K.V - vào ngày 01/04/2019
3536 Bình luận
Có vẻ như AMD và Intel chưa khi nào chịu buông tha nhau mà còn tiếp tục cạnh tranh nhau tới từng giây từng phút. Đặc biệt hơn, ở mảng gaming thì sự cạnh tranh này còn khốc liệt bội phần khi các chiến binh ở đội đỏ lần lượt là Ryzen 7 2700X – Ryzen 7 2700 – Ryzen 5 2600X – Ryzen 5 2600 có một màn thi đấu với các chiến binh ở đội xanh Intel lần lượt là Core i9-9900K – Core i7-9700K – Core i5-9600K.
Vậy thì ai mới là kẻ chiến thắng?
Các tính năng
Intel đã ngạo nghễ chiếm ngai vàng trong thị trường CPU hiệu năng cao suốt nhiều năm liền, còn AMD thì phải chật vật với nhiều con chip FX của mình. Tất cả những gì thuộc về quá khứ đã thay đổi khi AMD phát hành vi kiến trúc Zen cùng với những mẫu CPU Ryzen thời thượng. Mãi cho đến khi AMD ra mắt các CPU Ryzen 7 với 8 lõi, 16 luồng và Ryzen 5 với 6 lõi, 12 luồng thì Intel mới bắt đầu cảm thấy áp lực và chiếc ngai vàng đó có thể bị lung lay. Lúc này họ mới bắt đầu đưa ra những cải thiện và nâng cấp cho các thế hệ Core tiếp theo của mình.
Khi ra mắt Core thế hệ thứ 8, lần đầu tiên người tiêu dùng chứng kiến việc Intel bắt đầu gia tăng số lượng lõi của các mẫu CPU cao cấp trong gần một thập kỉ qua. Và khi thế hệ thứ 9 xuất hiện, Intel tạo ra chúng dựa trên tiến trình 14nm ++ vốn cho phép nơi sản xuất có thể thêm nhiều lõi cùng với tần số boost cao hơn.
Bảng dưới đây sẽ cho chúng ta biết nhiều chi tiết hơn:
Core i7-8700K là mẫu CPU Intel phổ thông đầu tiên có 6 lõi, ngay lúc này bạn đã có thể sở hữu một mẫu i5-9600K 6 lõi có hiệu năng tương đương mà tiền lại thấp hơn.
Core i7-9700K cũng có nhiều lõi hơn thế hệ đi trước của mình, tuy nhiên nó lại không hỗ trợ Hyperthreading vì tính năng đó đã bị Intel lược bỏ.
Intel cũng đã giới thiệu một thành viên mới cho nền tảng chủ đạo của mình, nó được gọi là Core i9 và thành viên mới này mạnh hơn Core i7. Mẫu flagship Core i9-9900K nằm giữa hai đối tượng là người tiêu dùng và nền tảng dành riêng cho các mẫu workstation, nó có số lượng lõi và luồng cao nhất mà Intel từng đưa ra cho người tiêu dùng thông thường. i9-9900K cũng có 8 lõi nhưng lại sở hữu thêm công nghệ Hyperthreading của Intel để tạo thêm 16 luồng dữ liệu khả lập nữa.
Hai mẫu Ryzen 7 2700X và Ryzen 7 2700 có 8 lõi vật lí, Ryzen 5 2600X và Ryzen 5 2600 có 6 lõi. Tất cả các mẫu CPU Ryzen 5 và Ryzen 7 đều hỗ trợ công nghệ Simultaneous Multi-Threading.
Rõ ràng là CPU Ryzen của AMD có lợi thế về số lõi so với Intel khi xuất hiện ngoài thị trường, thêm nữa là khi series 2000 của Ryzen đã hết vòng đời của mình thì AMD vẫn đưa ra tùy chọn thích hợp nhất cho các nhu cầu cần phải sở hữu những CPU xử lí đa luồng một cách tốt nhất. Thế nhưng Intel chưa bao giờ mất đi lợi thế về chỉ số IPC (số lệnh được đưa ra trong mỗi vòng quay – Instructions Per Cycle) của mình, hơn nữa Core i9 bây giờ đã ngang bằng với Ryzen 7 về số lõi nên rõ ràng là con chip của Intel có hiệu năng cao hơn.
