Startup là gì? Những điều bạn cần biết về startup và cách thức hoạt động
https://fptshop.com.vn/https://fptshop.com.vn/
Xuân Bách
1 năm trước

Startup là gì? Những điều bạn cần biết về startup và cách thức hoạt động

Startup là một loại thuật ngữ vô cùng rất quen thuộc hiện nay, khi mà việc khởi nghiệp đang ngày càng trở nên mạnh mẽ ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới, nhất là các lĩnh vực về công nghệ. Tuy vậy, bạn đã hiểu Startup là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé

Chia sẻ:
Cỡ chữ nhỏ
Cỡ chữ lớn
Nội dung bài viết
Bạn hiểu thế nào về khởi nghiệp (startup)?
Sự khác nhau giữa khởi nghiệp (startup) và lập nghiệp (entrepreneurship)
Đặc điểm của những doanh nghiệp startup
Giai đoạn phát triển của những doanh nghiệp startup
Những loại hình khởi nghiệp (startup) phổ biến nhất hiện nay
Những vấn đề pháp lý mà các công ty khởi nghiệp (startup) cần phải lưu ý
Tạm kết

Các doanh nghiệp Startup đang dần trở thành một phần không thể thiếu được trong thị trường hiện nay, nhờ đó thị trường sẽ có những sự đổi mới và chuyển đổi dần dần thành các ngành công nghiệp hiện đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ Startup là gì. Trong bài viết này, FPT Shop sẽ cùng bạn tìm hiểu khái niệm, đặc điểm, các giai đoạn phát triển, những loại hình startup phổ biến cũng như những vấn đề pháp lý mà các Startup phải lưu ý.

Tìm hiểu về startup

Bạn hiểu thế nào về khởi nghiệp (startup)?

Khởi nghiệp (có tiếng Anh là: startup hoặc start-up) là một thuật ngữ nói về những công ty đang ở trong giai đoạn mới bắt đầu công việc kinh doanh nói chung (startup company), từ này thường được mọi người dùng với một nghĩa hẹp hơn là nói về những công ty công nghệ đang trong giai đoạn bắt đầu lập nghiệp. Khởi nghiệp chính là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp tới cho người dùng những sản phẩm hay dịch vụ ở trong những điều kiện không chắc chắn nhất.

Bạn hiểu thế nào về khởi nghiệp (startup)?

Sự khác nhau giữa khởi nghiệp (startup) và lập nghiệp (entrepreneurship)

Cần phải phân biệt chính xác giữa hai khái niệm khởi nghiệp và lập nghiệp (tiếng anh: entrepreneurship). Theo Chủ tịch tập đoàn FPT Trương Gia Bình: "Một bên sẽ là khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, còn một bên được thì được hiểu là Lập nghiệp (entrepreneurship). Những người lập nghiệp cũng có thể làm cho doanh nghiệp của mình trở nên cực kỳ lớn mạnh. Còn khi mà nói đến startup thì phải nói đến đỉnh cao của khoa học công nghệ, nói tới những điều mà thế giới chưa có ai từng làm".

Lập nghiệp (Entrepreneurship) thường là bắt đầu với các mô hình vận hành ít có những sự đổi mới và tỷ lệ rủi ro trong công việc sẽ thấp hơn, thay vào đó thì việc lập nghiệp sẽ có được khả năng sinh lời trong thời gian ngắn. Trái lại, những doanh nghiệp lập nghiệp thì khả năng mở rộng doanh nghiệp lại tương đối là thấp. Cho dù vậy, những doanh nghiệp lập nghiệp cũng vẫn có thể trở thành những doanh nghiệp tầm cỡ.

Sự khác nhau giữa khởi nghiệp (startup) và lập nghiệp (entrepreneurship)

Nhiều doanh nghiệp startups đã bắt đầu với chính tiền vốn thuộc sở hữu của người sáng lập, hoặc từ đóng góp của gia đình hay bạn bè. Một số những trường hợp khác thì họ sẽ gọi vốn từ trong cộng đồng (crowdfunding). Tuy vậy, hầu hết các startup hiện nay đều phải kêu gọn nguồn vốn từ những Nhà đầu tư thiên thần (angel investors) hay từ Quỹ đầu tư mạo hiểm (venture capital).

