So sánh PC gaming và máy trạm Workstation: Có những điểm giống và khác biệt nào?
https://fptshop.com.vn/
Diễm
2 năm trước

So sánh PC gaming và máy trạm Workstation: Có những điểm giống và khác biệt nào?

PC gaming và máy trạm Workstation đều có những ưu, nhược điểm riêng. Chúng phù hợp với những đối tượng người dùng có nhu cầu sử dụng khác nhau. Trong bài viết này, FPT Shop sẽ cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cũng như đặc điểm cụ thể của hai loại máy đang nhận được nhiều sự quan tâm này.

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Máy tính Gaming là gì?
PC Workstation là gì?
Sự khác biệt giữa PC gaming và máy trạm Workstation
CPU của PC gaming và máy trạm Workstation
Card đồ họa của PC gaming và máy trạm Workstation
Ram của PC gaming và máy trạm Workstation
So sánh về bo mạch chủ của PC gaming và máy trạm Workstation

Về cơ bản, cả hai dòng máy PC gaming và máy trạm workstation đều là máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay sở hữu thông số cấu hình cao dựa trên nhu cầu sử dụng riêng biệt từ người dùng. Chúng được tích hợp CPU mạnh mẽ, card đồ họa, dung lượng RAM cao hơn so với PC thông thường. Qua đó, đáp ứng nhu cầu chơi game hoặc sử dụng chuyên sâu cho việc thiết kế đồ họa, phim ảnh, âm thanh và hơn thế nữa.

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 1)

Máy tính Gaming là gì?

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 2)

Máy tính Gaming phục vụ chủ yếu cho nhu cầu giải trí và chơi game của người dùng. Các tựa game trong thời điểm hiện nay càng yêu cầu cấu hình khá cao để hoạt động mượt mà, do đó các loại linh kiện phần cứng trong máy tính chơi game sẽ được trang bị sao cho phù hợp nhất. Bên cạnh thông số cao, máy tính chơi game cũng cần đến một chiếc card đồ họa rời cao cấp để hiển thị hình ảnh một cách tối ưu.

PC Workstation là gì?

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 3)

PC Workstation hay còn được gọi là máy trạm. Máy tính được tạo ra với mục đích mang đến cho người dùng những trải nghiệm nâng cao về xử lí đồ họa và đáp ứng công việc cho các lĩnh vực chuyên môn, bao gồm kỹ thuật cơ khí, đồ họa, nghiên cứu khoa học, phim ảnh,…

Hầu hết các loại máy trạm sẽ có thông số cấu hình cao hơn so với mặt bằng chung máy tính trên thị trường. Hơn nữa, toàn bộ linh kiện tích hợp đều được thiết kế đặc biệt, qua đó đảm bảo hiệu suất luôn duy trì ở mức ổn định theo thời gian. 

Sự khác biệt giữa PC gaming và máy trạm Workstation

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 4)

Có thể nhận thấy, PC Gaming và máy trạm Workstation có sự khác biệt lớn nhất nằm ở mục đích sử dụng của người dùng. Nếu như PC Gaming thuộc thiên hướng giải trí, thì máy trạm Workstation dành cho những đối tượng người dùng làm việc với cường độ cao. Họ cần đến một thiết bị có hiệu suất ổn định để phục vụ cho những nhu cầu sử dụng đa nhiệm, xử lí tính toán khối lượng thông tin lớn.

CPU của PC gaming và máy trạm Workstation

Sự khác biệt lớn nhất thường nằm ở CPU được sử dụng bởi từng loại máy. Đa phần máy trạm đều có bộ vi xử lý mạnh mẽ, tối ưu hóa để xử lý đa tác vụ khác nhau, chứ không nhất thiết dành cho game. Các bộ vi xử lý này thường vượt xa hơn so với CPU một của gamer cần, như Intel Xeon hoặc AMD Threadripper.

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 5)

Nếu bạn đang muốn xây dựng PC Gaming cao cấp, bạn có thể chi khoảng 300 USD cho CPU hàng đầu. Đối với máy trạm, CPU có thể vượt qua con số 2.000 USD. CPU gaming thường có khoảng 4-6 lõi và kích thước bộ nhớ cache cũng tỷ lệ với số lõi đó. Ngược lại, CPU máy trạm có thể sử dụng bộ xử lý 32 lõi với kích thước bộ nhớ đệm khủng lồ. Tuy nhiên, việc nhiều lõi hơn cho máy tính Gaming cũng không quá cần thiết.

Card đồ họa của PC gaming và máy trạm Workstation

Card đồ họa được xem là linh kiện có sự khác biệt lớn nhất khi so sánh PC Gaming và máy trạm Workstation. Thông thường, card đồ họa máy trạm được tích hợp thông số cao hơn so với card đồ họa Gaming bởi vì nó phải xử lý nhiều tiến trình trong suốt quá trình hoạt động. Có thể kể đến như xử lý các phần mềm chuyên dụng, hỗ trợ tính toán, xử lý đồ họa… Hiện tại, hai nhà sản xuất card màn hình NVIDIAAMD đều có dòng card riêng cho máy trạm lần lượt là Quadro và RadeonPro.

Về card đồ họa gaming, các tinh chỉnh card màn hình này sẽ hướng đến sự tương thích cho các tựa game phổ biến nhằm giúp người dùng có thể thoải mái giải trí mà không gặp quá nhiều khó khăn.


PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 6)

Ram của PC gaming và máy trạm Workstation

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 7)

Nếu bạn đã xem qua bài viết về máy trạm Workstation trước đây tại FPT Shop thì chắc chắn sẽ nhận biết máy trạm sẽ sử dụng RAM chuẩn EEC (hay còn gọi là bộ nhớ sửa lỗi). Đây là một loại RAM đặc biệt có nhiệm vụ ngăn chặn lỗi dữ liệu và hướng đến quá trình tối ưu hóa các loại phần mềm.

Ngược lại, PC Gaming không cần phải trang bị RAM EEC bởi vì giá thành thường khá đắt và chưa thật sự phù hợp với đối tượng game thủ. Thông thường, RAM của PC Workstation từ 16GB trở lên, thậm chí lên tới 128GB. Trong khi đó, RAM máy tính Gaming thì 8GB là đủ tiêu chuẩn để chơi game mượt mà.

So sánh về bo mạch chủ của PC gaming và máy trạm Workstation

PC gaming và máy trạm Workstation (ảnh 8)

Có thể nhận thấy, cấu trúc hệ thống của PC Gaming và máy trạm Workstation có nhiều yếu tố khác nhau về CPU – RAM và card đồ họa. Vì vậy, bo mạch chủ của 2 loại cũng sẽ có sự khác nhau. PC Workstation thường có mainboard lớn hơn so với mainboard của PC gaming.

Trên đây, FPT Shop đã so sánh PC gaming và máy trạm Workstation, để xem có những điểm giống và khác biệt nào. Hi vọng bài viết hữu ích với bạn.

Xem thêm: 

So sánh PC đồ họa và PC gaming: Giống và khác nhau ở những điểm nào?

Máy tính đồng bộ và máy tính lắp ráp là gì? Nên mua loại nào?

Top những cấu hình máy tính dựng phim 4K tốt nhất 2022

Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành