Tư vấn giúp bạn: nên mua ổ HDD hay SSD
Ở bài viết này, FPTShop xin Tư vấn giúp bạn: nên mua ổ HDD hay SSD cho laptop hay máy tính để bàn. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy bài viết này có ích.
Ở bài viết này, FPTShop xin Tư vấn giúp bạn: nên mua ổ HDD hay SSD cho laptop hay máy tính để bàn. Hy vọng các bạn sẽ cảm thấy bài viết này có ích.
Hầu hết mọi người khi mua máy tính xách tay đều đang thắc mắc về ổ HDD hay SSD. Để so sánh cho dễ chúng ta cần phải hiểu được những khái niệm trên là gì, máy dùng ổ HDD hay SSD thì sẽ tốt hơn? Đừng lo, hãy cùng FPTShop điểm qua những điều quan trọng mà bạn cần biết về 2 loại ổ cứng này nhé.
Ổ cứng SSD là gì?
Để bắt đầu tìm hiểu về loại ổ cứng này, bạn nên biết rằng SSD là viết tắt của Solid State Drive. Lúc trước các dữ liệu được lưu trữ trên các ổ đĩa truyền thống (ổ HDD). Thay vào đó, thông tin được lưu trữ trong vi mạch của ổ SĐ. Khi truy xuất thông tin, tốc độ của ổ SSD cũng nhanh hơn nhiều so với ổ HDD bởi loại ổ cứng mới không cần phải chạy xoay vòng ổ đĩa để đọc dữ liệu. Data sẽ được trích xuất trực tiếp từ các mạch điện. Do đó tốc độ sẽ tương đương với tốc độ chạy của dòng điện...theo đúng nghĩa đen.
Trong những ngày đầu của SSD, những tin đồn nói rằng dữ liệu lưu trữ sẽ bị mòn và mất sau vài năm. Bất kể tin đồn này là đúng hay sai và bắt nguồn từ đâu, nhưng chắc chắn là nó không đúng với công nghệ hiện nay. Vì bạn có thể đọc và ghi lên ổ SSD cả ngày và toàn bộ quá trình lưu trữ dữ liệu sẽ được duy trì trong hơn 200 năm. Nói cách khác, thời gian lưu trữ dữ liệu của một ổ SSD có thể vượt xa ngưỡng mà ổ HDD có thể làm.
Một ổ SSD không có cảm biến để đọc và ghi dữ liệu, thay vào đó nó dựa vào một bộ xử lý nhúng gọi là bộ điều khiển để thực hiện một loạt thao tác liên quan đến đọc và ghi dữ liệu. Bộ điều khiển là một yếu tố rất quan trọng trong việc xác định tốc độ của SSD. Các tiêu chí của nó liên quan đến cách lưu trữ, truy xuất, bộ nhớ cache và dọn dẹp dữ liệu để có thể xác định tốc độ tổng thể của ổ đĩa.
Ví dụ về bộ điều khiển ổ SSD ngày nay là bộ điều khiển SSD SandForce SATA 3.0 (6GB/s) hỗ trợ tốc độ đọc và ghi lên đến 550MB/s. Bộ điều khiển SandForce 3700 kế tiếp đã được công bố vào cuối năm 2013, và được trích dẫn để đạt tốc độ đọc/ghi 1.800MB/s cũng như IOPS ngẫu nhiên 150K/80K.
Cuối cùng, bạn có thể tự hỏi một ổ SSD sẽ trông như thế nào và làm thế nào để thay thế một ổ cứng HDD trên laptop. Dưới đây là hình ảnh phía trên cùng và dưới của một ổ SSD 2.5 inch điển hình. Ngoài ra, nó còn có các kích thước chuẩn 1,8 inch, 2,5 inch hoặc 3,5 inch có thể lắp vừa vào bất kì thùng máy hay case của laptop .
Ổ cứng HDD là gì?
Ổ đĩa cứng, hoặc HDD trong cách gọi kỹ thuật, đã được ra đời từ lâu, lần đầu tiên được giới thiệu bởi IBM vào năm 1956. Ổ HDD sử dụng từ tính để lưu trữ dữ liệu trên đĩa quay. Đầu đọc/ghi nổi trên đĩa đọc và ghi dữ liệu quay. Với tốc độ quay nhanh hơn, ổ cứng có thể hoạt động nhanh hơn. Các ổ đĩa máy tính xách tay tiêu biểu hiện nay quay ở tốc độ quay 5400 vòng/phút (Revolutions per Minute) hoặc 7200 RPM, mặc dù một số đĩa cứng trên các máy chủ có tốc độ quay lên đến 15.000 vòng/phút.
Ưu điểm chính của HDD là nó có khả năng lưu trữ rất nhiều dữ liệu với giá rẻ. Những ngày này, 1 TeraByte (1.024 gigabyte) lưu trữ là...chuyện nhỏ so với các ổ cứng HDD. So với SSD thì ổ cứng này có giá rẻ hơn gấp mấy lần.
Khi nói về hình dáng bên ngoài, các ổ HDD nhìn chung giống vẻ ngoài của ổ SSD. HDD chủ yếu sử dụng giao diện SATA. Kích thước phổ biến nhất cho ổ đĩa cứng máy tính xách tay là 2,5 inch và phiên bản máy tính để bàn có kích thước to hơn một chút ở 3.5 inch. Một số ổ cứng HDD dành cho máy tính để bàn có thể lưu trữ tối đa 6TB dữ liệu. Dưới đây là hình ảnh ví dụ về một ổ cứng HDD điển hình trên thị trường.
So sánh: nên mua ổ đĩa HDD hay ổ SSD
Về cơ bản, chúng ta sẽ thấy tốc độ của ổ SSD nhanh hơn khoảng vài lần so với ổ HDD. Những máy tính trang bị ổ SSD có thể khởi động trong vòng vài giây. Trong khi ổ cứng thì mất tầm vài phút mới có thể khởi chạy toàn bộ chương trình cùng Windows. Do đó, nếu bạn muốn tăng tốc độ làm việc trên máy, hãy mua ngay ổ SSD cho laptop của mình. Không chỉ việc khởi động máy nhanh hơn, mà những thứ như copy-paste hay các tác vụ ứng dụng trên máy dùng ổ SSD cũng nhanh hơn nhiều so với ổ HDD.
Kế đến là nhu cầu sử dụng của bạn. Như đã nói ở trên, ổ HDD có giá rất rẻ so với ổ SDD khi so về dung lượng. Một ổ HDD 1TB có giá tương đương với ổ SSD 128GB hoặc 256GB tùy hãng. Do đó, nếu bạn cần lưu trữ nhiều dữ liệu trên máy như phim ảnh hay các file đồ họa, hãy tận dụng ổ HDD.
Giải pháp ở đây là bạn có thể dùng kết hợp cả 2 ổ SSD và HDD như sau: cài đặt Widows, các file hệ thống cùng các ứng dụng/phần mềm trên ổ đĩa SSD để tăng tốc độ load; còn lại những file khác chỉ cần để lưu trữ thì bạn có thể để chúng ở ổ HDD cho tiết kiệm. Những người dùng thông minh đều sử dụng cách này để vừa tiết kiệm tiền mà vừa làm việc hiệu quả.
Hy vọng bài viết này có ích cho bạn. Chúc bạn thành công!
Xem thêm: Màn hình Anti Glare chống lóa là gì và phân loại chúng
DominV