Công nghệ chính là đặc tính tiêu biểu nhất của những sản phẩm hay dịch vụ từ một doanh nghiệp khởi nghiệp. Cho dù thế, ngay cả những sản phẩm mà không dựa quá nhiều vào công nghệ để sản xuất, thì startup cũng cần phải áp dụng một số công nghệ vào sản phẩm để đạt được những mục tiêu kinh doanh của mình cũng như tham vọng tăng trưởng cho doanh nghiệp.

Nhiều doanh nghiệp startups đã bắt đầu với chính tiền vốn thuộc sở hữu của người sáng lập, hoặc từ đóng góp của gia đình hay bạn bè

Đặc điểm của những doanh nghiệp startup

Có tính đột phá: những doanh nghiệp này sẽ tạo ra một sản phẩm hay dịch vụ gì đó vẫn chưa hề xuất hiện trên thị trường hoặc tạo ra một sản phẩm có giá trị tốt hơn, đột phá hơn so với những sản phẩm đang có sẵn hiện nay, ví dụ như bạn có thể tạo ra một công nghệ mới cho một sản phẩm trong sản xuất (như là một thiết bị thông minh dùng để đo lường sức khỏe của cá nhân người dùng), một vài mô hình để kinh doanh hoàn toàn mới (như là AirBnb), hoặc một số công nghệ sản xuất độc đáo mà chưa hề được thấy (như là công nghệ in 3D).

Có tính đột phá

Sự tăng trưởng: Một doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) sẽ không bao giờ đặt ra những giới hạn cho sự tăng trưởng của bản thân, và họ luôn có một tham vọng lớn, đó chính là phát triển tới mức lớn nhất có thể và phá vỡ giới hạn của bản thân. Chính họ sẽ là những người tạo ra những sự ảnh hưởng lớn tới thị trường, cũng có thể được xem như là một người khai phá thị trường (giống như dòng iPhone của Apple đã tiên phong mở đường cho sự phát triển của smartphone ngày nay và luôn luôn là doanh nghiệp dẫn đầu trong mảng điện thoại di động trong thời gian sau này).

Sự tăng trưởng

Giai đoạn phát triển của những doanh nghiệp startup

Giai đoạn đầu tiên - Định hướng doanh nghiệp: Đây chính là giai đoạn đầu tiên của tất cả những doanh nghiệp startups. Trong giai đoạn đầu này, việc có thể triển khai được các ý tưởng đầu tiên và lên được kế hoạch để thực hiện là vô cùng quan trọng. Nếu như doanh nghiệp không có một sự chuẩn bị kỹ lưỡng và cẩn thận nhất, các startups sẽ rất dễ bị lạc lối ngay từ những bước chân chập chững đầu tiên. Khi mà doanh nghiệp đã xác định chắc chắn ý tưởng của mình và xây dựng một loạt kế hoạch sao cho chỉn chu nhất, đó sẽ chính là thời điểm mà tất cả các thành viên bên trong nhóm startup sẽ bắt tay vào để thực hiện.

Giai đoạn đầu tiên - Định hướng doanh nghiệp

Giai đoạn thứ hai - Thử thách của doanh nghiệp: Sau khi đã kết thúc được giai đoạn đầu tiên, đây sẽ chính là quãng thời gian có thể nói là khó khăn nhất với hầu hết các startups. Đa phần hầu như những doanh nghiệp startup tại Việt Nam đã không thể vượt qua được giai đoạn thứ hai này và sẽ nhanh chóng đi tới thất bại, hoặc là bắt buộc phải thay đổi mô hình đang áp dụng. Tại thời điểm này, tất cả những thành viên trong doanh nghiệp startup thường sẽ "vỡ mộng", do những kết quả mà họ đặt ra không thể nào đạt được đúng như mong muốn của mọi người, ngay cả những yếu tố khách quan và những yếu tố chủ quan đã tác động mạnh đến doanh nghiệp, từ đó khiến cho số lượng nhân viên sẽ sụt giảm cực nhanh so với thời điểm lúc ban đầu.

