DIMM là gì? SIMM, DIMM có gì khác nhau và có bao nhiêu loại DIMM?
Trong bài viết này, FPT Shop sẽ giải đáp thắc mắc DIMM là gì cùng thông tin các loại mô-đun mà DIMM đang có trên mỗi thanh RAM hiện nay, phần giao tiếp chính giữa RAM và mainboard.
Đầu tiên, RAM là một con chip để lưu trữ dữ liệu làm việc tạm thời của hệ thống máy tính. RAM cần có nguồn điện để hoạt động, do đó khi máy tính hoặc hệ thống tắt thì tất cả dữ liệu từ RAM sẽ mất.
RAM không được gắn trực tiếp trên mainboard mà sẽ thông qua một số chip đầu nối được sử dụng để kết nối với nhau, chúng chuyển đổi thành “mô-đun” (bảng mạch tích hợp) và các mô-đun này được gắn trên mainboard, bằng cách sử dụng các “chân” (còn được gọi là đầu nối).
DIMM là gì?
DIMM viết tắt Dual In-line Memory Module là mô-đun bộ nhớ, thường được gọi là thanh RAM, các mô-đun này được gắn trên các bảng mạch in và sử dụng để truyền dữ liệu nhanh.
Vì DIMM thường đi cùng RAM nên dễ nhầm lẫn, DIMM thường có màu vàng với các chân kim loại từng ô nhỏ, được đặt song song và dọc theo thanh RAM. DIMM thường có 2 loại mô-đun là SIMM và DIMM.
Hai loại mô-đun DIMM: SIMM và DIMM
Mô-đun bộ nhớ trong dòng đơn (SIMM)
Với mô-đun bộ nhớ dòng đơn SIMM, các đầu nối chỉ có ở một mặt ở mô-đun và được gắn với nhau. SIMM luôn được sử dụng theo các cặp đối sánh. Bộ nhớ dữ liệu tối đa mà SIMM có thể cung cấp là 32 bit/chu kỳ và mức tiêu thụ điện áp là 5 volt.
Mô-đun bộ nhớ trong dòng kép (DIMM)
Khi công nghệ phát triển, SIMM dần trở nên lỗi thời và được thay thế bằng DIMM. DIMM có hai hàng đầu nối cả hai bên (mặt trước và mặt sau) mô-đun, các đầu nối đều hoạt động độc lập. Nhờ đó DIMM tăng gấp đôi dung lượng nên có thể hỗ trợ bộ vi xử lý 64-bit.
DIMM cho tốc độ vượt trội hơn SIMM cả về độ trễ và mức tiêu thụ điện năng. DIMM thường có sẵn số chân là 168, 184, 214 hoặc 244.
Phân loại DIMM
DIMM có thể được phân loại dựa trên kích thước bộ đệm và loại RAM
Phân loại DIMM dựa trên kích thước bộ đệm
Unbuffered DIMM (UDIMM)
Hệ thống đọc, ghi dữ liệu trực tiếp từ chip hay các mạch nhớ mà không cần xác nhận nên sẽ cho tốc độ truyền tải nhanh hơn, nhưng cũng vì vậy mà làm tăng tải điện trên mainboard.
Registered DIMM DIMM (RDIMM)
Các mô-đun bộ nhớ đã đăng ký có một thanh ghi giữa các mô-đun DRAM và bộ điều khiển bộ nhớ của hệ thống. Chúng sử dụng tải điện ít hơn trên bộ điều khiển RAM và cho phép các hệ thống đơn lẻ duy trì ổn định với nhiều mô-đun bộ nhớ hơn so với UDIMM.
Phân loại DIMM dựa trên loại RAM
SDRAM (synchronous dynamic RAM) DIMM
SDRAM là DRAM được đồng bộ hóa với bus hệ thống, chạy ở tốc độ xung nhịp cao hơn so với bộ nhớ thông thường. Nhanh hơn khoảng 3 lần so với RAM FPM thông thường, nhanh hơn DRAM EDO và DRAM BEDO khoảng 2 lần.
SDR (single data rate) DIMM
Single data rate là dữ liệu chỉ được truy cập một lần trong mỗi chu kỳ. Dữ liệu tiếp theo có thể được đọc qua các chân dữ liệu nối tiếp trên DIMM, cho phép mainboard tự động cấu hình theo đúng loại DIMM đã được cài đặt.
DDR (double data rate) DIMM
Double data rate hỗ trợ dữ liệu được truy cập hai lần trên mỗi chu kỳ nhất định. DDR DIMM sử dụng hai rãnh ở mỗi bên để cho phép tương thích với cả khe cắm trên mainboard cũ và mới, tương thích ngược.
DDR2 DIMM
Sự khác biệt chính giữa DDR và DDR2 là hệ thống truyền nhận dữ liệu BUS được tăng tốc gấp đôi tốc độ của các ô nhớ, do đó dữ liệu có thể được truyền nhanh hơn bốn lần trên mỗi chu kỳ.
DDR3 và DDR4 là các phiên bản tùy biến của DDR với độ trễ ít hơn và độ chính xác tốt hơn. SODIMM (small outline DIMM) thì dữ liệu được nén nhiều hơn do đó làm giảm kích thước để sử dụng nó trong các thiết bị di động.
Những lưu ý để chọn DIMM thích hợp?
Kích thước DIMM thay đổi liên quan đến các kích thước mainboard máy tính, số chân được thiết kế và trang bị trên mainboard đó. Nắm được số chân hỗ trợ trên mainboard bạn có thể tiến hành chọn mua thanh RAM, với RAM 16 GB có thể là 1X16GB (gồm 1 DIMM và 16 GB RAM), 2X8GB (gồm 2 DIMM và 8 GB RAM) hoặc 4X4GB (gồm 4 DIMM và 4 GB RAM mỗi loại).
DIMM là gì? SIMM và DIMM có gì khác nhau, có bao nhiêu loại DIMM và những lưu ý để chọn DIMM thích hợp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn.
Xem thêm: Khe cắm M.2 trên mainboard là gì? Phân biệt cổng M.2 chuẩn SATA và M.2 chuẩn PCIe