Một thông tin khác sẽ có thể gây chú ý nhiều hơn chính là Core i9 của Intel cũng có sẵn các bản vá Variant 3 (Meltdown) và L1TF (Foreshadow) nên mức độ bảo mật sẽ tốt hơn.
Kẻ chiến thắng: không ai khác ngoài Intel.
Khả năng ép xung
Khi đề cập đến việc ép xung các mẫu CPU hiện đại, định luật “tiền nào của nấy” vẫn luôn luôn đúng trong mọi trường hợp. AMD và Intel là hai cái tên đi đầu nhưng họ lại có cách thể hiện cũng như quan điểm riêng của mình.
Toàn bộ thương hiệu Ryzen của AMD lại dễ tính hơn trong việc đưa ra các nhân được mở khóa sẵn, điều này sẽ khiến cho các tay chơi thấy hứng thú với việc tận dụng hết toàn bộ hiệu năng của phần cứng dù không có tiền sắm các thiết bị cao cấp. AMD không yêu cầu người dùng phải có một bo mạch chủ xịn để ép xung CPU Ryzen. Bạn có thể điều chỉnh tốc độ của CPU với bất kì một bo mạch chủ thuộc dòng B hay X nào.
Còn Intel thì lại có hướng đi khác khi họ chỉ cho phép những người có túi tiền rủng rỉnh mới thực hiện được việc ép xung. Công ty khóa nhân của rất nhiều CPU khác nhau và chỉ mở khóa cho dòng K mà vốn dĩ dòng K này lại thuộc về phân khúc cao cấp. Intel cũng khóa luôn tính năng ép xung trên các chipset thuộc dòng Z, điều này có nghĩa là người dùng phải bỏ tiền ra để mua thêm một bo mạch chủ xịn hơn.
Những mẫu CPU thế hệ 2 của Ryzen thường xoay quanh 4.2GHz là tối đa, còn Intel thì đã tiến gần hơn đến 5GHz rồi.
Nền tảng của Intel cũng có tỉ lệ chuyển bộ nhớ cao hơn, tỉ lệ này sẽ đưa đến khả năng ép xung ở bộ nhớ cao hơn. Mỉa mai thay, vi kiến trúc Zen của AMD sẽ được lợi nhiều hơn từ việc tăng tỉ lệ chuyển dữ liệu hơn những CPU Core i của Intel; trong khi đó nền tảng của Intel lại chỉ định bộ nhớ nhanh hơn.
Kẻ chiến thắng: vẫn là Intel. Nếu bạn muốn thấy được kết quả rõ ràng từ việc ép xung để gia tăng hiệu năng hoạt động, bạn nên chọn Intel. CPU Ryzen của AMD thường không tăng nhiều hiệu năng cho lắm sau khi ép xung. Nếu bạn có một hệ thống tản nhiệt hiệu quả thì chip của Intel có thêm khoảng headroom phụ nữa đấy.
Các giải pháp tản nhiệt
Phần tản nhiệt gốc của Intel hoạt động không hiệu quả cho lắm và họ biết rõ điều đó. Thậm chí các CPU được mở khóa nhân lại không có cả tản nhiệt gốc nữa, lúc này người dùng phải tự nghĩ ra giải pháp tản nhiệt cho riêng mình trước khi họ đến với dòng K.
Để giải quyết vấn đề này, Intel làm mới các con chip Coffee Lake và điều chỉnh để chúng hoạt động ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với thế hệ trước; cho dù là vậy nhưng người dùng cũng không nên lơ là việc tản nhiệt. Con chip Core i9-9900K yêu cầu bộ tản nhiệt có công suất ít nhất là 130W trong điều kiện làm việc tại nhà máy sản xuất. Nếu bạn muốn ép xung nó thì nên tính tới chuyện lắp một bộ tản nhiệt nước là vừa.
Những mẫu CPU khác của Intel lại không đòi hỏi khắt khe như mẫu flagship Core i9, tuy nhiên việc gia tăng số nhân trong CPU thế hệ thứ 9 sẽ tạo ra nhiều nhiệt hơn so với các thế hệ CPU trước đây.
