“Bách khoa” lúa mạch: Tác dụng và phân biệt lúa mạch với lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen
https://fptshop.com.vn/
Sơn Nguyễn
11 tháng trước

“Bách khoa” lúa mạch: Tác dụng và phân biệt lúa mạch với lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen

Lúa mạch là một loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đồng thời cũng là một thành phần quan trọng để làm bia nữa đấy. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lúa mạch, tác dụng của nó là gì và phân biệt lúa mạch với lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen nhé!

Chia sẻ:
Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
1. Đại mạch - lúa mạch (barley) là gì? Tác dụng ra sao?
2. Phân biệt lúa mạch và lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen
3. Cách sử dụng lúa mạch
4. Lúa mạch bán ở đâu?

Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu lúa mạch là gì, tác dụng của lúa mạch, phân biệt với lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen các bạn nhé!

1. Đại mạch - lúa mạch (barley) là gì? Tác dụng ra sao?

1.1. Lúa mạch là gì?

Lúa mạch hay còn có tên gọi là đại mạch (tên khoa học Hordeum vulgare). Nó thuộc loại thực vật thân thảo, nằm trong họ lúa mạch (Barley).

Lúa mạch thực ra có nhiều loại khác nhau, do đó có thể dùng làm thực phẩm cho người hay gia súc tùy theo độ dinh dưỡng trong mỗi loại. Ngoài ra, lúa mạch còn nổi tiếng vì là một trong những nguyên liệu được dùng để sản xuất rượu, bia.

lúa mạch - hình 1

1.2. Lúa mạch có tác dụng gì?

Lúa mạch có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như:

  • Giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột: Lúa mạch chứa nhiều hợp chất có lợi, giúp tăng sinh lợi khuẩn và tiêu diệt các hại khuẩn trong đường ruột, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tăng cường chất xơ: Lúa mạch giàu chất xơ, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh mãn tính điển hình như bệnh tim.
  • Giàu chất dinh dưỡng: Lúa mạch còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu như protein, vitamin B1, B3 cùng các khoáng chất như đồng, magie, photpho,... nên rất nhiều người thích ăn lúa mạch.
  • Giảm cân hiệu quả: Lúa mạch nhiều chất xơ nên khiến người ăn có cảm giác no lâu hơn, kiểm soát cơn thèm ăn và giảm cân hiệu quả.
  • Hỗ trợ ngăn ngừa sỏi mật: Chất xơ không hoà tan trong lúa mạch rất tốt, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của sỏi mật.
  • Giúp giảm cholesterol: Beta-glucan trong lúa mạch có tác dụng giúp giảm cholesterol xấu, đồng thời cân bằng lượng cholesterol lưu thông trong máu.
  • Hỗ trợ chống lại bệnh tiểu đường: Lúa mạch không chỉ tốt cho người ăn kiêng mà cũng rất phù hợp với những người đang mắc chứng tiểu đường hoặc có bệnh lý tiểu đường.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho thấy lúa mạch giúp giảm tình trạng hen suyễn, hỗ trợ trong việc chăm sóc da, tốt cho người thiếu máu, giảm ung thư ruột kết, hạn chế các nguy cơ về tim mạch và giúp phòng chống loãng xương,… nữa đấy.

lúa mạch - hình 2

2. Phân biệt lúa mạch và lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen

Bạn có thể phân biệt lúa mạch và lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen dựa vào các tiêu chí như sau:

  • Lúa mì: Thân cây thẳng, bên trong ruột rỗng, chiều cao thân 45 - 150cm, hạt hình bầu dục hoặc hình trứng, có 1 đường rãnh ở giữa, mùa vụ hằng năm.
  • Lúa mạch: Thân cây thẳng, mỏng như cọng rơm, chiều cao thân 60 - 80cm, hạt hình trái xoan và có đường rãnh dọc, mùa vụ hằng năm hoặc hai năm một lần.
  • Yến mạch: Thân mỏng, đường kính khoảng 3 - 6mm, có 2 - 3 khía, chiều cao thân 50 - 170cm, hạt giống hạt gạo, bên ngoài có lớp vỏ cứng, mùa vụ hằng năm.
  • Lúa mạch đen: Thân mọc đối dưới chùm hoa, chiều cao thân 80 - 100cm, bên trong rỗng, bên ngoài bóng, gồm 5 - 6 lóng, hạt thuôn dài, nén và có đường rãnh sâu ở giữa, mùa vụ hằng năm hoặc hai năm một lần.

lúa mạch - hình 3

3. Cách sử dụng lúa mạch

Với lúa mạch, bạn hoàn toàn có thể chế biến thành các món ăn thơm ngon và bổ dưỡng, cách làm có thể đơn giản như là:

  • Làm cháo lúa mạch bằng cách nấu lúa mạch cùng với nước hoặc sữa tươi không đường.
  • Thêm lúa mạch món súp, món hầm để tăng hương vị.
  • Làm bánh mì lúa mạch bằng cách kết hợp với bột mì.
  • Trộn cùng rau, thêm nước sốt để làm salad.

Ngoài ra, bạn có thể chế biến 1 số loại thức uống rất thơm ngon và bổ dưỡng như: Trà lúa mạch, trà sữa lúa mạch, sinh tố lúa mạch, sữa lúa mạch,...

lúa mạch - hình 4

4. Lúa mạch bán ở đâu?

Hiện nay, bạn có thể tìm mua lúa mạch (đủ các loại) tại các hệ thống siêu thị, chợ, trung tâm mua sẵm hoặc đặt mua online. Tuỳ vào từng loại lúa mạch mà giá cả sẽ có sự chênh lệch như:

  • Lúa mạch nguyên vỏ: Khoảng 20.000 - 40.000 đồng/kg.
  • Lúa mạch tách vỏ: 40.000 - 90.000 đồng/500gr.
  • Bột lúa mạch: 50.000 - 170.000 đồng/50gr.  

Lưu ý: Giá trong bài chỉ mang tính tham khảo và cập nhật tại thời điểm viết bài.

lúa mạch - hình 5

Hy vọng qua bài viết, các bạn đã biết được lúa mạch là gì, tác dụng của lúa mạch, phân biệt với lúa mì, yến mạch, lúa mạch đen rồi nhé!

Xem thêm:

Thương hiệu đảm bảo

Thương hiệu đảm bảo

Nhập khẩu, bảo hành chính hãng

Đổi trả dễ dàng

Đổi trả dễ dàng

Theo chính sách đổi trả tại FPT Shop

Sản phẩm chất lượng

Sản phẩm chất lượng

Đảm bảo tương thích và độ bền cao

Giao hàng tận nơi

Giao hàng tận nơi

Tại 63 tỉnh thành