/2024_3_14_638460101584352770_cau-tao-may-giat-cua-tren.jpg)
/2024_6_21_638545980584612893_z5561428375552_37a7494c531ccbe77b803c48f3f4b38a_57697dca26.jpg)
/2024_6_21_638545980584612893_z5561428375552_37a7494c531ccbe77b803c48f3f4b38a_57697dca26.jpg)
Cấu tạo máy giặt cửa trên gồm những bộ phận nào? Ưu và nhược điểm khi sử dụng
Vậy cấu tạo máy giặt cửa trên có gì đặc biệt? Ưu - nhược điểm của máy giặt cửa trên như thế nào? Máy giặt cửa trên thường được người tiêu dùng ưa chuộng và chọn mua vì giá thành rẻ, phổ biến, dễ sử dụng. Loại máy này giúp dễ dàng thêm hoặc bớt quần áo trong quá trình giặt.
Tuy rằng đây là một dòng máy giặt phổ biến trên thị trường, nhưng liệu máy giặt cửa trên có phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình mình hay không, hãy cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động và cấu tạo máy giặt cửa trên nhé!
Giới thiệu về máy giặt cửa trên
Máy giặt cửa trên là loại máy giặt có cửa đặt ở phía trên, giúp dễ dàng thêm hoặc bớt quần áo trong quá trình giặt. Máy hoạt động bằng cách sử dụng một đĩa xoay ở dưới lồng giặt để khuấy đảo quần áo trong nước và hóa chất, tạo ma sát giúp làm sạch chúng.
Cấu tạo máy giặt cửa trên gồm bộ phận nào?
Mặc dù máy giặt cửa trên hiện nay đều được trang bị đầy đủ công nghệ hiện đại, tuy nhiên về cấu tạo máy giặt cửa trên vẫn giữ nguyên các thành phần cơ bản sau:
1. Van cấp nước: Hoạt động thông qua lõi điện từ và tự động thay đổi vị trí mở/đóng khi có dòng điện. Van này cung cấp nước cho máy giặt ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình giặt.
2. Lồng máy giặt: Bao gồm lồng ngoài và lồng trong, thường làm từ inox, thép, và có chức năng xoay quần áo trong quá trình giặt. Lồng ngoài thường làm từ nhựa và chứa nước giặt.
3. Mâm giặt: Đảo chiều quần áo trong quá trình giặt.
4. Mô tơ: Đặt trên thân lồng ngoài, giúp máy giặt hoạt động.
5. Bộ điều khiển mô tơ: Mạch điện tử điều khiển hoạt động của mô tơ.
6. Phao áp lực và phao báo mực nước: Báo hiệu lượng nước trong thùng giặt để bộ điều khiển lựa chọn chế độ và cấp nước cho phụ tải.
7. Nắp máy giặt: Bảo vệ quần áo và ngăn nước giặt tràn ra ngoài.
8. Công tắc nắp máy giặt: Đảm bảo nắp máy giặt đóng kín trong quá trình hoạt động.
9. Dây curoa: Truyền động từ mô tơ đến trục quay.
10. Lưới lọc bơm xả: Lọc cặn trong nước xả để tránh tắc nghẽn bơm xả.
11. Bơm xả: Đẩy nước xả ra ngoài sau mỗi chu trình giặt.
12. Bảng điều khiển: Mạch điện tử giúp người dùng lựa chọn các chế độ giặt.
Nguyên lý hoạt động máy giặt cửa trên
Cấu tạo máy giặt cửa trên dạng trống giặt đứng, nên nguyên lý hoạt động cơ bản là quay đảo quần áo trong dung dịch nước và bột giặt. Khi khởi động, máy bắt đầu quay theo cả hai chiều để đảm bảo sự cân đối của quần áo.
Khi cung cấp đủ nước, cảm biến áp lực sẽ thông báo đến bảng mạch để ngừng cung cấp nước. Tiếp theo, động cơ được cung cấp điện và quần áo được giặt. Sau khi giặt xong, máy giặt tự động xả nước để làm sạch quần áo và xả nước thải ra ngoài.
Sau khi quần áo được vắt 1 lần, máy lại chuyển sang chế độ cung cấp nước và giặt. Cuối cùng, nó tiến hành vắt thêm 1 lần nữa để hoàn tất chu trình giặt.
Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm
- Giá cả phải chăng: Chỉ với ngân sách khoảng 5 triệu đồng, bạn đã có thể mua được một chiếc máy giặt cửa trên. Trái lại, để sở hữu một chiếc máy giặt cửa trước, bạn phải có ít nhất là 8 triệu đồng.
- Thiết kế đơn giản và dễ thay thế linh kiện: Cấu tạo máy giặt cửa trên được thiết kế đơn giản, dễ sử dụng. Đồng thời, khi chẳng may bị hỏng, trục trặc, việc sửa chữa và thay thế linh kiện cũng dễ dàng hơn.
- Phù hợp với không gian nhỏ: Thông thường, máy giặt chỉ cần diện tích khoảng 80x80 cm là đã đủ, phù hợp với những căn nhà có diện tích hạn chế.
- Thêm đồ linh hoạt khi vận hành: Một trong những điểm mạnh của máy giặt cửa trên là khả năng thêm đồ vào trong quá trình giặt mà không làm gián đoạn chu trình.
Nhược điểm
- Thời gian sấy kéo dài: vì máy giặt cửa trên thường quay chậm, khoảng 700 vòng/phút, khiến quá trình sấy khô quần áo diễn ra lâu hơn và không hiệu quả như máy giặt cửa trước (có tốc độ quay lớn hơn 1000 vòng/phút).
- Tiếng ồn và rung lớn: Trong quá trình sấy quần áo, máy giặt cửa trên thường phát ra âm thanh lớn và rung mạnh do chuyển động. Vì vậy, người dùng cần lưu ý đặt máy trên bề mặt phẳng và sắp xếp quần áo đều trong lồng giặt để tránh mất cân bằng khi hoạt động.
- Tiêu thụ nước nhiều: Khi hoạt động, máy giặt cửa trên cần lượng nước đáng kể để phủ đều lên toàn bộ quần áo trong lồng giặt, dẫn đến việc tiêu tốn nước nhiều.
- Quần áo dễ bị xoắn: Trong quá trình giặt, quần áo thường bị xoắn vào nhau, gây ra tình trạng sờn, giãn và mất đi tính bền bỉ như mong đợi.
Tạm kết
Mong rằng bài viết trên đây đã giúp bạn tìm hiểu nhiều thông tin thú vị về cấu tạo máy giặt cửa trên và nguyên lý hoạt động của máy.
Nếu bạn muốn tham khảo các loại máy sấy quần áo để đồ giặt được khô nhanh hơn sau khi giặt giũ, thì hãy ghé FPT Shop để mua sắm hoặc tham khảo qua link dưới đây:
Xem thêm: