Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Làm sao để bảo quản và sử dụng sữa mẹ đúng cách, đảm bảo sức khỏe cho bé?
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu là thắc mắc mà nhiều người đặt ra. Một số người cũng lăn tăn không biết nên bảo quản sữa mẹ như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc này để có cách sử dụng sữa mẹ tốt nhất nhé!
Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu sữa mẹ để ngoài được bao lâu, cách rã đông và bảo quản sữa mẹ các bạn nhé!
1. Sữa mẹ để ngoài được bao lâu sau khi hút?
Sữa mẹ để ngoài được bao lâu là thắc mắc khá phổ biến của nhiều người, nhất là khi một số mẹ thích vắt sữa để dành cho con bú khi cần.
Phần lớn các tổ chức uy tín (như WHO, UNICEF hay Viện Dinh Dưỡng quốc gia Việt Nam) khuyến cáo thì thời gian bảo quản sữa mẹ lý tưởng như sau:
- Môi trường thông thường (từ 25 đến 35 độ C): Giữ được từ 4 - 6 tiếng.
- Môi trường máy lạnh (dưới 25 độ C): Giữ được từ 6 - 8 tiếng.
- Ngăn mát tủ lạnh (khoảng 4 độ C): Giữ được từ 3 - 5 ngày
- Tủ lạnh mini (từ -5 đến -10 độ C): Giữ được 2 tuần.
- Ngăn đá tủ lạnh (từ -10 đến -18 độ C): Giữ được 3 tháng
- Tủ đông (dưới -18 độ C): Giữ được 6 tháng
2. Cách bảo quản sữa mẹ sau khi hút
Bên cạnh thắc mắc sữa mẹ để ngoài được bao lâu, bạn cũng nên nắm được các thủ thuật và cách bảo quản sữa mẹ.
2.1. Dự trữ sữa
Khi dự trữ sữa mẹ, các bạn cần lưu ý:
- Các mẹ cần dự trữ sữa trong các túi chuyên dụng, bình thủy tinh hoặc bình nhựa (không chứa BPA).
- Vệ sinh các vật dụng sạch sẽ trước khi dự trữ sữa.
- Nắm được sữa mẹ để ngoài được bao lâu để có phương án dự trữ phù hợp.
2.2. Bảo quản sữa
Đối với việc bảo quản sữa mẹ thật ra cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần chú ý:
- Sữa hút ra nên cho vào ngăn mát trước rồi mới cho vào ngăn đá tủ lạnh.
- Sữa đưa từ ngăn đá xuống ngăn mát cần chờ từ 12 đến 24 tiếng trước khi hâm nóng và cho bé sử dụng.
- Hạn chế di chuyển sữa từ tủ đông lên tủ mát quá nhiều lần và ngược lại.
- Bình đựng sữa cần chừa một khoảng trống nhỏ vì sữa có thể tăng dung tích khi bảo quản đông lạnh. Ví dụ, chỉ nên đổ 990ml đối với bình có dung tích 1L.
2.3. Làm ấm, rã đông sữa
Trước khi cho bé dùng sữa, bạn cần làm ấm, rã đông sữa đã chuẩn bị theo các nội dung sau:
- Sữa bảo quản ở ngăn mát chỉ cần để ở ngoài hoặc ngâm bằng nước ấm là được.
- Sữa bảo quản ở ngăn đá thì cần chuyển xuống ngăn mát. Sau đó, bạn có thể dùng máy hâm nóng sữa hoặc ngâm ở nước ấm (đến 40 độ C) để cho bé sử dụng.
- Nên hâm sữa từ từ trên bếp gas hoặc bếp điện, không tăng nhiệt độ cao đột ngột vì có thể làm sữa bị mất mùi vị, phá hủy nhiều chất dinh dưỡng.
3. Cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng
Ngay cả khi nắm được sữa mẹ để ngoài được bao lâu, thời gian thực tế có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Do đó, bạn cần chú ý cách nhận biết sữa mẹ bị hỏng cụ thể như sau:
- Về mùi vị: Sữa mẹ có mùi chua khó chịu hoặc mùi lên men, chỉ cần ngửi là đã biết được.
- Về hình thức: Sữa bị vón cục, không còn kết cấu lỏng nên khó tiêu hóa.
4. Hướng dẫn rã đông và sử dụng sữa mẹ đúng cách
4.1. Sử dụng sữa mẹ sau khi vắt
Nắm được sữa mẹ để ngoài được bao lâu sẽ cho bạn giải pháp bảo quản tốt hơn. Tuy nhiên, nếu xác định bé sẽ dùng sữa sau khi vắt chỉ từ 1 đến 4 tiếng đồng hồ thì bạn hoàn toàn có thể cho vào chai sạch để đựng và dùng trong ngày mà không cần bảo quản trong tủ lạnh.
4.2 Cách rã đông sữa mẹ
Để rã đông sữa mẹ, các bạn chú ý các bước sau:
- Bước 1: Rã đông sữa tự nhiên bằng cách đặt sữa trong ngăn mát hoặc chậu nước mát.
- Bước 2: Đợi đến khi sữa đã rã đông về dạng lỏng, bạn lấy sữa ra và lắc nhẹ cho các thành phần hòa tan với nhau.
- Bước 3: Chuyển sang ngâm sữa trong nước ấm đến khi đạt nhiệt độ phù hợp để bé sử dụng. Chú ý việc sữa mẹ để ngoài được bao lâu để tránh sữa hư hỏng, có mùi.
Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết được sữa mẹ để ngoài được bao lâu, cách rã đông và bảo quản sữa mẹ rồi nhé!
Mách nhỏ bạn FPT Shop điện máy gia dụng hiện đang có ưu đãi hời dành cho các mẫu máy lọc nước uy tín, giá tốt giúp bảo vệ sức khỏe gia đình. Xem ưu đãi ngay:
Xem thêm:
Top 4 máy làm sữa hạt giá dưới 1 triệu đáng mua nhất năm nay
Máy làm sữa hạt giá dưới 2 triệu đồng phù hợp với mọi gia đình