Giai đoạn thứ hai - Thử thách của doanh nghiệp

Giai đoạn thứ ba - Hoà nhập thị trường: Đây có thể được hiểu là giai đoạn dần dần phục hồi sau những khó khăn mà các startups đã gặp. Năng suất lao động của các thành viên bắt đầu tăng lên, tất cả thành viên đang bắt đầu làm việc được ăn ý và hiểu ý nhau hơn. Doanh nghiệp startup có bước đầu xuất hiện những dấu hiệu hy vọng như là đạt được mục tiêu doanh thu đề ra, tăng trưởng theo chiều hướng dương hoặc đã không thua lỗ quá nhiều như thời gian trước đây. Những mục tiêu trong thời gian ngắn hạn sẽ đạt được theo mục tiêu, công ty tiếp tục hướng tới việc xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố hơn và tạo ra nền móng để phát triển phần kiến trúc thượng tầng, đội ngũ nhân sự mạnh mẽ để có thể phục vụ cho những kế hoạch "dài hơi" sau này.

Giai đoạn thứ ba - Hoà nhập thị trường

Giai đoạn thứ tư - Phát triển doanh nghiệp: Đây chính là giai đoạn lý tưởng nhất, là mục tiêu mà tất cả những startups đều hướng đến. Trong giai đoạn này, những co-founders của startups sẽ đề ra thêm một loạt kế hoạch mới, những mục tiêu lớn dài hạn hơn. Bộ máy của doanh nghiệp bắt đầu dần dần đi vào "guồng", từ đó trở nên có hệ thống và chặt chẽ hơn. Nhờ có kinh nghiệm, các kỹ năng chuyên môn từ đội ngũ nhân sự sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt được những thành tựu phát triển một cách thần tốc.

Giai đoạn thứ tư - Phát triển doanh nghiệp

Những loại hình khởi nghiệp (startup) phổ biến nhất hiện nay

Startup theo sở trường

Đây chính là hình thức khởi nghiệp (startup) đơn giản nhất. Nguồn vốn lớn nhất sẽ đến từ những kiến thức chuyên môn hay là đam mê, từ những khả năng có sẵn hay cả những kinh nghiệm được bạn tích lũy trong nhiều năm đi làm. Ví dụ như một số trường hợp là những nhà kinh doanh khởi nghiệp (startup) từ dịch vụ tư vấn giúp kinh doanh, tư vấn tài chính, các blogger có chuyên môn trong một số các lĩnh vực nào đó, những tiểu thuyết gia chuyên viết sách để kiếm tiền,... 

Startup theo sở trường

Những doanh nghiệp startup vừa và nhỏ

Những doanh nghiệp startup vừa và nhỏ chính là hình thức thành lập doanh nghiệp phổ biến nhất của những công ty startup. Các lĩnh vực kinh doanh của những công ty này thường cũng rất đa dạng và dễ dàng tìm thấy được ở trên thị trường hiện nay như là: nhà hàng, quán cà phê, spa, salon tóc hay là tiệm đồ da,... Đây có thể xem như là hình thức khởi nghiệp phổ biến nhất tại nước ta, tuy có thể không tạo ra được nguồn doanh thu quá là lớn, nhưng hình thức này cũng sẽ đem lại được lợi nhuận và cả công việc cho nhiều người lao động.

Những doanh nghiệp startup vừa và nhỏ

Hình thức khởi nghiệp (startup) có thể mở rộng

Hình thức khởi nghiệp có thể mở rộng sẽ thường là những startup công nghệ với các ý tưởng độc đáo và vô cùng mới lạ, mang nhiều tính đột phá cho thị trường. Một ví dụ điển hình nhất chính là mạng xã hội Facebook. Sản phẩm đã có được một dấu ấn trong lịch sử của ngành công nghệ kết nối và có được tiềm năng phát triển vô cùng to lớn. Đặc điểm của những startup thuộc vào hình thức này chính là thị trường mục tiêu luôn luôn tiềm năng, mô hình kinh doanh có được khả năng mở rộng thị trường và có thể thực thi nhanh chóng, có nguồn vốn đầu tư vô cùng khổng lồ và dễ dàng để vượt qua được những đối thủ khác.

