/2023_5_25_638206096147284999_cach-bom-binh-ap-may-loc-nuoc-1.jpg)
/ngoc_quynh_80b4f8dfac.jpg)
/ngoc_quynh_80b4f8dfac.jpg)
Hướng dẫn bạn cách bơm hơi vào bình áp của máy lọc nước an toàn, chính xác
Bạn cần thực hiện cách bơm bình áp máy lọc nước khi bóng khí bên trong bị xẹp, xảy ra hiện tượng máy lọc nước bị tắc do bình áp không thể đẩy nước ra ngoài.
Máy lọc nước giúp loại bỏ cặn canxi và các tạp chất và vi khuẩn có hại cho sức khỏe, mang đến cho gia đình bạn nguồn nước uống và sinh hoạt sạch sẽ, tinh khiết. Tuy nhiên, nếu sử dụng hết công suất hàng ngày thì sẽ khó mà tránh khỏi tình trạng máy lọc nước bị tắc sau một thời gian sử dụng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do bình áp máy lọc nước hết khí nén, hay bóng cao su bên trong bình chứa bị xẹp. Lúc này, người dùng cần thực hiện cách bơm bình áp máy lọc nước để thiết bị gia dụng này có thể hoạt động hiệu quả trở lại.
Ở bài viết này, FPT Shop sẽ giải thích cho bạn hiểu bình áp của máy lọc nước là gì, có vai trò như thế nào để thiết bị hoạt động trơn tru và hướng dẫn cách bơm hơi vào bình áp an toàn nhất.
Bình áp máy lọc nước là gì? Có tác dụng gì?
Bình chứa nước hay bình áp máy lọc nước là một thiết bị quan trọng bên trong hệ thống máy lọc nước RO. Bình áp thường có hình trụ, có thể làm bằng nhựa hoặc bằng thép, dung tích khoảng 10 – 15 lít tùy vào loại máy lọc nước.
Bên trong bình áp máy lọc nước rỗng là bóng cao su đầy khí nén, bên trên là bóng chứa nước làm bằng butly. Phần đỉnh của bình áp là một lỗ dẫn nước vào và ra của bình, trên thân có một van khí để bơm hoặc xả khí trong bình khi cần. Nguyên lý hoạt động của bình áp máy lọc nước là sử dụng áp suất không khí để cung cấp nước từ bể đến vòi nước tinh khiết đều và ổn định.
Hệ thống bình áp máy lọc nước luôn hoạt động tuần hoàn, tuy nhiên sau một thời gian sử dụng áp lực của bóng hơi sẽ giảm dần. Khi bóng xẹp, hết khí nén thì bình áp không đẩy được nước ra bên ngoài, khiến máy lọc nước không thể cho ra nước, hoặc nước ra yếu và chậm. Lúc này, bạn cần kiểm tra tình trạng bóng cao su trong bình để tiến hành bơm hơi nếu cần thiết, giúp thiết bị hoạt động trơn tru, hiệu quả.
Hướng dẫn cách bơm hơi vào bình áp của máy lọc nước chuẩn và an toàn
Bước 1: Ngắt nguồn điện máy lọc nước để đảm bảo an toàn trong quá trình bơm hơi vào bình áp. Bạn khóa van nguồn cấp nước tránh tình trạng bị rò rỉ nước.
Bước 2: Quay mặt sau của máy lọc nước ra phía trước nếu bình áp đặt ở phía sau máy. Khóa van bình, rút dây cấp nước rồi mới nhấc bình áp máy lọc nước ra ngoài.
Bước 3: Chuẩn bị một chậu lớn, đặt bình áp vào trong chậu và mở khóa van bình áp để nước chảy hết ra. Khi không còn nước trong bình bạn mới tiến hành kiểm tra tình trạng bình áp và bóng khí cao su bên trong.
- Nước chảy hết có nghĩa là bình áp của máy lọc hoạt động bình thường.
- Nếu nước còn nhiều thì sử dụng bơm để bơm hơi vào bình áp đến khi nước chảy hết.
Bước 4: Lắp lại bình áp vào máy lọc nước như lúc ban đầu và kiểm tra lại để đảm bảo máy đã lọc nước bình thường, không bị tắc.
Tuy nhiên, trong khi thực hiện cách bơm bình áp máy lọc nước, nếu phát hiện tiếng động lạ ọc ọc tức là bình đã có vấn đề. Bơm hơi xong mà nước vẫn không chảy có thể bóng cao su trong bình áp bị thủng, rò khí. Lúc này, bạn cần thay mới bình áp và bóng khí để đảm bảo sử dụng máy lọc nước hiệu quả, cho nguồn nước sạch, an toàn.
Một số lưu ý khi bơm hơi cho bình áp máy lọc nước
- Người dùng cần bơm hơi từ từ, chỉ nên bơm lượng nhỏ từ 2 đến 3 lần nhấn bơm, tránh tình trạng bơm quá mạnh, nhiều lần khiến cho quả bóng chứa khí căng và phát nổ, gây nguy hiểm cho gia đình.
- Thường xuyên vệ sinh máy lọc nước và kiểm tra các bộ phận bên trong, để khắc phục lỗi kịp thời nếu có. Đối với bóng cao su chứa khí bên trong bình áp, sau khoảng 18 – 24 tháng sử dụng sẽ xẹp dần, vì vậy bạn cần kiểm tra định kỳ để đảm bảo bóng vẫn ở trạng thái ổn định.
Hãy tham khảo cách bơm bình áp máy lọc nước với các bước chi tiết trên để thực hiện khi cần nhé!
Xem thêm:
Nên mua máy lọc nước nào? Top 5 thương hiệu máy lọc nước tốt nhất 2023
Tổng hợp bảng giá máy lọc nước Karofi năm 2023: Chọn cho bạn chiếc máy lọc nước phù hợp nhất