Nếu bạn đang tìm hiểu về các hệ điều hành mã nguồn mở thì hãy đọc qua bài viết này nhé. FPTShop xin giới thiệu đến bạn các hệ điều hành mã nguồn mở thịnh hành hiện nay.
Linux là một hệ điều hành mã nguồn mở
Để tìm hiểu về các hệ điều hành mã nguồn mở, chúng ta cần phải hiểu được ý nghĩa của nó là gì. Có 2 thứ các bạn cần phải biết, một là “hệ điều hành" và hai là “mở".
Về cơ bản, hệ điều hành là thứ giúp cho toàn bộ hệ thống phần mềm hoạt động. Nói nôm na cho dễ hiểu, hệ điều hành là phần móng của một căn nhà, những phần mềm, ứng dụng hay chương trình khác là phần nhà phía trên. Do đó, vai trò của hệ điều hành là vô cùng quan trọng.
Về phần “mở", mã nguồn mở có nghĩa là nó được đăng tải công khai trên mạng, bất kỳ ai cũng có thể truy cập, xem, chỉnh sửa và lấy về sử dụng. Mã nguồn mở hoàn toàn trái ngược với các phần mềm bản quyền - bạn phải trả tiền mới được sử dụng.
Vậy các hệ điều hành mã nguồn mở tức là những hệ điều hành cho phép bất kỳ người dùng nào có nhu cầu sử dụng, đều có thể truy cập vào, thậm chí là tuỳ biến và chỉnh sửa theo ý thích.
Hệ điều hành mở có ưu điểm gì?
Ở trên chúng ta đã tìm hiểu về khái niệm của các hệ điều hành mã nguồn mở. Bây giờ chúng ta hãy điểm qua một vài ưu điểm của các hệ điều hành mã nguồn mở nhé.
Ưu điểm đầu tiên mà chúng ta có thể kể đến là các hệ điều hành mã nguồn mở hoàn toàn miễn phí. Bất kỳ ai cũng có thể truy cập và sử dụng mà không cần phải trả khoản phí nào. Nếu bạn có đóng góp gì cho cộng đồng mã nguồn mở thì sẽ được “vinh danh" kế bên (hay còn gọi là được credit) và được nhiều người biết đến hơn.
Ưu điểm kế đến có thể kể đến là các hệ điều hành mã nguồn mở có khả năng tuỳ biến cao. Do nó “mở", người dùng có thể đem về tự “xào nấu", hay đóng góp thêm những tính năng mới và được credit như trên. Nếu bạn có càng nhiều đóng góp cho các hệ điều hành mã nguồn mở thì sẽ càng có nhiều người biết tới.
iOS không phải là hệ điều hành mã nguồn mở
Không có cái gì là hoàn hảo, do đó các hệ điều hành mã nguồn mở cũng có những nhược điểm riêng của nó. Đầu tiên và quan trọng nhất là vấn đề bảo mật của các hệ điều hành mã nguồn mở.
Vì các hệ điều hành mã nguồn mở là “mở", nên nhiều người có thể tham gia vào việc phát triển và đóng góp. Tất nhiên sẽ có những người có ý đồ xấu và có thể họ sẽ chèn những đoạn mã độc vào để đánh cắp thông tin của người dùng khác.
Tuy vậy, hầu hết các hệ điều hành mã nguồn mở hiện nay đều có một đội ngũ quản lý riêng biệt để “chăm sóc" và chặn những tay lập trình viên có ý đồ xấu với cộng đồng người dùng mã nguồn mở. Chẳng hạn như Github có khả năng phát hiện những đoạn code xấu và loại bỏ nó khỏi các hệ điều hành mã nguồn mở được upload trên này.
Một nhược điểm lớn khác của các hệ điều hành mã nguồn mở là độ ổn định của nó. Tuy có đội ngũ quản lý nhưng phần lớn họ đều là những tình nguyện viên, hoặc làm việc không vì tiền cho cộng đồng.
Do đó, họ chỉ có thể bảo vệ các hệ điều hành mã nguồn mở khỏi những dòng code mã độc, còn việc phát triển thêm hay bảo trì thì họ vẫn chưa thể làm được. Chính vì vậy, các hệ điều hành mã nguồn mở sẽ phụ thuộc vào cộng đồng lập trình viên hơn.
Android: là mã nguồn mở, do đó điện thoại của nhà sản xuất khác nhau có thể sử dụng hệ điều hành này và tuỳ biến giao diện khác nhau cho người dùng của họ. Chẳng hạn như Samsung có Touchwiz ui, HTC có HTC Sense hay Xiaomi có MIUI.
Linux: Cũng như Android, Linux là hệ điều hành mã nguồn mở cho máy tính cá nhân và các máy chủ. Việc sử dụng Linux hoàn toàn miễn phí, khả năng tuỳ biến cao và giao diện người dùng đơn giản. Đó chính là lý do tại sao Linux trở thành một trong các hệ điều hành mã nguồn mở thông dụng nhất hiện nay.
Như vậy, chúng đã cùng nhau tìm hiểu về các hệ điều hành mã nguồn mở. Hy vọng bài viết này hữu ích cho các bạn.
Xem thêm: Hướng dẫn cách download video không cần IDM
DominV
Nhập số điện thoại mua hàng để hưởng
đặc quyền riêng tại FPT Shop
Quý khách vui lòng nhập mật khẩu để đăng nhập tài khoản
Mật khẩu có ít nhất 6 ký tự
Cập nhật thông tin tài khoản của quý khách