:quality(75)/2023_4_21_638177146084951455_may-hut-am-05.jpg)
:quality(75)/2019_5_4_636925656081349181_hinh_anh_dai_dien_bb18902095.jpg)
:quality(75)/2019_5_4_636925656081349181_hinh_anh_dai_dien_bb18902095.jpg)
Liệu bạn có thể sử dụng máy hút ẩm để sấy quần áo không?
Có rất nhiều người đang thắc mắc “máy hút ẩm sấy quần áo được không?” trong nỗ lực cắt giảm hoá đơn tiền điện hàng tháng. Vì vậy, chúng tay hãy đi tìm câu trả lời cho chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.
Cách tốt nhất để quần áo khô nhanh là sử dụng máy sấy quần áo đắt tiền. Tuy nhiên, đối với nhiều người máy sấy quần áo có thể là một khoản đầu tư tốn kém và khiến hoá đơn tiền điện hàng tháng tăng lên đáng kể. Điều này dẫn đến việc ngày càng có nhiều người tìm kiếm nhiều cách khác để làm khô quần áo ướt, đặc biệt là trong những ngày trời mưa ẩm kéo dài.
Trong những ngày mưa ẩm, việc làm khô đồ giặt trong nhà có thể là một thách thức đối với nhiều gia đình. Nếu không có máy sấy quần áo hay tủ sấy quần áo chuyên dụng, chúng ta thường buộc phải phơi quần áo trong nhà. Tuy nhiên, điều đó có thể tốn nhiều thời gian trong khi gia tăng sự tích tụ hơi nước và ẩm ướt xung quanh nhà.
Vì vậy, bạn có thể tự hỏi rằng máy hút ẩm sấy quần áo được không. Câu trả lời là có. Máy hút ẩm thậm chí còn là một giải pháp vô cùng tiết kiệm để làm khô quần áo vào những ngày nồm ẩm.
Máy hút ẩm là gì?
Máy hút ẩm là một thiết bị điện được thiết kế để hút hơi ẩm ra khỏi không khí. Vì vậy, thiết bị này thường được sử dụng ở những nơi trong nhà có độ ẩm cao – môi trường hoàn hảo cho các chất dị ứng và vi khuẩn có thể phát triển và sinh sôi. Điều này làm cho máy hút ẩm trở thành một thiết bị hoàn hảo để làm khô quần áo ẩm, thay vì máy sấy quần áo.
Đối với một số kiểu máy hút ẩm cao cấp, chúng thậm chí còn được tích hợp chế độ “giặt” chuyên dụng để giúp làm khô quần áo nhanh và hiệu quả hơn.
Chi phí để chạy máy hút ẩm là bao nhiêu?
Chi phí để chạy máy hút ẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như công suất của máy, thời gian sử dụng và giá điện trong khu vực của bạn. Tuy nhiên, đa số các máy hút ẩm sử dụng công suất điện khá thấp, chỉ từ 200W đến 500W, tương đương với chi phí khoảng 500 đến 1.000 đồng mỗi giờ sử dụng. Thời gian sử dụng máy hút ẩm tùy thuộc vào nhu cầu của từng người sử dụng, có thể từ vài giờ đến nhiều giờ trong ngày. Nhưng, với công suất điện khá thấp và thời gian sử dụng ngắn hơn so với các thiết bị khác như máy lạnh, chi phí để chạy máy hút ẩm thường không đáng kể.
Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể kết hợp việc hút ẩm không khí bằng máy hút ẩm để làm khô quần áo trong những ngày thời tiết nồm và ẩm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm đáng kể chi phí làm khô quần áo so với khi sử dụng tủ sấy quần áo hoặc máy sấy quần áo.
Những lợi ích của việc sử dụng máy hút ẩm sấy quần áo
Ngoài chi phí thấp, một lợi ích khác của việc sử dụng máy hút ẩm sấy quần áo là sự an toàn. Không chỉ giúp bạn giảm được khoản chi phí đầu tư lớn cho máy sấy quần áo, máy hút ẩm còn giúp cho quần áo được làm khô một cách tự nhiên. Theo các chuyên gia: “Bằng cách chọn sấy khô quần áo trong không khí, bạn cũng có thể giúp quần áo của mình bền lâu hơn. Một số loại vải được khuyến cáo không tiếp xúc với nhiệt độ cao, vì vậy chúng có thể bị hư hỏng khi bạn làm khô chúng bằng máy sấy quần áo. Làm khô tự nhiên bằng không khí tốt hơn cho vải."
Khi quần áo của bạn được làm khô theo cách tự nhiên, bạn thậm chí có thể sử dụng máy hút ẩm để bảo vệ phần còn lại của ngôi nhà khỏi độ ẩm quá cao trong những ngày trời nồm, từ đó ngăn ngừa hoặc giảm sự tích tụ của nấm mốc và hơi nước trong nhà.
Làm thế nào để sử dụng máy hút ẩm sấy khô quần áo?
Để sấy khô quần áo bằng bằng máy hút ẩm, bạn hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Đầu tiên, bạn hãy đảm bảo quần áo đã được vắt khô bằng máy giặt.
Bước 2: Sử dụng móc để treo quần áo của bạn lên trên cao trong một căn phòng có diện tích càng nhỏ càng tốt.
Bước 3: Sau đó, bạn hãy bật máy hút ẩm ở tốc độ mạnh nhất và để nó chạy trong vài giờ.
Để có kết quả tối ưu, bạn hãy đóng kín cửa phòng. Ngoài ra, bạn cũng có thể kiểm tra quần áo để xem chúng đã khô hay chưa trong thời gian máy hút ẩm hoạt động.
Chúc bạn thành công.
Xem thêm:
Hướng dẫn phân biệt máy hút ẩm rotor và máy hút ẩm ngưng tụ
Máy hút ẩm có mấy loại? So sánh các loại máy hút ẩm để chọn thiết bị phù hợp