Hình thức khởi nghiệp (startup) có thể mở rộng

Những công ty khởi nghiệp (startup) có thể mua lại được

Tuy là những công ty khởi nghiệp (startup) nào cũng sẽ có một mục tiêu, đó trở thành một tập đoàn lớn mạnh và phát triển ở trong tương lai nhưng họ cũng không thể tránh khỏi được một số trường hợp hy hữu như là công ty phải dừng hoạt động để bán lại cho những “ông lớn”. Những  startup này thường có đặc điểm phổ biến là thị trường mục tiêu của họ sẽ không có được tiềm năng để mở rộng ra như tính toán ban đầu, nhưng những công ty này lại có thể bổ sung thêm thị trường cho những công ty lớn khác. Một ví dụ rất điển hình cho hình thức khởi nghiệp này chính là Instagram đã được nền tảng mạng xã hội Facebook thâu tóm lại vào năm 2012 với giá rơi vào 1 tỷ USD.

Những công ty khởi nghiệp (startup) có thể mua lại được

Khởi nghiệp từ xã hội

Các công ty startup ở hình thức này sẽ không phải là những công ty phi lợi nhuận, họ vẫn có nguồn thu nhập nhưng không được cao như những startup khác. Lý do chủ yếu là bở mục tiêu, định hướng của những doanh nghiệp này chính là muốn tạo ra được tác động tích cực tới cho xã hội và cho con người.

Khởi nghiệp từ xã hội

Những vấn đề pháp lý mà các công ty khởi nghiệp (startup) cần phải lưu ý

Chọn lựa sai mô hình vận hành của công ty: khi doanh nghiệp cần đăng ký giấy phép kinh doanh, điều bạn cần chú ý đó là lựa chọn sao cho đúng loại hình mà công ty sẽ kinh doanh, nếu như mô hình kinh doanh đó hoàn toàn mới mẻ thì cần làm theo những hướng dẫn và quy định hiện hành của pháp luật.

Chọn lựa sai mô hình vận hành của công ty

Những điều khoản trong việc sử dụng trang web: website là một kênh công cụ không thể thiếu được đối với hầu hết các doanh nghiệp hiện nay. Chính vì thế, bạn cần phải nắm rõ được những điều khoản trong việc sử dụng website công ty cho những mục đích khác nhau.

Những điều khoản trong việc sử dụng trang web

Những thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ: các vấn đề như vi phạm bản quyền hay là tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ luôn xảy ra thường xuyên tại thị trường Việt Nam. Do vậy, nếu doanh nghiệp startup của bạn đang có nhiều thành viên đồng sáng lập thì nên cần phải rõ ràng các vấn đề ngay từ ban đầu để tránh việc xảy ra những sự cố về sở hữu trí tuệ và tranh chấp không hay.

Những thỏa thuận về quyền sở hữu trí tuệ

Chuẩn bị đầy đủ tất cả những giấy tờ pháp lý cần thiết: các doanh nghiệp startup cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ mà liên quan tới ngành nghề, vốn của công ty, các giấy tờ mà có liên quan tới pháp luật đúng theo yêu cầu. Nếu như công ty mà thuộc vào một số ngành nghề có yêu cầu loại giấy phép chuyên ngành thì công ty bắt buộc phải chuẩn bị sẵn sàng những giấy tờ đó.

Chuẩn bị đầy đủ tất cả những giấy tờ pháp lý cần thiết

Tạm kết

Trên đây là một số kiến thức về Startup mà FPT Shop đã giải đáp cho bạn. Mong rằng sau bài viết này các bạn sẽ hiểu rõ hơn về Startup và áp dụng thành công trên con đường khởi nghiệp của bản thân. Hãy cùng theo dõi FPT Shop để biết thêm được những kiến thức mới ngay nào.

Tại FPT Shop, bạn có thể tìm được cho mình những chiếc máy tính bảng và laptop đời mới vô cùng tiện lợi để làm việc. Hãy đến ngay với chúng tôi để rinh về cho mình những chiếc laptop chất lượng cao nhưng giá thành phù hợp với túi tiền của bạn nhé!

Xem thêm:

Chủ đề