Ryzen 5 và Ryzen 7 của AMD bao gồm bộ tản nhiệt Wraith Spire và Wraith Prism có hiệu năng làm mát 95W và 105W. Những bộ tản nhiệt Wraith thế hệ 2 cũng có luôn hệ thống đèn RGB và người dùng có thể đồng bộ nó với hệ thống đèn của bo mạch chủ.
Kẻ chiến thắng: AMD.
Các tùy chọn dành riêng cho bo mạch chủ
AMD và Intel lại có các triết lí khác nhau khi đề cập đến việc hỗ trợ cho bo mạch chủ. Việc này sẽ ảnh hưởng nhất định đến việc mua sắm cũng như xây dựng một hệ thống hoàn hảo của bạn.
Cứ mỗi 1 hoặc 2 thế hệ thì Intel lại thay đổi thông số của socket. Cho dù có không thay đổi đi chăng nữa, Intel thường không hỗ trợ việc tương thích ngược giữa các CPU đời mới và bo mạch chủ đời cũ. Việc này có nghĩa là nếu bạn nâng cấp CPU mới thì bạn phải lựa chọn bo mạch chủ mới tương ứng với CPU đó.
Intel đã phát hành chipset Z390 cùng với dòng CPU 9000 mới. Ngạc nhiên thay, bạn không cần phải mua bo mạch chủ Z390 để có thể chạy được CPU Core thế hệ thứ 9. Năm ngoái, bo mạch chủ Z370 hỗ trợ những con chip mới với một bản cập nhật BIOS nhưng các bo mạch cũ thì lại không hỗ trợ i9-9900K nên khi ép xung hiệu năng sẽ bị suy giảm rất nhiều.
AMD lại thực hiện tốt việc hỗ trợ cho những người muốn nâng cấp hệ thống của mình theo một cách chậm rãi, từ từ. Công ty cam kết rằng họ sẽ hỗ trợ socket AM4 cho tới năm 2020, điều này có nghĩa là các bo mạch chủ AM4 thế hệ đầu cũng sẽ hỗ trợ các CPU Ryzen trong tương lai ít nhất là một năm nữa.
Hơn nữa, AMD cho phép người dùng của mình sử dụng bất kì bo mạch chủ AM4 dòng B hoặc X nào có thể đẩy sức mạnh của CPU lên tới giới hạn cao nhất. Còn Intel thì ngăn cản việc ép xung đối với các bo mạch dòng Z.
Kẻ chiến thắng: AMD.
Hiệu năng chơi game
Nếu nhắm đến nhu cầu chơi game mượt mà không độ trễ thì i9-9900K là đối tượng bạn nên xem xét, tuy nhiên chỉ khi túi tiền của bạn thật sự dư dả thôi nhé. Trong bài test dưới đây, i7-9700K và i5-9600K có lợi thế là số lượng luồng và lõi có thể chỉ định được. i5-9600K lại có sức mạnh cao hơn so với i7-8700K cũ.
Nền tảng Ryzen của AMD là một lựa chọn tuyệt vời đối với dân chơi công nghệ vì chúng có thể làm được nhiều thứ. Tuy nhiên, so sánh tổng thể thì AMD còn cần phải cải tiến và hiệu chỉnh nhiều hơn nữa.
Kẻ chiến thắng: Intel.
Hiệu suất hoạt động
Với mục đích sáng tạo nội dung và sử dụng thông thường, cả Intel lẫn AMD đều làm tốt chức năng của mình. Có nhiều phần mềm sẽ tận dụng hết các lõi, các luồng xử lí dữ liệu.. ví dụ như các phần mềm của hãng Adobe.
Kẻ chiến thắng: cả Intel lẫn AMD.
Giá trị sử dụng tương ứng với số tiền
Tùy vào nhu cầu sử dụng, tùy vào giá tiền và quan trọng là thương hiệu… người dùng sẽ có thể đưa ra cho mình những lựa chọn thích hợp nhất. Cả Intel và AMD đều có thể phục vụ tốt kể cả những người khó tính lẫn những người dễ tính.
Kẻ chiến thắng: Intel và AMD.
Tổng kết
Nguồn: Tom's Hardware