình yêu đồng giới vào thập niên 90s, thời điểm xã hội vẫn chưa chấp nhận chuyện này. Tuy nhiên, nếu để thực hiện một bộ phim chuyển thể từ Gone Home - một trò chơi chỉ yêu cầu bạn đi lại xung quanh một ngôi nhà để tìm những mảnh giấy ghi chú.
Hãng phát triển Campo Santo đã gói gọn những sự kiện diễn ra trong vài tháng vào một thời lượng chỉ khoảng bốn tiếng đồng hồ trong Firewatch. Nhưng trong suốt hơn 240 phút trải nghiệm đó, người chơi sẽ thực sự bị thu hút bởi câu chuyện của Henry và Delilah qua bộ đàm. Firewatch không phải là một tựa game có nhiều nút thắt hay những thách thức, người chơi chỉ đơn giản là thực hiện các công việc theo yêu cầu của Delilah thông qua bộ đàm, tận hưởng những cuộc trò chuyện mà thôi.
Firewatch lấy bối cảnh rừng quốc gia Shoshone của nước Mỹ. Tuy nhiên, nhà phát triển đã cố tình lược bỏ đi gần như toàn bộ các sinh vật sống, đem lại một bối cảnh cô độc bao trùm lên toàn bộ game. Có lẽ đây chính là thứ mà nhân vật chính Henry cũng muốn có khi quyết định lựa chọn công việc trong khu rừng này.
Việc trò chuyện giữa Henry và Delilah cũng có đôi chút thú vị khi người chơi có thể lựa chọn những câu thoại sao cho đúng với ý muốn của mình nhất. Và thông qua những cuộc trò chuyện như vậy, người hâm mộ sẽ khám phá ra bí mật hay tâm tư của cả hai nhân vật chính, cũng như những bí mật mà Campo Santo ẩn chứa trong Firewatch. Game thời lượng ngắn nhưng cực kỳ thích hợp cho những ai muốn trải nghiệm một mình.
Kể từ khi ra mắt vào năm 2004, World of Warcraft đã liên tục mở rộng số lượng các khu vực mới để cho người chơi khám phá, các chủng tộc để hóa thân, và nhiệm vụ để trải nghiệm. Phiên bản cập nhật tiếp theo sẽ tiếp nối truyền thống đó bằng việc đưa cuộc chiến giữa hai phe Alliance và Horde lên một nấc thang mới với tên gọi Battle for Azeroth.
Bên cạnh việc nâng cấp độ nhân vật tối đa lên 120, Battle for Azeroth còn mang đến những chủng tộc mới. Phe Alliance sẽ có sự trợ giúp của Lightforged Draenei và Void Elves. Trong khi đó, phe Horde sẽ nhận được Tauren và Nightborne.
Với vai trò của một nhà vô địch phe Horde, bạn sẽ đi đến đế chế Zandalar nhằm thuyết phục tộc Troll cho mượn sức mạnh hải quân của họ. Còn phía bên kia chiến tuyến, hóa thân thành một chiến binh phe Alliance, người chơi sẽ vượt biển đi đến vương quốc Kul Tiras - quê nhà của nữ pháp sư Jaina Proudmoore – chiêu mộ nhân tài nơi đây để chiến đấu cho mục đích riêng của mình.
Ngoài ra, các bổ sung khác vẫn giống như những cập nhật trước như thêm vào 10 dungeon, khu vực đi raid, và hàng loạt các nhiệm vụ mới. Trên hết, Blizzard còn thêm vào đó một chế độ co-op PvE gọi là Warfronts theo phong cách dàn trận chiến lược cổ điển.
Được biết, The Witness là một tựa game có cách chơi khá thú vị khi kết hợp giữa thám hiểm và giải đố. Đa phần các câu đố trong game đều xoay quanh việc tìm lối thoát ra khỏi mê cung, khi giải xong câu đố thì người chơi được phép bước vào khu vực mới. Điểm khác biệt của trò chơi so với các tựa game giải đố thường thấy đó chính là sự tự do. Bạn có thể thoải mái “khám” toàn bộ hòn đảo theo ý mình muốn nhưng chỉ được phép “phá” những chiếc rào chắn ngăn bạn đến với khu vực bằng cách giải thành công những câu đố.
Các câu đố sẽ ngày một khó hơn và phần thưởng là trí tò mò của bạn sẽ được thỏa mãn khi được phép đặt chân vào một khu vực mới. Chính việc kích thích trí tò mò này đã làm trò chơi dù có gameplay cực kì đơn giản nhưng lại chẳng hề nhàm chán một chút nào.
Đồ họa của trò chơi cũng rất hợp với gameplay, đơn giản mà đẹp đến không ngờ. Mới nhìn sơ qua có thể thấy mọi thứ được tạo hình góc cạnh, rất giống với những trò chơi 8-bit, nhưng nếu để ý kỹ thì chúng ta có thể nhận thấy rằng chúng “giả” một cách cực kỳ chân thật, cực kỳ sống động.
Dạo gần đây thì các nhà phát hành game đua nhau làm đủ mọi loại giả lập, từ việc đưa người chơi vào vai một con dê, chim hải âu và cả làm bố. Nhưng có lẽ không có game nào dị như Donut County, vì nó cho người chơi đóng vai một cái… hố đi lòng vòng nuốt đồ.
Trong Donut County bạn sẽ vào vai một cái hố, tìm cách nuốt những đồ vật phía trên để giải những câu đố cho sẵn. Game chú trọng vào cơ chế vật lý để khiến nó thực tế hơn, thí dụ như khi nuốt một bình gas sẽ gây cháy, tạo ra khí nóng và giúp thổi một quả bóng bay lên không trung. Donut County dự kiến sẽ ra mắt vào năm sau 2018.
Nguồn: digitaltrends